Apple đã tìm ra cách ngăn thương lái tuồn iPhone Hồng Kông về Trung Quốc
Do không bị đánh thuế nhập khẩu và thuế dành cho các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài,đãtìmracáchngănthươngláituồniPhoneHồngKôngvềTrungQuốbánh canh giá những chiếc iPhone tại Hồng Kông rẻ hơn nhiều thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, Hồng Kông cũng là một trong những khu vực đầu tiên Apple mở bán iPhone 7 chính thức. Chính vị vậy, nhiều thương lái đã tìm cách tuồn iPhone từ Hồng Kông về Trung Quốc để bán với giá cao tại thị trường chợ đen. Ở những thị trường này, giá một chiếc iPhone có thể lên tới hơn 2.000 USD Để ngăn chặn hành động này các chính sách đổi trả hàng của Apple và Beat trên website của Apple Hồng Kông đã bị thay đổi. Người mua các những sản phẩm này sẽ không còn được tới các cửa hàng bán lẻ của Apple để trả lại thiết bị trong vòng 14 ngày nữa kể cả có hóa đơn gốc và còn nguyên đai nguyên kiện.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 1.071.393 thí sinh đăng ký, tăng hơn 45.000 so với năm 2023. Trong đó, thí sinh tự do có 46.978, chiếm 4,38%.
Toàn quốc bố trí 2.323 điểm thi, tăng 51 điểm so với năm ngoái.
Hà Nội tiếp tục là địa phương có số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đông nhất với 109.078 thí sinh.
4 vị trí tiếp theo là TPHCM (90.062), Thanh Hóa (38.775), Nghệ An (37.044 ) và Đồng Nai (34.088).
Bộ GD-ĐT cho biết, từ 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định.
Chậm nhất ngày 21/7, Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe và sư phạm. Từ 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí đăng ký xét tuyển (trực tuyến).
Từ 13/8 đến 17h ngày 17/8, Bộ GD-ĐT xử lý nguyện vọng trên hệ thống để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (lọc ảo).
Trước 17h ngày 19/8, các trường đại học công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển đợt 1.
Trước 17h ngày 27/8, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
Từ ngày 28/8, các cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh đợt bổ sung. Từ tháng 9 đến tháng 12, các cơ sở đào tạo xét tuyển các đợt tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
Địa phương dẫn đầu điểm thi tốt nghiệp THPT khối B cả nước thi tốt nghiệp 2024
Sau đây là các địa phương dẫn đầu điểm thi tốt nghiệp THPT khối B cả nước do VietNamNet thống kê từ dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT." alt="Top 100 thí sinh có điểm khối B00 thi tốt nghiệp THPT cao nhất năm 2024">Top 100 thí sinh có điểm khối B00 thi tốt nghiệp THPT cao nhất năm 2024
-
-Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, thế nhưng đến nay, Lê Thị Huyền (1994, Quảng Ninh) vẫn chấp nhận “xếp” bằng một chỗ. Có lúc, Huyền quên mất rằng mình đã là cử nhân. Cô chuyên tâm với công việc bán online một vài mặt hàng trong gia đình. Huyền bảo, do đã có lượng khách quen nên công việc này cũng đem lại cho cô nguồn thu nhập ổn định.
Một năm nhảy việc 3 - 4 lần
Khi vừa ra trường, Huyền cũng rải hồ sơ ở nhiều công ty khác nhau với mong muốn “tìm công việc ổn định”. Nhờ bạn bè giới thiệu, cô xin vào làm tại một công ty nội thất theo đúng ngành học với mức lương 4,5 triệu/ tháng.
Bắt đầu công việc mới, Huyền được công ty sắp xếp chỗ ngồi riêng và trang bị cho một chiếc máy tính. Công việc của Huyền - vốn được coi là “việc bàn giấy” - thế nhưng chẳng mấy khi cô được ngồi một chỗ.
Huyền tâm sự: “Em cứ nghĩ làm kế toán là ngồi văn phòng hạch toán, làm báo cáo sổ sách, báo cáo thuế. Thế nhưng thực tế không phải vậy. Em thường xuyên phải làm những công việc không mấy liên quan đến chuyên ngành như gọi điện đòi nợ, “shipper” gửi giấy tờ”.
“Choáng ngợp vì hiện thực phũ phàng” là cách Huyền nhấn mạnh khi kể lại câu chuyện của mình lúc mới bắt đầu đi làm. Vì thế chưa đầy một năm, cô đã nhảy việc đến 3 – 4 lần. Có công ty làm một vài tháng, có nơi cũng chỉ vài ngày. Huyền tâm sự, cô nghỉ vì công việc áp lực nhưng đồng lương lại quá bọt bèo. Chưa kể, gặp sếp trái tính còn bị mắng vô lý. Nhiều khi làm việc ở công ty không hết lại phải mang về nhà.
Hồ sơ xin việc của Huyền hiện vẫn đang “treo” trên các trang tuyển dụng. Thỉnh thoảng có nơi gọi đến phỏng vấn với mức lương 4 – 5 triệu. Nhưng Huyền bảo: “So với việc bán hàng online thì áp lực hơn nên tạm thời em ở nhà chờ đã. Nếu tìm được công việc với mức lương phù hợp em sẽ đi làm”.
Doanh nghiệp cần người, sinh viên vẫn lao đao tìm việc
Ông Trần Văn Tùng (Giám đốc công ty thang máy Taiyo Việt Nam) nhận định, đây không chỉ là câu chuyện của một cá nhân cụ thể mà là câu chuyện chung của phần đông sinh viên mới ra trường.
Có một thực tế, cử nhân luôn trong tình trạng “khát” việc, còn doanh nghiệp vẫn phải chịu cảnh “khát” nhân sự. Một phần lý giải nguyên nhân thực trạng trên là do cử nhân hiện nay thường có xu hướng mong “bán” kiến thức ngay sau khi ra trường. Điều này vô tình dẫn đến tâm lý “chê việc”.
“Các bạn tự cho mình cái “giá” quá cao. Nhưng chúng tôi luôn nói với các ứng viên của mình rằng doanh nghiệp không quan tâm bạn học trường nào, bằng cấp ra sao. Điều chúng tôi quan tâm là các bạn có phù hợp nhu cầu tuyển dụng hay không trước khi thỏa thuận đến vấn đề lương thưởng” – Ông Tùng nhấn mạnh.
Từng có hơn 10 năm trong vai trò tuyển dụng nhân sự, vị giám đốc này cho biết, việc các ứng viên đưa ra những thỏa thuận mức lương rất cao, thậm chí vô lý là chuyện doanh nghiệp thường xuyên gặp phải. Đôi khi điều này đã gây ra tâm lý ức chế cho nhà tuyển dụng.
Ví dụ, mức lương đề xuất của doanh nghiệp đối với bộ phận kế toán tổng hợp là 6 – 8 triệu. Thế nhưng, nhiều trường hợp, ứng viên lại đòi hỏi mức lương 10 triệu với lý do “Em đã từng có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp A, tập đoàn B”.
Cũng có trường hợp cử nhân từ chối thẳng công việc với mức lương 5 triệu chỉ vì “lương 5 triệu không đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt”.
“Với những người tốt nghiệp tại các trường “có chút tiếng tăm”, sự phân biệt rạch ròi giá trị của mình với doanh nghiệp càng thể hiện rõ” – Ông Tùng nhấn mạnh.
Cũng theo vị giám đốc này, khi doanh nghiệp trả lương 3 phần cho nhân viên thì họ luôn mong muốn nhân sự của mình phải thu về cho doanh nghiệp 9, 10 phần. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp cần những nhân sự tạo ra lợi nhuận là những giá trị dương cho doanh nghiệp.
Trong khi sinh viên vừa ra trường là “sản phẩm thô” chưa được mài giũa. Bước vào môi trường doanh nghiệp thì họ là những người hoàn toàn mới, cần thời gian để tập thích nghi và làm quen với công việc. Do vậy, không thể ngay lập tức đòi hỏi “cái giá” của mình quá cao. Bởi trong những tháng đầu, giá trị mà đối tượng này mang về cho doanh nghiệp gần như không có.
“Đối với doanh nghiệp nào cũng vậy. Khi thấy nhân sự phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc thì giá trị của nhân sự ấy cũng sẽ được tăng lên theo thời gian và kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay cử nhân thường quan tâm đến mức lương hơn là những giá trị họ tạo ra cho doanh nghiệp” – Ông Tùng bày tỏ.
Cử nhân mơ mộng hay doanh nghiệp "tận dụng"?
Với những công ty quy mô nhỏ hơn, việc tuyển dụng nhân sự càng là bài toán khó. Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Đức Hùng (PGĐ công ty giải pháp phần mềm tại Hà Nội) cho biết, công ty của ông mới thành lập 2 năm nên quy mô còn nhỏ. Việc tuyển dụng nhân sự cũng gặp phải rất khó khăn.
“Nếu 10 hồ sơ gửi đến công ty, số lượng tham gia phỏng vấn chỉ khoảng 4 người, đến khi gọi đi làm thậm chí không có ai”.
Để giải quyết thực trạng này, ông Hùng chấp nhận phương án tuyển dụng “nhân sự sinh viên”. Giải pháp trên nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc. Đến khi các “nhân sự sinh viên” tốt nghiệp, công ty sẽ nhận ngay vào làm chính thức.
Nhưng thực tế, số lượng bám trụ với công ty sau khi ra trường rất thấp. Bởi, hầu hết cử nhân đều rời công ty tới những doanh nghiệp lớn hơn nhờ chính những kinh nghiệm tích lũy được từ nơi cũ.
“Họ từ chối cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp lớn có văn phòng hoành tráng, đội ngũ nhân sự đông hơn. Tuy nhiên hiện nay truyền thông đăng tải quá nhiều thông tin sinh viên ra trường kiếm mức lương nghìn đô khiến cử nhân nghĩ rằng mình có nhiều cơ hội. Nhiều người có xu hướng “ngộ nhận bản thân”. Nếu dùng từ mạnh hơn sẽ là “ảo tưởng”.
Lý giải cụm từ này, ông Hùng cho biết, thế hệ hiện nay có quá nhiều mơ mộng. Các bạn luôn nghĩ rằng có tấm bằng cử nhân tại một ngôi trường danh giá đã là tốt. Do vậy phải tìm một công việc với lương cao cho xứng với những gì đã bỏ ra. Nhưng đôi khi, việc chờ đợi công việc có mức lương tốt khiến nhiều cử nhân tự đánh mất cơ hội của bản thân.
“Do vậy, diễn ra tình trạng cử nhân chấp nhận đi chạy Grab, bán hàng online còn nhà tuyển dụng vẫn gặp khó khăn về mặt nhân sự là điều dễ hiểu” – Ông Hùng nhận định.
Không đồng tình với điều này, Mai Thanh Hà (22 tuổi, Hà Nội) cho rằng, sở dĩ sinh viên mới ra trường không ứng tuyển vào các công ty nhỏ vì… sợ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đăng tin tuyển dụng một đằng nhưng công việc lại một nẻo. Công việc trái với hợp đồng đã đành nhưng mức lương cũng không giống như trong thỏa thuận.
“Mình từng ứng tuyển vào vị trí kế toán tổng hợp tại một công ty trên đường Tố Hữu. Giám đốc công ty này trả mình 3 triệu lương thử việc và hứa hẹn sau 2 tháng sẽ trao đổi lại mức lương tùy theo năng lực.
Thời gian làm tại đây bị kiểm soát rất chặt chẽ, thậm chí mình còn bị “bóc lột” làm chân sai vặt. Có những hôm mình phải làm việc nhiều giờ hơn với lý do “đang học việc” – Hà bức xúc kể.
Vậy nhưng sau thời gian thử việc, Hà bị sa thải và không được trả lương với lý do “không làm ra kết quả cho công ty”.
“Dù bức xúc nhưng mình vẫn phải chấp nhận mất trắng 2 tháng lương. Khi mình “ra đi” cũng là lúc một người thử việc khác đến thay thế. Cho nên, không phải cử nhân ảo tưởng mà các công ty nhỏ đang tự đánh mất hình ảnh của mình trong mắt ứng viên” – Hà bày tỏ.
Thúy Nga
Thanh niên thất nghiệp giảm, cử nhân đại học thất nghiệp tăng
Theo bản tin Cập nhật thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 15, quý 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” đã tăng 53,9 nghìn so với quý 2.
" alt="Cử nhân xếp bằng đợi việc lương cao">Cử nhân xếp bằng đợi việc lương cao
-
- Nhiều trường ĐH của Việt Nam bị tụt hạng trong bảng xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016 của Webometrics vừa được công bố. Webometrics đã công bố kết quả xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016 ngày hôm qua, 29/7. Theo đó, Việt Nam có 8 trường ĐH lot top 100 trường ĐH Đông Nam Á.
Con số này không có nhiều thay đổi so với kết quả xếp hạng đợt 1 được công bố vào đầu năm nay.
Top 10 trường ĐH của Việt Nam do Webometric xếp hạng. Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐH của Việt Nam đều bị "tụt hạng" trong bảng xếp hạng của tổ chức này.
Cụ thể, nếu như trong đợt xếp hạng đầu năm nay, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu về xếp hạng các trường trong nước và giữ vị trí số 26 trong bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong kết quả xếp hạng đợt 2, ĐHQG Hà Nội bị tụt 3 hạng, xếp ở vị trí 29.
Trường ĐH Cần Thơ bị tụt xuống vị trí thứ 53 trong khi kết quả đợt 1, trường ĐH này xếp ở vị trí thứ 39. Trường ĐH Cần Thơ cũng đánh mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã "soán ngôi" của Trường ĐH Cần Thơ, giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường ĐH của Việt Nam, chỉ sau ĐH Quốc gia HN.
Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng khu vực, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng bị tụt từ vị trí thứ 47 trong kết quả xếp hạng đợt 1 xuống vị trí thứ 49 trong kết quả xếp hạng mới.
Trong top 10 trường ĐH của Việt Nam cũng có nhiều sự xáo trộn. Ngoài 3 trường dẫn đầu, các trường ở tốp giữa có khá nhiều tên tuổi mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong lần xếp hạng trước không có mặt trong top 10 thì nay được xếp ở vị trí thứ 4 của Việt Nam và thứ 69 khu vực.
Trường ĐH Mỏ Địa chất được xếp ở vị trí thứ 5 Việt Nam và thứ 83 khu vực Đông Nam Á. Trong lần xếp hạng trước, Trường ĐH Mỏ Địa chất cũng không có mặt trong top 10.
Các cơ sở đào tạo "mạnh" khác như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP. HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên vẫn có mặt trong top 10 trường ĐH Việt Nam song vị trí trong bảng xếp hạng khu vực bị tụt khá nhiều.
Trường ĐH Quốc gia HN đã tụt từ vị trí thứ 26 trong kết quả xếp hạng lần 1 xuống vị trí thứ 29 trong kết quả xếp hạng đợt này. Chẳng hạn như ĐHQG TP. HCM từ vị trí 66 xuống vị trí 87. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ vị trsi 60 xuống vị trí thứ 90.
Riêng Trường ĐH Trà Vinh từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 14. Trên bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á, trường ĐH này tụt từ vị trí 100 xuống vị trí 163.
Các trường Việt Nam tụt vị trí do cách tính thay đổi
Ông Phạm Hiệp, Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan cho rằng, việc các trường ĐH của Việt Nam bị tụt vị trí khá nhiều trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới của Webometric một phần là do tổ chức nay đã thay đổi cách tính điểm xếp hạng.
Trong lần xếp hạng này, Webometric lần đầu tiên sử dụng dữ liệu từ công cụ Google Shoolar, nơi lưu dữ liệu các các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn - để đánh giá các trường ĐH được xếp hạng. Tiêu chí này được tính 10% trong cơ cấu "điểm" của Webometric.
Ba tiêu chí còn lại, bao gồm dung lượng thông tin hiện có (Presence), mức độ ảnh hưởng tới các đối tác bên ngoài (Impact), chỉ số xuất sắc (Excellence) – bao gồm số lượng các bài báo công bố trong hệ thống tạp chí Scopus do Scimago thống kê vẫn giữ như những lần đánh giá trước đây.
"Việc thay đổi cách tính điểm của Webometric là tích cực và cho phép việc xếp hạng hướng đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường ĐH. Bởi lẽ, nếu như trước kia chỉ cần một công văn thuần túy có tính chất hành chính cũng cũng được tính điểm thì nay phải là một công trình khoa học mới được tính" - ông Phạm Hiệp cho hay.
Ông Hiệp cũng cho rằng, việc nhiều trường Việt Nam bị tụt hạng do thay đổi cách tính điểm cũng cho thấy các trường ĐH của Việt Nam chưa tiếp cận các chuẩn dữ liệu như Google Schoolar mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng học thuật.