Nhận định, soi kèo Parma vs AS Roma, 0h00 ngày 17/2: Khó cho chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo HAGL vs Bình Định, 17h00 ngày 16/2: Khó cho khách -
Những phụ nữ Nhật lấy chồng Triều Tiên, một đời không được về quêBà Mitsuko Minakawa, 77 tuổi và bức ảnh cưới. Vợ chồng bà chuyển tới Triều Tiên năm 1960.
Đã 6 thập kỷ trôi qua kể từ khi bà Mitsuko Minakawa lên con tàu tới Triều Tiên. Nhưng nỗi đau khổ trong một ngày đầy nắng mùa xuân năm ấy chưa bao giờ vơi bớt trong lòng bà.
Hai tháng trước đó, bà kết hôn với một người đàn ông Triều Tiên tên Choe Hwa-jae, một sinh viên cùng trường với bà ở ĐH Hokkaido - nơi mà bà là nữ sinh viên duy nhất trong số 100 người. Năm ấy, bà Minakawa 21 tuổi, còn ông Choe là một trong số những người gốc Triều Tiên ở Nhật Bản hồi hương. Nhiều người trong số họ là con cháu của những người đã được người Nhật đưa sang để làm việc trong các hầm mỏ và nhà máy.
Hơn 93 nghìn người gốc Triều Tiên, hay còn gọi là Zainichi, đã trở về quê hương từ năm 1959 tới năm 1984, theo thông tin từ Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số đó cũng có 1.830 phụ nữ Nhật Bản giống như bà Minakawa đã kết hôn với những người đàn ông Triều Tiên và một số ít hơn đàn ông Nhật Bản lấy vợ Triều Tiên.
“Chồng tôi là người Triều Tiên và xuất thân nghèo khó. Gia đình tôi đã phản đối cuộc hôn nhân này và không đến dự đám cưới” - bà Minakawa, một trong số 8 người phụ nữ sống ở Triều Tiên đã được nhiếp ảnh gia người Nhật Noriko Hayashi chụp hình cho hay.
“Mẹ tôi đã khóc và nói ‘Xin con đừng đi. Hãy suy nghĩ về việc con đang làm’. Cứ mỗi lần nghĩ lại những điều bà nói, tôi không thể ngừng khóc. Năm đó, tôi mới 21 tuổi”. Bà Minakawa sau đó lấy một cái tên Triều Tiên là Kim Guang-ok. Bà và chồng - người đã qua đời năm 2014 - sau đó định cư ở thành phố cảng phía đông Wonsan, nơi ông làm việc ở một công ty thuỷ sản, còn bà ở nhà nuôi dạy con cái.
Bà Minakawa và bức ảnh hoa anh đào ở công viên gần quê nhà. Nhiếp ảnh gia Hayashi tìm hiểu về chương trình hồi hương, và một thực tế là có “những người trở về” gồm cả những phụ nữ Nhật Bản chưa một lần đặt chân tới đất nước Triều Tiên. “Nhưng tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ câu chuyện cá nhân nào của những người phụ nữ này” - cô nói. “Tôi muốn biết họ cảm thấy thế nào sau 60 năm rời quê hương, họ nhớ những gì và cuộc sống của họ như thế nào ở Triều Tiên”.
Tuy nhiên, Triều Tiên là một quốc gia khó tiếp cận, đặc biệt là với một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Nhật Bản.
Trong suốt chuyến thăm đầu tiên vào năm 2013 với một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, Hayashi đã thuyết phục được rằng mục đích duy nhất của cô chỉ là gặp gỡ những người phụ nữ, lắng nghe câu chuyện của họ và chụp ảnh chân dung họ.
Trong 12 chuyến đi tiếp theo, cô đã phỏng vấn và chụp ảnh họ tại nhà riêng ở Thủ đô Bình Nhưỡng, Wonsan và Hamhung - thành phố lớn thứ 2 của đất nước.
Hayashi tìm ra sợi dây cảm xúc xuyên suốt tất cả câu chuyện, đó là những người phụ nữ mong mỏi về thăm lại nơi họ được sinh ra và lớn lên. “Đã nhiều lần, tôi nhìn thấy những cảm xúc mà họ giấu kín trong tim mình bao năm qua”.
Khi quyết định tới Triều Tiên, họ đã tin rằng mình có thể trở lại Nhật Bản để thăm gia đình sau khi ổn định cuộc sống mới. Tuy nhiên, việc đi lại tự do giữa Nhật Bản và Triều Tiên là không thể, vì 2 quốc gia chưa đặt quan hệ ngoại giao.
Nhiều thập kỷ trôi qua, chỉ có 5 người phụ nữ mà Hayashi gặp từng được trở lại quê hương trong một thời gian ngắn. Tổng cộng, có 43 người vợ Nhật Bản được phép về nước vài ngày trong khuôn khổ các chương trình hồi hương đặc biệt được tổ chức vào các năm 1997, 1998 và 2002.
Chính vì thế, Hayashi bỗng dưng trở thành mối liên hệ hiếm hoi của những người phụ nữ này với quê hương mà họ đã bỏ lại. Với một số người, nữ nhiếp ảnh gia còn là mối liên hệ duy nhất của họ với đất nước - nơi họ sinh ra. Tám người phụ nữ mà Hayashi đã chụp ảnh hiện đều ở độ tuổi 70-80 và đều là goá phụ. Ba người đã qua đời. Trong năm qua, cô đã phải tạm hoãn các chuyến thăm vì đại dịch Covid-19.
Hayashi kể lại rằng, họ đã cười nói vui vẻ mỗi khi cô tới thăm. Họ nắm tay cô và giới thiệu cô với các con cháu. Và một lúc sau, những người khác sẽ rời khỏi phòng để họ tự do nói chuyện.
“Hầu hết cha mẹ họ đều phản đối quyết định ra đi, nhưng họ nói rằng đừng lo lắng, họ sẽ quay về. Cuối cùng, thậm chí họ còn không được gặp cha mẹ trước khi chết. Họ đều khóc mỗi khi nói về điều này”.
Bà Aiko Nakamoto, 87 tuổi chưa bao giờ trở về Nhật Bản. “Thậm chí, chỉ 1-2 tiếng thôi là đủ rồi” – bà mơ ước. Bà Aiko Nakamoto cũng đến Triều Tiên cùng chồng vào năm 1960 sau 2 năm kết hôn ở Nhật Bản.Quê bà ở tỉnh Kumamoto. “Tôi thường tới đền thờ với bạn bè và chơi ở đó khi còn nhỏ. Năm 26 tuổi, tôi gặp ông ấy. Lúc đầu, tôi không nhận ra ông ấy là người Triều Tiên vì tiếng Nhật của ông ấy hoàn hảo. Ông ấy là một người ấm áp và tôi đã đem lòng yêu thương”.
Cũng giống như nhiều phụ nữ khác, bà không được trở về Nhật đã 60 năm. “Tôi chỉ muốn về thăm quê hương và phần mộ của cha mẹ”.
Những người phụ nữ khác cũng chia sẻ với Hayashi về niềm khao khát được về thăm gia đình.
Bà Fujiko Iwase - người đã qua đời ở Triều Tiên năm 2018 - từng chia sẻ với Hayashi về cuộc gặp cuối cùng của bà với mẹ và chị gái.Họ đã đến Tokyo thăm bà trước khi bà rời Nhật Bản.
“Chúng tôi tin rằng sẽ gặp lại nhau sau một vài năm nữa. Kể từ khi sang Triều Tiên, tôi chưa bao giờ làm việc bên ngoài, nhưng tôi thích đan ở nhà” - bà kể với Hayashi khi họ trò chuyện với nhau ở một quán cà phê ở Hamhung. “Chồng tôi học đại học và trở thành bác sĩ. Khi bạn già đi, bạn bắt đầu nghĩ về những ngày xưa cũ ở quê nhà”.
Bà Takiko Idelà một trong số ít phụ nữ tham gia chương trình hồi hương năm 2000. “Tôi gặp chồng mình năm 15 tuổi khi cả hai chúng tôi đều là tài xế xe buýt. Mẹ tôi phản đối cuộc hôn nhân vì chồng tôi là người Triều Tiên. Chúng tôi chuyển đến Triều Tiên năm 1961 mà không cho bà biết. Tôi là con gái duy nhất nên chắc hẳn bà cảm thấy rất buồn và thất vọng”.
Bà trở về Nhật Bản lần đầu tiên sau 39 năm và phát hiện ra rằng người mẹ đã qua đời 2 năm trước đó ở tuổi 99. “Cuối cùng, khi có thể tới thăm mộ bà, tôi đã nói lời xin lỗi”.
Trong số tất cả phụ nữ mà Hayashi từng phỏng vấn, cô thấy bị thu hút nhiều nhất bởi bà Minakawa. “Bà là một phụ nữ rất độc lập. Bà ấy chọn sống với người đàn ông mà bà yêu và xây dựng cuộc sống mà bà muốn ở tuổi 21, mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc phải xa cách bạn bè và gia đình ở Nhật Bản”.
“Bà nói với tôi rằng: ‘Khi rời Nhật Bản, tôi tập trung vào hạnh phúc của riêng mình nhưng mẹ tôi thì vô cùng lo lắng. Chỉ sau khi có con, tôi mới hiểu cảm xúc của bà”.
Tránh khơi lại vết thương tình cảm, Hayashi không bao giờ hỏi thẳng bất cứ người phụ nữ nào rằng họ có hối hận khi rời Nhật Bản hay không. “Tôi biết họ đã phát điên khi nhận ra rằng mình có thể sẽ không bao giờ quay lại được nữa. Nhưng tôi cũng thấy họ trân trọng cuộc sống và gia đình mình ở Triều Tiên. Nếu có cơ hội về thăm Nhật Bản một lần, họ sẽ trở về. Một trong số họ nói với tôi rằng, chỉ cần một chuyến thăm ngắn thôi là đủ, sau đó bà có thể nhắm mắt ra đi”.
Hai trong số 5 người còn sống mà Hayashi đã phỏng vấn có gửi thư qua lại cho gia đình ở Nhật Bản. Gọi điện thoại là một thứ xa xỉ ở đây, còn truy cập email là một đặc quyền chỉ giới thượng lưu chính trị ở Bình Nhưỡng mới được sử dụng.
Những người khác, bao gồm cả bà Minakawa, đã mất liên lạc với gia đình. Hayashi đã cố gắng liên lạc với người thân của bà ở Nhật Bản nhưng chưa được.
Giờ đây, khi đã 77 tuổi, bà Minakawa mơ ước: “Tôi muốn về Nhật Bản lần cuối, nếu có thể. Cứ đến tháng 5, khi hoa keo nở rộ, tôi lại mở cửa sổ để hương thơm ùa vào phòng. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ nhà”.
Xem thêm video: Biển người Triều Tiên xem lễ thượng cờ, bắn pháo hoa chào năm 2021
Nguyễn Thảo(Theo The Guardian)
Chuyện tình đẹp của chàng trai Triều Tiên và cô gái Hàn Quốc từng bị hoài nghi
Vượt qua mọi rào cản, chàng trai Triều Tiên Joseph Park và cô gái Hàn Quốc Juyeon nên duyên vợ chồng
"> -
Lời chúc ngày Valentine trắng bằng tiếng Anh1. I wanna tell you that you are my life. I love you from bottom of my heart. I can't stay without you. You are my Valentine.
Em muốn nói với anh rằng anh là cả cuộc đời em. Yêu anh tận sâu thẳm trong trái tim. Em không thể thiếu anh. Anh là tình yêu của em.
2. I just want to say that I Love You A lot and I’m Missing You. But i promise that we’ll celebrate this day with lots of love and happiness.
Anh muốn nói rằng anh yêu và nhớ em rất nhiều. Nhưng anh hứa chúng ta sẽ cùng ăn mừng ngày này với thật nhiều tình yêu và hạnh phúc.
3. I didn’t think that I could ever believe in happiness until I met you. Happy Valentine’s Day!
Anh đã từng nghĩ rằng anh không thể tin vào hạnh phúc cho đến khi gặp em. Chúc mừng ngày Valentine!
4. As busy as we get, we need to be reminded that we are still sweethearts. Valentine’s Day is a good day for me to stop and realize how wonderful you make me feel. Happy Valentine’s Day.
Kể cả lúc bận rộn thế nào, ta cũng cần được nhắc nhở rằng ta vẫn là người yêu của nhau. Ngày lễ Tình nhân là một ngày tuyệt vời để anh ngừng lại và nhận ra em khiến anh cảm thấy tuyệt vời đến thế nào. Chúc mừng em ngày Valentine.
5. A day without you is a day without sun, a night without you is a night without moon; a life without you is a life without life.
Ngày vắng chồng/vợ là ngày không nắng, đêm thiếu chồng/vợ là đêm không trăng; đời không có chồng/vợ cũng chẳng còn ý nghĩa.
6. As busy as we get, we need to be reminded that we are still sweethearts. Valentine’s Day is a good day for me to stop and realize how wonderful you make me feel. Happy Valentine’s Day.
Kể cả lúc bận rộn thế nào, chồng/vợ cũng cần được nhắc nhở rằng chúng ta vẫn là của nhau. Ngày lễ Tình nhân là một ngày tuyệt vời để chồng/vợ ngừng lại và nhận ra vợ/chồng khiến chồng/vợ cảm thấy tuyệt vời đến thế nào. Chúc vợ/chồng ngày lễ tình nhân vui vẻ!
7. Love is too weak a word for what I feel for you. One life is too small a time to express how madly I am in love with you.
Từ “Yêu” chẳng đủ mạnh mẽ để diễn tả cảm giác của anh dành cho em. Một cuộc đời quá nhỏ để bày tỏ tình cảm anh dành cho em cháy bỏng đến thế nào.
8. I wish God gives me birth hundred times only to be your lover forever.
Anh ước Chúa cho anh được sinh ra trăm lần nữa chỉ để được làm người yêu của em mãi mãi.
9. I’m happy to be your Valentine, but not as happy as I am to have you as my Girlfriend every day.
Anh rất hạnh phúc vì được là Valentine của em, nhưng chẳng thể nào hạnh phúc bằng việc có em là bạn gái của anh mỗi ngày.
10. Your eyes lit up my world, your smile brightened my sky.
Đôi mắt em đã thắp sáng thế giới của anh, nụ cười của em làm bừng sáng cả bầu trời của anh.
11. Your love help me find happiness in the most unexpected ways… life with you has been sheer bliss.
Tình yêu của em giúp anh tìm thấy hạnh phúc theo những cách không ngờ tới nhất… Cuộc đời có em đúng là hạnh phúc.
12. Your love lightens up my path and shows me the way to move forward.
Tình yêu của em thắp sáng con đường của anh và dẫn anh tiến về phía trước.
Đăng Dương
Lời chúc Valentine trắng 14/3 lãng mạn, ngọt ngào
Valentine trắng này, hãy khiến người bạn yêu thương bất ngờ bằng những lời chúc đầy hài hước, lãng mạn.
"> -
8X Bình Dương dùng nước vo gạo, mắt quả dứa trồng đủ giống rau lạChị Tươi cho biết, làm vườn trên sân thượng, ban đầu sẽ có những khó khăn. Đó là việc vận chuyển đất, các vật dụng trồng lên sân thượng. Ngoài ra, diện tích trồng cũng khiêm tốn hơn ở mặt đất. Nhưng vườn sân thượng có lợi thế là tránh được các loại sâu, côn trùng và dễ dàng thay đổi vị trí các khay, chậu.
Sau khi thiết kế sân thượng có nền hạn chế thấm nước, chị Tươi lắp đặt hệ thống 160 khay thông minh, hơn 50 chậu to, nhỏ, giỏ treo khác nhau... để trồng rau. Diện tích sân thượng có phần hạn hẹp vì vậy chị Tươi phân chia không gian một cách khoa học để có thể trồng được nhiều loại rau, cây khác nhau. Ngoài trồng các loại cây ngắn ngày như: Mồng tơi, rau má, rau cải, thì là, hành, các loại rau thơm, su hào, bắp cải... vườn của chị còn có các cây rau dài ngày: Cải kale, bắp cải tím, cải hoa hồng... Bình Dương là xứ nóng vì vậy khi trồng các giống cây lạ, bí quyết của chị Tươi là chọn hạt giống chịu nhiệt tốt để trồng.
Để cây trái, rau xanh trong vườn luôn tươi tốt, cho năng suất cao, chị dùng đất thịt kết hợp tro trấu, xơ dừa, phân gà và phân bò ủ hoai mục sau đó rắc trichoderma để phòng trừ các loại nấm và rệp. Ngoài ra, bí quyết của chị Tươi là dùng nước vo gạo và mắt quả dứa (quả thơm) ủ, rồi tưới cho rau. Chị Tươi cho biết, nước vo gạo được xem là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các loại cây đặc biệt là rau xanh. Tưới cây bằng nước vo gạo là một sự lựa chọn tuyệt vời để giúp tiết kiệm nước và có vườn rau sạch thực sự. Còn dùng nước vỏ quả thơm (dứa) ủ hoai tưới cho rau không chỉ cây giúp hấp thu được chất dinh dưỡng tốt mà còn đuổi được các loại sâu.
Dàn bạc hà rủ của chị Tươi. Đây là cây cải hoa hồng xòe tán rộng đẹp mắt. Chị Tươi cho biết, chỉ cần một đến hai cây là đủ một bữa ăn. Những cây bắp cải hoa hồng (còn gọi là bắp cải sa mạc) của chị Tươi. Để đỡ tốn diện tích, chị Tươi thiết kế các chậu treo. Mỗi một chậu treo, chị Tươi trồng một cây cải hoa hồng. Những củ su hào căng mọng do chị Tươi trồng. Chị cho biết, trồng các loại su hào, bắp cải... giúp gia đình chị luôn có rau sạch. Người phụ nữ này kể, trước đây, có thời gian rảnh là chị lên mạng xem phim, thi thoảng đi chơi với bạn bè. Từ khi có vườn rau, ngày nào chị cũng bận với việc tưới nước, gieo hạt, bón phân, bắt sâu, nghiên cứu và tìm giống rau lạ về trồng. "Chiều, tôi lên sân thượng ngắm cây. Tối, tôi cũng lên thăm vườn một chút", chị Tươi nói. Từ khi có vườn rau đẹp, chị Tươi tham gia vào nhóm trồng rau trên mạng. Ở đó, chị và các thành viên khác trong nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hạt giống và tổ chức những buổi gặp mặt định kỳ. Đặc biệt, hơn một năm qua, gia đình 9 người của chị luôn có đầy đủ các loại rau sạch ăn. Những lúc thu hoạch được nhiều, chị mang đi biếu bạn bè, người thân và đồng nghiệp. "Hiện, tôi tiếp tục tìm mua các giống rau lạ khác mang về vườn trồng", chị Tươi nói.
Xem thêm video: Chàng trai chăn bò Bình Định: Sự nổi tiếng giúp tôi có thu nhập bất ngờ
Tú Anh
Ảnh: Nguyệt Quang
Nàng Mây bỏ sang giàu, về phố núi tậu vườn cây trái sum suê
Từ bỏ công việc thu nhập cao, cuộc sống tiện nghi tại thành phố, Nàng Mây lên phố núi cầm cuốc, làm vườn, hòa mình cùng vườn cây trái trĩu quả, tươi ngon.
">