|
|
Để làm vịt nấu chao bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Nửa con vịt tơ mập, vịt xiêm càng ngon
- 100ml nước cốt dừa
- 1 hũ chao môn 500ml
- 400g khoai môn sáp
- 1 củ sen
- 150g nấm rơm búp
- 1 củ gừng, 4 tép sả, hành tím, tỏi
- Rau muống cọng, tần ô, cải xanh...
- Sa tế, gia vị nêm, chút hột màu điều
- Bún tươi hoặc mì tươi hoặc mì vắt, tàu hũ ki (váng đậu)
Vịt làm sạch để ráo. Bằm nhuyễn gừng, hoà vào 1/2 chén rượu trắng, xát đều lên mình vịt, để thấm trong nửa tiếng sau đó rửa sạch vịt, lau khô, chặt miếng lớn. Hành tím, tỏi bằm mỗi thứ 1 muỗng canh. Ướp vịt với hành và tỏi bằm, 2/3 hũ chao, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng sa tế, 1 muỗng cà phê tiêu xay. Dùng tay bóp nhuyễn chao và trộn đều cho thấm vịt, để 30 phút. Khoai môn gọt vỏ sạch,cắt miếng vuông rồi chiên cho xém cạnh thì gắp ra đĩa để ráo dầu. Củ sen cắt khoanh, nấm ngâm muối rồi cắt chân. Bắc nồi với chút dầu ăn trên bếp lửa lớn, trút vịt vào xào cho thật săn đến khi vịt ra mỡ nhiều và nước xào gần cạn thì cho nước dừa vào cho ngập vịt. Bỏ thêm sả cây đập dập. Tiếp tục nấu với lửa vừa, vớt bỏ phần mỡ vịt. Cho củ sen vào. Vì củ sen lâu chín hơn khoai môn nên cần cho vào trước. Canh vịt hơi mềm bạn thêm nấm rơm rồi tiếp tục với khoai môn và ít dầu màu điều. Nêm lại cho vừa ăn: vị đậm, mặn vừa, ngọt dịu. Cho nước cốt dừa sau cùng đun sôi lại thì tắt bếp. Dọn ăn nóng trong lẩu với bún, mì.
2. Cá kho nước cốt dừa
|
|
Trời lạnh lạnh ăn món cá kho nước cốt dừa béo béo thơm thơm thì không gì thú vị bằng. Thịt cá chắc, mặn ngọt hơi cay, không tanh mà lại có chút hương dừa thật hấp dẫn!
Nguyên liệu để làm cá kho nước cốt dừa gồm:
- 1 con cá loại tùy thích, khoảng 600 - 700g
- 1 lon nước cốt dừa 400ml
- 1 củ hành, tỏi
- 1 hoặc 2 quả ớt
Cá rửa sạch với gừng và rượu cho hết tanh, nhớ làm thật sạch hết nhớt cá. Bắc chảo lên bếp chiên cá với dầu ăn cho vàng đều 2 mặt. Cá vàng vớt ra thấm hết dầu. Bắc nồi lên bếp với chút dầu ăn, sau đó cho hành tỏi vào phi vàng. Đổ nước cốt dừa vào nồi, nêm vào 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm. Nêm nếm sao cho nước cốt dừa có vị mặn ngọt đậm đà vừa miệng. Đun sôi nước cốt dừa rồi cho cá đã chiên vào, thêm ớt, để lửa liu riu cho cá thấm gia vị. Nước dừa gần cạn thì bạn nêm nếm lại lần cuối cho vừa ăn rồi đun tiếp đến khi nước cạn thì rắc hành lá, tắt bếp. Lấy cá kho nước cốt dừa ra đĩa, ăn nóng với cơm trắng rất ngon.
3. Xôi xoài nếp cẩm
Hầu hết các món xôi, chè, bánh ngọt đều có nước cốt dừa là phần nguyên liệu không thể thiếu. Vì thế món xôi xoài lá cẩm này cũng tuân thủ đúng quy tắc nhất định phải có nước cốt dừa. Xôi lá cẩm dẻo thơm, màu sắc hấp dẫn kết hợp với xoài chín ngọt đậm đà cùng nước cốt dừa béo ngậy tạo nên sự hài hòa của món ăn cả về màu sắc lẫn hương vị. Mặc dù xôi không dùng đường hay món mặn kèm theo nhưng vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt đậm đà của xoài chín lại tạo cho bạn cảm giác rất vừa miệng.
Làm xôi xoài nếp cẩm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 400g gạo nếp
- 1 bó lá cẩm
- 2 quả xoài chín loại ngọt
- ½ thìa cà phê muối
- 2 thìa cà phê mỡ gà
- 200ml nước cốt dừa.
Đầu tiên bạn rửa sạch lá cấm, đun cùng 1 lít nước đến khi lá cẩm ra màu đậm. Để nguội rồi dùng nước ngâm gạo qua đêm. Sau đó đổ ra cho ráo, xóc muối và đem đồ chín. Xôi chín thì xới ra bát, thêm xoài và nước cốt dừa trộn đều.
4. Bánh chuối hấp
Món bánh chuối sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu không có nước cốt dừa. Món bánh chuối hấp cùng nước cốt dừa khi ăn sẽ hơi dai dai, beo béo vị cốt dừa và bùi bùi của lạc rang. Món này có thể dùng làm món tráng miệng hoặc ăn chơi, bạn hãy vào bếp trổ tài để cả nhà có thêm một món ăn vặt dân dã và đáp ứng tiêu chí ngon - bổ - rẻ này nhé!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh chuối hấp:
- 3 quả chuối tây chín
- 50g đường cát
- 100g bột năng
- 170ml nước
- Nước cốt dừa
- Lạc rang, nước cốt dừa, vài giọt phẩm màu vàng (nếu thích)
Chuối thái khoanh tròn chừng 1 cm. Cho chuối vào 170ml nước luộc đến khi sôi chừng 3 phút. Vớt chuối ra, dùng phần nước chờ nguội rồi hòa với bột và đường cho tan, thêm 1 thìa canh nước cốt dừa quậy cùng, nếu thích có màu vàng đẹp mắt bạn có thể thêm vài giọt phẩm màu vàng nhé! Chuẩn bị khuôn hấp, bôi một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn, xếp một lớp chuối rồi đổ bột ngập mặt chuối. Đem hấp đến khi thấy bánh trong thì bắt đầu đổ lớp tiếp theo lên, cứ làm như vậy cho đến hết. Khi thấy bánh trong hoàn tàn là đã chín, nhấc cả bánh và khuôn ra để nguội. Dùng dao mỏng và sắc lách qua thành khuôn để lấy bánh ra. Xắt thành những miếng vuông cỡ 2cm x 2cm. Lạc rang đập dập. Xếp bánh xuống dưới, rắc lạc rang và nước cốt dừa lên trên là bạn đã hoàn thành món bánh chuối hấp cực ngon rồi đấy!
5. Chè
Hầu hết các loại chè đều có thể thêm nước cốt dừa để gia tăng hương vị, thêm độ béo cho món tráng miệng. Và trong đó phải kể đến món chè bắp. Chè bắp là món ăn dân dã nhưng ngon miệng với hương vị thơm ngọt dẻo mềm của bắp non thêm chút béo béo của cốt dừa khiến ai ăn cũng thích. Với vài thao tác đơn giản là nhà bạn có ngay nồi chè bắp tráng miệng ngon lành rồi!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món chè bắp:
- 3 hoặc 4 quả bắp nếp không quá già
- 1 thìa cà phê bột năng, 1 thì cà phê bột sắn dây
- 80g đường
- 1 hộp nước cốt dừa cho vào nồi đun với lá dứa, sữa tươi, ít muối. Khuấy đều đến khi nước cốt dừa sôi thì tắt bếp.
Bắp lột vỏ, bào mỏng, giữ lại cùi. Cho cùi bắp vào đun sôi với nước để lấy vị ngọt. Sau đó vớt bỏ cùi bắp. Cho bắp đã bào vào đun chín với lửa nhỏ. Trong quá trình nấu bạn nhớ quậy đều để bắp chín và không bị dính nồi. Tiếp đến cho đường phèn vào đun sôi đến khi đường tan. Hòa tan bột năng, bột sắn dây cùng ít nước lọc rồi rót vào nồi chè bắp đang sôi. Khuấy đều đến khi nồi chè chín mềm, sánh lại là được. Bạn có thể cho vào một ống vani hoặc tinh dầu bưởi để món chè thơm ngon hơn.
(Theo Afamily.vn)
Tin liên quan:
Thơm lừng gian bếp với chè chuối nước cốt dừa" alt="Những món làm bằng nước cốt dừa"/>
Những món làm bằng nước cốt dừa
Theo đó, chương trình “Sóng và máy tính cho em” sẽ được Bộ TT&TT cùng Bộ GD&ĐT phối hợp triển khai. Mục tiêu chương trình nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16, đồng thời thúc đẩy phát triển xã hội số.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.
|
Lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. |
Các nội dung chính của chương trình bao gồm việc triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến, vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và triển khai học trực tuyến.
Ngoài ra, chương trình còn phát động việc tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Ý tưởng từ cuộc gọi của Thủ tướng lúc 0 giờ
Phát biểu khai mạc lễ phát động, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ý tưởng về chương trình “Sóng và máy tính cho em” xuất phát từ một cuộc gọi lúc 0h15’ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Khi Covid-19 ập đến và giãn cách xã hội, các em học sinh là những người đầu tiên phải ở nhà, phải học trực tuyến dù hàng triệu em nhỏ không có máy tính. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” chính là lời giải tốt nhất cho câu chuyện này.
Với chủ trương đúng và do tính nhân văn của chương trình, chỉ trong vòng chưa đến 5 ngày, “Sóng và máy tính cho em” đã chứng kiến những thành quả đầu tiên với 1 triệu chiếc máy tính được đóng góp.
Sóng, Internet, máy tính và ước mơ về một xã hội số
Ba cấu phần chính của “Sóng và máy tính cho em” là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình Việt Nam và có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo, cận nghèo.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với những chiếc máy tính được trao tặng, chính các em sẽ giúp cha mẹ mình lên môi trường số, mua bán trên các sàn thương mại điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhận tiền, chuyển tiền qua chiếc điện thoại. Đây là cách để chuyển đổi số cho tất cả các hộ gia đình, xây dựng xã hội số.
|
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Việt Nam hiện còn đến 2.000 điểm lõm sóng. Bộ TT&TT đang chỉ đạo các nhà mạng khắc phục các điểm lõm sóng Internet tại những địa phương giãn cách xã hội ngay trong tháng 9 và xa hơn nữa là không còn điểm lõm sóng trên toàn quốc sau năm 2021.
Học trực tuyến tiêu tốn rất nhiều băng thông. Đây là khoản chi phí không nhỏ cho các hộ gia đình nghèo. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2021, các nhà mạng đã thống nhất miễn phí cước viễn thông di động học trực tuyến cho các máy tính thuộc chương trình.
Ở giai đoạn một, chương trình sẽ kêu gọi 1 triệu máy tính cho em. Đó sẽ là những chiếc máy tính bảng để phục vụ học trực tuyến, thiết bị mà với mức giá tối thiểu thôi cũng vượt quá khả năng chi trả của nhiều hộ nghèo.
Một chiếc máy tính bảng cũ có thể bị chúng ta bỏ quên ở đâu đó, nhưng lại có thể giúp thay đổi cuộc đời của một em học sinh, giúp em đi học những ngày giãn cách, giúp em tiếp cận kho tri thức nhân loại, giúp các em lớn lên với đầy đủ tri thức để cống hiến lại cho cuộc đời.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” kêu gọi mọi người dân Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp toàn quốc hỗ trợ các em nhỏ nhằm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và với tương lai đất nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Cho đi hay giữ lại? Cho đi hay mang đi? Đó luôn là một trong những câu hỏi mang tính người nhất. Mà rồi ai trong số chúng ta cũng có lúc phải đặt ra cho mình. Người nghèo sẽ không bao giờ nghèo mãi nếu họ được giúp đỡ đúng lúc và đúng cách.”.
Tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội
Phát biểu tại lễ phát động Chương trình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, dịch bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động giáo dục và đào tạo khi hàng triệu học sinh phổ thông đã không thể tới trường học tập một cách bình thường.
|
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em". |
Theo ông Sơn, việc chuyển sang trạng thái học trực tuyến là việc không thể tránh khỏi, vừa là giải pháp tạm thời, vừa là một phần của công việc chuyển đổi số để phát triển nền giáo dục cho hiện tại và tương lai.
Hiện, cả nước có gần 20 triệu học sinh phổ thông. Trong đó có trên dưới 7.350.000 học sinh, thuộc 26/63 tỉnh thành trong cả nước đang triển khai học trực tuyến. Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh tế, do tác động khó lường của dịch bệnh, rất nhiều gia đình ở các địa phương trên cả nước, cả thành thị lẫn nông thôn, đã không thể và không đủ điều kiện mua sắm phương tiện và thiết bị học tập trực tuyến.
Theo thống kê ban đầu, tính tới ngày 12/9, có khoảng trên 1,5 triệu học sinh (thuộc 213 quận, huyện) không thể tham gia lớp học cùng các bạn do thiếu thiết bị. Việc tổ chức dạy học trên truyền hình cho lớp 1 và lớp 2, dạy học bổ trợ cho các lớp khác trên truyền hình cũng gặp những khó khăn lớn về thiết bị, sóng và đường truyền.
Con số thống kê trên chưa tính tới các tỉnh thành hiện đang triển khai dạy và học trực tiếp nhưng cũng cần sẵn sàng phải chuyển sang học trực tuyến nếu tình hình dịch bệnh phát sinh. Sự bất bình đẳng trong giáo dục có nguy cơ bùng phát thành một vấn đề lớn và không chỉ còn là việc của riêng ngành giáo dục.
Ông Sơn cho rằng, việc hỗ trợ hàng triệu học sinh lúc này là hỗ trợ cả một thế hệ, giảm bớt khó khăn và thiệt thòi cho các em hôm nay là chúng ta giảm bớt gánh nặng xã hội cho hàng chục năm về sau. Giúp các em học tập hôm nay là chăm lo cho tốc độ và chất lượng phát triển đất nước trong tương lai.
“Hoạt động hỗ trợ, quyên góp, huy động “Sóng và máy tính cho em” là hoạt động thể hiện tinh thần nhân ái, đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam, nhưng đây cũng chính là một hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho học sinh”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết, ngành giáo dục sẽ phối hợp với các bộ ngành, các địa phương để tiếp nhận sự ủng hộ, điều phối, sử dụng hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng và công khai minh bạch, sử dụng hiệu quả những món quà mà toàn xã hội trao tặng và hỗ trợ cho học sinh.
Bộ GD-ĐT đang và sẽ tiếp tục điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy và học trực tuyến, dạy và học trên truyền hình sao cho phù hợp với tình hình và thực tiễn chuyển đổi trạng thái nền giáo dục thích ứng với tình hình có dịch. Ngành giáo dục sẽ chú ý các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ an toàn và giữ gìn sức khỏe cho học sinh trong thời gian học trực tuyến. Ngành giáo dục sẽ phối hợp chặt chẽ cùng bộ Y tế triển khai tiêm vacxin cho học sinh sớm nhất khi điều kiện cho phép, đảm bảo mở cửa trường học an toàn.
Bộ trưởng Sơn cũng bày tỏ sự cảm ơn và tiếp nhận mọi sự quyên góp, ủng hộ quý báu của tất cả các ban, bộ, ngành, các tập thể và cá nhân trong nước và quốc tế.
“Sóng và máy tính cho em” đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục
Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến cũng như kế hoạch thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em” và biểu dương các nhà mạng viễn thông, các công ty công nghệ, các tổ chức, cá nhân mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng với tinh thần tương thân tương ái, đã sẵn lòng hỗ trợ chương trình.
Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng Chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Thủ tướng cũng hoan nghênh các doanh nghiệp viễn thông đã có chính sách ưu đãi về giá cước, về lưu trữ dữ liệu phục vụ việc dạy và học và đặc biệt là có kế hoạch nhanh chóng xóa các vùng lõm về sóng di động.
|
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em". |
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng ta cần đánh giá tác động về nhiều mặt để có phương án giải quyết từng vấn đề căn cơ trước mắt và lâu dài.
Một trong những vấn đề nảy sinh khi tổ chức dạy trực tuyến tại những địa phương chịu ảnh hưởng của dịch bệnh là thiếu thiết bị và thiếu sóng. Điều này có thể dẫn tới hệ quả thiếu công bằng trong tiếp cận giáo dục, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
“Sóng và máy tính” là phương thức học tập mới mang tính tình thế nhưng phù hợp trong điều kiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội để các cháu, nhất là các cháu ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập bình đẳng trong tiếp cận kiến thức.
Chương trình Sóng và máy tính cho em do Chính phủ phát động, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và các địa phương vì thế có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
|
Lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng diễn ra tại điểm cầu Bộ GD&ĐT. |
Ngoài việc hỗ trợ các cháu có hoàn cảnh khó khăn, chương trình “Sóng và máy tính cho em” còn góp phần đưa chúng ta tiến tới cuộc sống Internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, nhất là phát triển xã hội số.
Tuy nhiên, song song với đó, chúng ta cũng cần có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu khi học trực tuyến, Thủ tướng chia sẻ.
Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT phải xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông để đảm bảo “sóng” cho các cháu, nhất là những vùng chưa có sóng hoặc chưa đạt chất lượng thì phải nâng cấp. Đồng thời xây dựng tiêu chí, điều kiện hỗ trợ máy cho các cháu, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả.
Với Bộ GD&ĐT, Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng chương trình học sao cho thống nhất về nền tảng dạy và học để đáp ứng được nhu cầu, thông qua việc kết hợp giữa phương pháp học trực tuyến và sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng.
Trọng Đạt – Thanh Hùng
Hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào quỹ “Sóng và máy tính cho em”
Tại lễ phát động, nhiều doanh nghiệp trong nước đã lần lượt công bố các khoản đóng góp lớn cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Các doanh nghiệp công nghệ sẽ miễn phí 6 nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam gồm: VNEdu, ViettelStudy, MobiEdu, Onluyen, Hocmai, Misa EMIS với giá trị ủng hộ lên tới 200 tỷ đồng .
Viettel, VNPT, MobiFone cam kết sẽ phủ sóng 100% các vùng lõm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 9 và trên toàn quốc trong năm 2021. Tổng kinh phí triển khai kế hoạch này lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Viettel, VNPT, MobiFone sẽ miễn phí 4Gb/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến.
Các nhà mạng cũng cam kết sẽ hỗ trợ các gói cước, hạ tầng CNTT phục vụ việc dạy và học trực tuyến như máy chủ, chỗ đặt máy chủ và đường truyền Internet. Kế hoạch này sẽ kéo dài trong 3 tháng với kinh phí dự kiến là 450 tỷ đồng.
Tính tới cuối lễ phát động, chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã nhận được tổng số tiền ủng hộ là 2.502,1 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 triệu chiếc máy tính từ các doanh nghiệp.
Các địa phương trên cả nước cũng đã ủng hộ, đóng góp được 63 tỷ, 8 máy tính và 630 điện thoại thông minh cho chương trình." alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'"/>
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'