Thay vì phóng một vài máy bay không người lái (UAV) cảm tử Shahed-136 do Iran sản xuất,ìsaoNgaphảithayđổichiếnthuậttấncôngbằngUAVởlịch ligue 1 Nga đang triển khai các đợt tấn công với số lượng nhiều UAV cùng lúc, cũng như định tuyến cẩn thận để tránh các tuyến phòng thủ của Ukraine.
Theo chuyên gia Justin Bronk tại Viện nghiên cứu RUSI của Anh, Nga hiện “có thể phóng từ 30 - 40 chiếc UAV” cùng lúc trong một đợt tấn công.
Điều này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến UAV giữa Nga và Ukraine. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Ukraine đã dùng các UAV trang bị tên lửa chống tăng, hoặc là bom tự chế để tấn công dàn xe bọc thép của Nga.
Vào cuối mùa hè năm 2022, Nga bắt đầu tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine và áp đảo hệ thống phòng không Ukraine bằng cách phóng hàng loạt UAV Shahed giá rẻ.
“Việc tấn công bằng UAV Shahed trong nhiều tháng đã làm cạn kiệt kho dự trữ tên lửa phòng không và đạn pháo của Ukraine”, tờ Business Insider dẫn lời ông Bronk.
Đáp trả, Ukraine thành lập các đội phòng không cơ động được trang bị nhiều loại vũ khí tầm ngắn như pháo phòng không tự hành Shilka từ thời Liên Xô cũ hay Gepard của Đức, tên lửa vác vai Stinger của Mỹ, và súng máy hạng nặng DShK của Liên Xô cũ. Theo ông Bronk, chiến thuật của Ukraine đã chứng minh tính hiệu quả.
Bên cạnh đó, Ukraine còn huy động người dân tham gia cuộc chiến chống UAV. Cụ thể, Ukraine đã sử dụng một số ứng dụng giúp dân thường có thể nhanh chóng báo cáo về việc nhìn thấy UAV, tên lửa và máy bay.
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột với Nga, người Ukraine còn sử dụng một ứng dụng của chính phủ được tái thiết kế để báo cáo các chuyển động của quân đội Nga trên mặt đất.
Do Ukraine tương đối rộng, nên UAV của Nga phải bay một đoạn đường dài mới tấn công được những mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương.
Theo ông Bronk, UAV Shahed-136 có phạm vi hoạt động là gần 2.500km, nhưng tốc độ di chuyển tối đa chỉ vào khoảng 185 km/h. Điều này có nghĩa tốc độ bay của các UAV là khá chậm, nên chúng có thể bị Ukraine xác định đường bay và bắn hạ.
Đây là lý do Nga buộc phải thay đổi chiến thuật. Cụ thể, trước cuộc tấn công chính, Nga thường dùng một vài UAV tập kích mở màn để thu hút sự chú ý của các vị trí đặt hệ thống phòng không Ukraine.
"Nếu Nga tìm ra được vị trí của hệ thống phòng không Ukraine trong một khu vực cụ thể, họ sẽ thay đổi đường bay của các UAV tham gia cuộc tấn công chính, và né bị bắn hạ. Điều này cho thấy Nga đã rút được kinh nghiệm và thay đổi cách thức tấn công, nhưng đồng thời là bằng chứng về mức độ hiệu quả của các biện pháp phòng thủ mà Ukraine đang triển khai”, ông Bronk nói.
Các nhóm chống UAV cơ động của Ukraine đạt hiệu quả cao nhất là khi ngăn chặn những UAV Nga bay tầm thấp làm nhiệm vụ thâm nhập vào sâu lãnh thổ.
Còn ở tiền tuyến, Nga có thể sử dụng nhiều loại UAV từ những chiếc cỡ nhỏ cho đến UAV Orlan-10 vốn có khả năng bay ở độ cao từ 1,5 - 4,8km, và thu thập dữ liệu thời gian thực để dẫn đường cho pháo binh Nga.
“UAV Orlan là một trong những vấn đề lớn nhất, vì nó có thể bay trên tầm bắn của tên lửa phòng không di động và súng phòng không. Để bắn hạ UAV Orlan, Ukraine phải sử dụng các hệ thống tên lửa đất đối không dẫn đường bằng radar như Osa hoặc Buk. Chuyện này đang gây ảnh hưởng tới số lượng đạn dược dự trữ của Ukraine”, ông Bronk nhận định.