-Ngày 28/8,ấtcảngồibànmàkhônghỏitrẻemmuốngìbao 24h Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham vấn chuyên gia về đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Dự thảo thiết kế chương trình giáo dục cơ bản 10 năm'Tất cả ngồi bàn mà không hỏi trẻ em muốn gì'
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn -
Hà Nội dự kiến cấm xe máy sớm hơn 5 năm so với kế hoạchHà Nội dự kiến cấm xe máy tại các quận sau năm 2025.
Theo đánh giá, hiện tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, Tết; Chưa có lộ trình di dời các cơ quan Trung ương trong nội thành.
Đến nay thành phố đã giải quyết 63 điểm ùn tắc giao thông, bình quân giải quyết 12 điểm/năm. Năm 2021 còn 31 điểm (đã xử lý 6 điểm, phát sinh 7 điểm). Các điểm ùn tắc giao thông phát sinh thêm chủ yếu tập trung ở các công trình đang thi công, sẽ được xử lý triệt để khi công trình hoàn thành.
Về mặt tồn tại, hạn chế, theo UBND TP Hà Nội, hiện chưa có lộ trình di dời các cơ quan Trung ương trong nội thành; các tuyến vành đai 1-2-3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh. vành đai 4, vành đai 5 chưa được đầu tư. Các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ so với kế hoạch. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng chưa đạt theo yêu cầu đề ra do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
UBND TP cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường khu vực trung tâm với 2 nội dung, cụ thể:
Với đề án "Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường", TP sẽ xây dựng đề án thu phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo điều kiện để tổ chức thực hiện trong thời điểm thích hợp; xin ý kiến của các cấp các ngành, các nhà khoa học để tổ chức triển khai thực hiện.
Với đề án "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030", TP tiếp tục triển khai thực hiện đo kiểm khí thải môtô, xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn TP làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Liên quan tới đề án trên, Sở Giao thông vận tải TP đã giao đơn vị liên quan nghiên cứu theo hướng sau năm 2025 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5 trở vào trung tâm TP; sau năm 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng và vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.
Như vậy, việc dừng xe máy tại các quận được nghiên cứu điều chỉnh sớm hơn 5 năm so với Nghị quyết 04 (mốc thời gian cấm xe máy tại các quận được xác định vào năm 2030). Tính đến năm 2021, Hà Nội hiện có khoảng 6,4 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,6 triệu; ôtô 600.000, thêm khoảng 2 triệu phương tiện vãng lai.
Theo Tạp chí GTVT
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đã có 2 xe máy cũ được nhận tiền để đổi sang xe mới
Sau 3 tuần triển khai, đã có gần 3.000 xe máy tham gia chương trình đo kiểm khí thải miễn phí. Trong đó ghi nhận 2 xe máy cũ đầu tiên được hỗ trợ đến 4 triệu đồng để đổi sang xe mới.
"> -
Ô tô dừng quá 5 phút sẽ bị phạt: Cánh tài xế nói gì?Hiện nay, ô tô không bị khống chế thời gian dừng xe. Ảnh: Hoàng Hiệp Đánh giá về điểm mới này, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng đây là một đề xuất phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Mục đích quy định về thời gian như vậy là để tránh tắc đường, nhất là vào giờ cao điểm trong thành phố.
“Việc dừng xe để các tài xế giải quyết những việc cơ bản như cho người lên xuống, lấy đồ, chuyển hàng chứ không phải dừng mãi không di chuyển. Trong điều kiện hiện nay, nếu xe nào cũng dừng mà như đỗ thì không hạ tầng nào có thể kham nổi”, một chuyên gia giao thông chia sẻ với VietNamNet.
Ông Nguyễn Xuân Khoát (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, tại khu phố cổ nơi ông sinh sống có nhiều ô tô dừng đỗ rất “tréo ngoe”, có xe dừng cả tiếng đồng hồ chắn cả lối ra vào nhiều cửa hàng khiến công việc kinh doanh, buôn bán bị ảnh hưởng.
“Nếu có việc cần dừng ô tô vài phút thì chúng tôi còn thông cảm được, chứ đứng ì ra, bưng kín lối ra vào cửa hàng thì chúng tôi rất khó chịu. Mà ra nhắc thì họ nói ở đây không cấm dừng, cũng không làm gì được”.
Do vậy, ông Khoát cho rằng, quy định thời gian dừng xe như tại dự thảo Luật mới là hợp lý, rất phù hợp với các khu vực đô thị “đất chật người đông” như Hà Nội hay TP.HCM.
Đồng tình với ý kiến trên, anh Hoàng Duy Dũng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, một số tuyến phố có mặt cắt đường hẹp nhưng chỉ có biển cấm đỗ xe, không cấm dừng xe. Nhiều lái xe cố tình dừng rất lâu gây ùn tắc giao thông mà lực lượng chức năng cũng không thể xử phạt được.
“Việc quy định thời gian dừng xe không phải là mới, nhiều sân bay, ga tàu, trung tâm thương mại hay trạm thu phí,… đã quy định từ lâu để tránh việc dừng xe gây cản trở giao thông”, anh Dũng nói.
Lái xe vẫn lăn tăn
Ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM hiện nay, rất nhiều tuyến phố có mật độ giao thông cao được cắm biển cấm dừng đỗ xe. Thực tế, việc tìm được nơi đỗ xe “free” tại khu vực nội thành không phải dễ.
Để linh động và giảm chi phí, cánh tài xế taxi, xe công nghệ thường phải dừng tạm tại lề đường trong lúc chờ khách. Nếu quy định mới được áp dụng, hàng chục ngàn tài xế này sẽ gặp khó khi dừng 5 phút lại phải di chuyển.
“Dừng xe dưới 5 phút quá ngắn, khi chưa có khách thì chúng tôi sẽ phải chạy vòng vèo, gây tốn xăng và lái xe nào cũng như vậy còn khiến đường tắc hơn. Chưa kể, bị khách cho “leo cây” 15-20 phút là bình thường”, anh Đinh Duy Nam - lái xe của hãng taxi G7 nói.
Cùng quan điểm trên, anh Nguyễn Văn Định, lái xe cho một công ty dịch vụ chuyển nhà tại Hà Nội cho hay, do đặc thù nên khi dừng xe để chuyển đồ, hàng hoá thường phải mất 20-30 phút. Nếu chỉ được dừng không quá 5 phút, nhiều gia đình, công ty sẽ khó khăn trong việc vận chuyển đồ đạc bằng ô tô.
“Chúng tôi thường chuyển nhà trong khung giờ thấp điểm, tìm nơi dừng đỗ thích hợp để ít ảnh hưởng nhất đến giao thông. Hơn nữa, nhiều tuyến đường đã cấm xe theo giờ, thế nên có thêm quy định dừng xe không quá 5 phút sẽ gây khó cho cả lái xe lẫn người dân”, anh Định chia sẻ.
Nhiều địa phương đã có quy định về thời gian dừng xe trên một số khu vực từ lâu. Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tuấn – Chủ tịch Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 (đơn vị có hơn 20.000 đối tác thành viên là các tài xế taxi công nghệ) cho rằng, quy định trên nếu được áp dụng đại trà sẽ có điểm chưa hợp lý.
Ông Tuấn nhận định, việc quy định cứng thời gian dừng xe dưới 5 phút sẽ gây ra tâm lý sợ bị phạt, khiến lái xe luôn phải vội vàng, hấp tấp. Điều này có thể gây ra những hệ luỵ như mất an toàn giao thông, quên đồ,…
“Quy định dừng xe không quá 5 phút có thể hạn chế được ùn tắc ở một vài tuyến phố tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM. Nhưng để áp dụng trong phạm vi toàn quốc sẽ là không phù hợp và máy móc”, ông Tuấn nói.
Vị chủ tịch này dẫn chứng, Luật Giao thông đường bộ hiện hành đã quy định rõ chỗ nào cấm dừng đỗ xe. Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế có thẩm quyền quy định về việc này. Nếu "đóng đinh" đại trà thì chính lực lượng chức năng cũng không đủ khả năng để giải quyết triệt để được.
“Theo tôi cái gì đã đi vào luật mà quá trình áp dụng không ảnh hưởng xấu đến hoạt động xã hội, đến lợi ích của người dân thì cân nhắc có nên thay đổi hay không”, ông Nguyễn Xuân Tuấn chia sẻ.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, quy định nói trên mục đích là tốt, tuy nhiên lại rất khó thực hiện và dễ xảy ra tranh cãi giữa lực lượng chức năng với lái xe. Hơn nữa, để quản lý thời gian dừng xe theo quy định buộc phải sử dụng máy móc, công nghệ, camera giám sát làm căn cứ xử lý sai phạm.
Với 8 chương 93 điều, Luật Bảo đảm Trật tự an toàn giao thông đường bộ (dự thảo) bao gồm các nội dung quy định về: Hệ thống báo hiệu đường bộ; quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực thi pháp luật và trách nhiệm pháp lý; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đây là dự thảo Luật được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, tách biệt hẳn với phần Hạ tầng giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo) khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
"> -
Ngày 25/11 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị toàn quốc Sơ kết 7 năm thực hiện Luật xuất bản năm 2012. Tham dự hội nghị có có nhiều đại diện từ các đơn vị xuất bản, cơ quan chủ quản trong cả nước. Còn nhiều thách thức sau 7 năm thực hiện Luật Xuất bảnCòn nhiều bất cập
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, sau 7 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, cả trong các quy định Luật và trong tổ chức thực hiện, đòi hỏi phải có đánh giá khách quan, toàn diện về việc thực hiện Luật xuất bản. Chính vì thế, để hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung chính: Phân tích, làm rõ những bất cập, hạn chế, thiếu đồng bộ trong các quy định, các văn bản pháp luật, trước hết là Luật xuất bản, chỉ ra những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn đang cần pháp luật điều chỉnh...
Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hội nghị. Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng, qua 7 năm thực hiện Luật xuất bản, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật xuất bản đã được cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và 63 địa phương quan tâm, triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, số lượng thủ tục hành chính còn nhiều, thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính dài, dẫn đến có thời điểm một số thủ tục thực hiện chậm, ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà xuất bản, các đơn vị liên kết xuất bản.
"Chẳng hạn như thời gian xác nhận đăng ký xuất bản 7 ngày như hiện nay còn dài, chưa phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị đột xuất, ảnh hưởng đến tiến độ, thời cơ xuất bản và phát hành xuất bản phẩm ra thị trường; Chưa có quy định cụ thể đối với việc xuất bản tài liệu không kinh doanh (dạng điện tử) dẫn đến chưa có cơ sở xác định cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu không kinh doanh có phải đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử hay không,...", Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nêu thực trạng.
Tại hội nghị, PGS. TS. Nguyễn An Tiêm, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khẳng định, Luật xuất bản đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng để Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ vừa hỗ trợ tích cực các tổ chức, hội viên thành viên vừa trực tiếp tham gia đóng góp bằng những chương trình, đề án và công việc cụ thể mà tiêu biểu nhất là việc thực hiện thành công đề án Giải thưởng Sách Quốc gia.
PGS. TS. Nguyễn An Tiêm cho rằng, với tốc độ phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của đất nước, cùng với xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ đáp ứng thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ thống pháp luật về xuất bản không khỏi bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc. Một trong những chính sách được Hội Xuất bản Việt Nam hết sức quan tâm và đã kiến nghị nhiều cấp để có thể triển khai trong thực tế là việc xây dựng quỹ hỗ trợ xuất bản tạo nguồn bản thảo được quy định cụ thể tại Điểm C, Khoản 2, Điều 7 Luật xuất bản nhưng đến nay hầu như từ năm 2012 tới nay chưa có một bước tiến nào.
Hội nghị có sự tham gia của nhiều cơ quan chủ quản, nhà xuất bản trên cả nước. “Quy định điều kiện các chức danh tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản trong suốt quá trình hoạt động là cần thiết nhưng trong nhiều trường hợp vì lý do đột ngột, bất khả kháng bị thiếu các chức danh này lại chưa có quy định cụ thể cho việc chuyển tiếp phù hợp cho đối tượng người đứng đầu nhà xuất bản. Luật Xuất bản chưa có quy định đối với các trường hợp sáp nhập, phá sản, giải thể nhà xuất bản đã trong khi thực tế đã và sẽ diễn ra do những lý do khác nhau.
Luật Xuất bản hiện thời chưa có quy định trách nhiệm của cơ quan chủ quản: hỗ trợ việc làm, giao nhiệm vụ, đặt hàng cho nhà xuất bản nhằm tránh trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản đưa công việc xuất bản ra ngoài ngành, không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, nhất là các nhà xuất bản chuyên ngành. Đây là thực trạng khá phổ biến ở một số Bộ, ngành chủ quản khi xuất bản các tài liệu không kinh doanh, lưu hành nội bộ phục vụ ngành mình nhưng lại không giao cho nhà xuất bản trực thuộc thực hiện”, PGS. TS. Nguyễn An Tiêm nêu.
Xây dựng, hoàn thiện chế tài xử lý mạnh mẽ với sách lậu, sách giả
Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc – Tổng biên tập NXB Văn học cho rằng mô hình hoạt động, tổ chức của các nhà xuất bản hiện nay chưa thống nhất để có thể đưa ra cơ chế chính sách chung, sao cho các nhà xuất bản đều được hưởng những cơ chế, chính sách một cách hợp lý.
Gấp rút xây dựng, hoàn thiện chế tài xử lý mạnh mẽ với sách lậu, sách giả “Cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ các nhà xuất bản với tư cách là những cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa có thể tồn tại một cách vững vàng, độc lập trong bối cảnh hiện tại, tránh việc bị chi phối, lệ thuộc, thậm chí bị coi như đi làm thuê cho đối tác liên kết hay còn gọi là hiện tượng sống bằng bán giấy phép, bán thương hiệu. Đồng thời với đó là một chiến lược phát triển có tính chất dài hơi, bền vững cho ngành xuất bản; Gấp rút xây dựng, hoàn thiện chế tài xử lý mạnh mẽ, triệt để đối với vấn nạn sách lậu, sách giả…
Đặc biệt, cần phải có một lộ trình, một cơ chế đầu tư đặt hàng sáng tác thích đáng, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả đối với đội ngũ sáng tác để đóng góp cho thị trường sách những tác phẩm thực sự chất lượng. Bên cạnh đó, cũng cần có những cơ quan ngôn luận uy tín, nghiêm túc để định hướng, hướng dẫn đọc trong nhân dân, giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm thực sự có giá trị. Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa những đề án, dự án đặt hàng để đưa sách về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… giải quyết tình trạng mất cân bằng trong lưu thông, phân phối, phát hành sách hiện nay”, ông Nguyễn Anh Vũ nói.
Báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật xuất bản 2012
Sau khi nghe lần lượt ý kiến tham luận và thảo luận từ các nhà xuất bản, cơ quan chủ quản, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng ý kiến từ các đại biểu những ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, giàu tính xây dựng. Thứ trưởng đề nghị tổ thư ký hội nghị tổng hợp đầy đủ ý kiến của các đại biểu, cơ quan, đơn vị để hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.
Trong lúc chờ báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật xuất bản 2012, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ, ngành ở Trung ương, các địa phương và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai một số công việc trọng tâm trước mắt và trong thời gian tới như sau:
Đối với các cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải tăng cường trách nhiệm chủ quản; tiếp tục quan tâm đầu tư về trụ sở, nhân lực; chủ động phối hợp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho nhà xuất bản nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp trong toàn ngành Xuất bản, In, Phát hành phải nâng cao hơn chất lượng nội dung, lấy chất lượng làm tiêu chí phát triển; không để xảy ra vi phạm về nội dung xuất bản phẩm; Tập trung, đầu tư, phát triển xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; Chú trọng công tác đào tạo tại chỗ, nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản ở Trung ương và địa phương tiếp tục nghiên cứu, đánh giá những hạn chế, tồn tại, vướng mắc nảy sinh qua 7 thực hiện Luật xuất bản và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể, khả thi với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, nhất là các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành; Chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan tổng hợp, hoàn thiện báo cáo sơ kết 7 năm thực hiện Luật xuất bản, trong đó tổng kết, đánh giá một cách khách quan, toàn diện để báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật xuất bản 2012,...
Tình Lê
Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Hãy đặt cược lòng tin vào chúng tôi!
Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch mới của Hội nhà Văn Việt Nam nói sứ mệnh của BCH mới thật vinh quang, niềm hạnh phúc lớn lao nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề.
">