发布时间:2025-01-18 08:23:53 来源:NEWS 作者:Thể thao
Nông nghiệp thích ứng với chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực,ểnđổisốtạobướcđộtphátrongngànhnôngnghiệpNamĐịsevilla đấu với girona ngành nghề. Với lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, có thể kể đến như bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất… Hệ quả làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.
Tại Nam Định, chuyển đổi số trong nông nghiệp góp phần quan trọng thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm...
Vì vậy, nông nghiệp là một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên trong lộ trình chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo bước đột phá trong quản lý, sản xuất và tiếp cận thị trường.
Trong phát triển sản xuất nông sản, ngành nông nghiệp quan tâm thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tham mưu UBND tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cấp chứng chỉ quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cũng xây dựng và phát triển được gần 40 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, 35 cơ sở đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền; trên 400 sản phẩm có đăng ký mã số, mã vạch; nhiều sản phẩm của tỉnh được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn và Voso.vn.
Trên 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã xây dựng phần mềm định danh điện tử; 33 cơ sở thiết lập nhật ký điện tử; hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR code) phục vụ việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản của địa phương. Hàng trăm trang trại, gia trại đã sử dụng phầm mềm nhật ký điện tử để giám sát quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ước đến hết năm 2022, có tổng số 20 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao. Trong đó 8 hợp tác xã áp dụng công nghệ trong canh tác; 6 hợp tác xã nuôi trồng, bảo quản; 3 hợp tác xã công nghệ tự động hóa; 3 hợp tác xã công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp.
Nhiều năm qua, tỉnh Nam Định cũng tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 329 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 3 – 4 sao; trong đó có 1 số sản phẩm OCOP đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường quốc tế, kể cả thị trường khó tính…
Bên cạnh phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP, một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng được Nam Định chú trọng thực hiện là tăng cường chuyển đổi số nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Để gắn kết sản phẩm OCOP của tỉnh với thị trường, từ năm 2019 đến nay, tỉnh Nam Định đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu ở cả Trung ương và địa phương… Tổ chức Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch của tỉnh.
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định đã tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản và OCOP thông qua các hội nghị, gian hàng trưng bày trực tuyến và hỗ trợ đăng tải thông tin sản phẩm OCOP trên một số website như: ocopnamdinh.vn; ocopvietnam.gov.vn.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tạo và hướng dẫn sử dụng các gian hàng để bán sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn, Voso.vn, Shopee… Đến nay đã có trên 150 sản phẩm OCOP của tỉnh được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và phát triển dịch vụ công nghệ Lâm Hải tổ chức Ngày hội livestream với chủ đề "Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về Chương trình OCOP".
Chương trình diễn ra dưới hình thức livestream trực tuyến trên Fanpage "Sản phẩm OCOP Nam Định" với sự tham gia của trên 25 sản phẩm đến từ các xã, huyện trên địa bàn tỉnh và đã thu hút đông đảo người xem, người tương tác.
Đại diện các chủ thể đã mang đến chương trình những sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương với mục đích thông qua livestream trực tuyến, các sản phẩm nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ đến gần hơn với đông đảo người dân cả nước, từng bước tạo nên tảng vững chắc để sản phẩm OCOP của địa phương có mặt tại các thị trường trong cả nước.
Đặc biệt thời gian qua, thực hiện công tác chuyển đổi số theo chủ trương của tỉnh, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã triển khai tuyên truyền chuyển đổi số trong nông nghiệp. Kết quả đến nay có 200 sản phẩm của 50 hộ nông dân được đưa lên sàn thương mại điện tử.
Ông Tô Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nam Định thông tin: “Chuyển đổi số là một xu thế hiện nay; với lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân thì đây cũng là vấn đề mới.
Trước mắt, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thứ hai là hỗ trợ nông dân trực tiếp, cầm tay chỉ việc đưa sản phẩm lên các trang thương mại, cũng như hướng dẫn, khuyến khích nông dân thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, quảng bá tuyên truyền trên các kênh, trên các trang mạng xã hội, giúp nông dân tiêu thụ nông sản tốt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho họ”.
Triển khai chính sách gắn với tuyên truyền
Bên cạnh những thuận lợi, công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Cụ thể: Nguồn nhân lực có kỹ năng về sử dụng, vận hành thiết bị tự động, thiết bị số còn thiếu và yếu. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ công tác chuyển đổi số còn hạn chế, số hóa dữ liệu còn khó khăn. Trình độ công nghệ công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp như cơ khí, chế biến sâu… chưa tương xứng với công nghệ số.
Thời gian tới, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai nhiều giải pháp quan trọng. Đó là tuyên truyền bằng nhiều hình thức giúp người nông dân nâng cao nhận thức, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất, tiếp cận thị trường nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số vào sản xuất với nhiều chính sách ưu đãi.
Xây dựng, triển khai nhiều chính sách thúc đẩy chuyển đổi số có tính thực tiễn cao nhằm huy động nguồn lực để phát triển đồng bộ, toàn diện nông nghiệp thông minh.
Như vậy, để chuyển đổi số thực sự phát huy thế mạnh cần có sự kết hợp đồng bộ giữa việc triển khai các cơ chế, chính sách gắn với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cũng như đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.
Theo ông Tô Văn Hiệp, công tác sử dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các địa bàn nông thôn của tỉnh Nam Định được Hội Nông dân tỉnh triển khai mạnh mẽ.
Hội thường xuyên tuyên truyền nông dân tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ, chế biến, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp như lĩnh vực gieo cấy lúa; tham mưu cho tỉnh cũng như các ngành chức năng hỗ trợ nông dân về máy cấy lúa… giúp giảm chi phí, sức lao động.
Tuyên truyền nông dân về khâu chăm sóc, bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh…. qua việc sử dụng công nghệ máy bay không người lái, điều khiển từ xa, góp phần chuyển đổi nhận thức cũng như sản xuất an toàn cho người dân nông thôn.
Quỳnh Nga
相关文章
随便看看