Dịch vụ uống thay thế được cung cấp ở 36 thành phố ở Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Giá được xác định thông qua các cuộc đàm phán cá nhân giữa người dùng ứng dụng và người thay thế người uống rượu. Hơn 100.000 người đã đăng ký ứng dụng trong 24 giờ đầu tiên. Những người thay thế tiềm ẩn đưa ra hồ sơ bao gồm tên, giới tính, vị trí của họ và số lượng rượu mà họ có thể xử lý.
Do luật pháp Hoa Kỳ và lo ngại về trách nhiệm pháp lý, chúng ta rất có thể sẽ không thấy ứng dụng này có sẵn ở các tiểu bang. Trên thực tế, nền văn hóa độc đáo của Trung Quốc có thể sẽ ngăn không cho ứng dụng eDaihe được cung cấp ở các nước khác. Bên cạnh việc uống rượu để tôn trọng một người chủ nhà, hầu hết các cuộc gặp mặt gia đình đều tiêu thụ rất nhiều rượu và các giao dịch kinh doanh ở nước này cũng ngập tràn trong các bữa tiệc rượu.
" alt=""/>Trung Quốc ra mắt ứng dụng 'nhờ bạn uống rượu thay'Với trọng tâm là cuộc cách mạng số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được xem là cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội giúp các nước đang phát triển nâng cao vị thế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong cuộc đua Cách mạng công nghệ lần thứ 4, một trong những lợi thế quan trọng của mỗi quốc gia là nguồn nhân lực với năng lực sáng tạo và trí tuệ cao. Tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngoài các nhân tố như đầu tư, công nghệ, thị trường thì yếu tố gốc rễ là nhân lực CNTT. Phát triển nhân lực CNTT với các kiến thức, kỹ năng hướng chuẩn quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu - sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu quốc gia và có tính cạnh tranh cao.
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể. Theo Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2017, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp CNTT (bao gồm ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT) năm 2016 tăng 11.3% so với năm 2015. Ước tính trong năm 2016, tổng số lao động của ngành công nghiệp CNTT khoảng 780.926 người (tăng 10.8% so với năm 2015). Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố đẩy ngành Công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội như giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn an ninh mạng ... nên nhu cầu nhân lực hoạt động trong ngành này sẽ tiếp tục tăng.
![]() |
Theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, Apple đang kiếm được khoảng lợi nhuận tính trên mỗi chiếc iPhone bán ra thị trường trong Q3/2017. Con số này đối với Samsung chỉ là 31 USD, Huawei, Oppo, Vivo, và Xiaomi lần lượt là 15 USD, 14 USD, 13 USD và 2 USD.
Cũng bởi vậy, Apple chiếm tới 59,8% tổng lợi nhuận toàn thị trường. Điều đáng nói, dù tỷ lệ vẫn khá cao nhưng con số này đã giảm từ mức 85,9% so với cách đây một năm.
Trong khi đó, lợi nhuận của Samsung đã tăng từ 0% lên 25,9% trong cùng kỳ. Sở dĩ có mức 0% bởi trong Q3/2016, vụ bê bối pin Galaxy Note 7 đã kéo toàn bộ thị phần và lợi nhuận của hãng trong quý đó về mức 0%.
Samsung và Apple vẫn là hai ông lớn của thị trường smartphone
Theo Business Korea, các hãng sản xuất Trung Quốc vẫn đang tiếp tục vươn lên và cạnh tranh không ngừng với hai ông lớn smartphone. Nổi bật trong số đó là Huawei với mức tăng thị phần lợi nhuận từ 3,3% lên 4,9%. Ngược lại, Oppo từ 4,2% xuống 4% và Vivo giảm từ 3,7% xuống 3,1%.
Trong Q3/2017, doanh thu smartphone của các hãng sản xuất Trung Quốc lần đầu tiên vượt trên 1,5 tỷ USD. Đây chắc chắn là một con số đáng lưu tâm và ảnh hưởng đáng kể tới thị trường smartphone, nơi các ông trùm như Samsung và Apple vẫn đang ngồi "chiếu trên".
Các hãng sản xuất Trung Quốc với lợi thế giá rẻ và cấu hình cao luôn dễ dàng xâm chiếm thị trường hơn. Tuy nhiên, cũng chính bởi mức giá dễ chịu và thương hiệu chưa được định hình rõ ràng nên dù có doanh số cao, các hãng này vẫn "khó có cửa" cạnh tranh với Apple, thương hiệu vốn nhắm tới phân khúc cao cấp từ lâu.
Riêng Samsung có dòng smartphone trải dài từ phân khúc giá rẻ tới cao cấp nên lợi nhuận thấp hơn Apple là điều khá dễ hiểu. Mặc dù vậy, trong tương lai khi các hãng sản xuất Trung Quốc dần gây dựng được tên tuổi và lòng tin của người tiêu dùng, Apple hay Samsung chắc chắn sẽ phải dè chừng.
" alt=""/>Lợi nhuận từ mỗi chiếc iPhone cao gấp 5 lần Galaxy, 75 lần Xiaomi