Kịch 'Diều ơi' lấy hết nước mắt khán giả
作者:Giải trí 来源:Thế giới 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-19 11:55:53 评论数:
Sân khấu 5B là một trong những rạp kịch có thâm niên còn sáng đèn tại TP HCM. Để sân khấu vẫn sáng đèn,̣chDiềuơilấyhếtnướcmắtkhángiảgiá man hôm nay những nghệ sĩ ở đây đã "sống chết" giữ rạp. Song cũng từ những lao đao thăng trầm, rạp 5B trình làng những tác phẩm chính kịch đúng nghĩa.
Xem vở "Diều ơi", không ít khán giả sống lại cảm giác như xem vở "Tình lá diêu bông" 4 năm trước vậy.
"Cô khùng" ấn tượng của Thoại Mỹ
Vở "Diều ơi" gây tò mò ngay từ khi chưa ra rạp vì có đến 3 nghệ sĩ cải lương tham gia: NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Hữu Quốc và NSƯT Quỳnh Hương.
Ẩn trong cảnh đồng quê thanh bình mở màn vở "Diều ơi" là gia đình ba người cô Nhớ (NSƯT Thoại Mỹ) khổ không thiếu cái khổ nào: nghèo nhất nhì thôn, sống trong cảnh bị xóm giềng kỳ thị. Lao động chính nửa điên nửa tỉnh, người mẹ già (NSƯT Quỳnh Hương) ốm đau triền miên vẫn phải đi làm kiếm cơm, vừa canh chừng con gái nổi cơn phá làng phá xóm. Còn bé Diều lên 7 vẫn chưa được đi học.
Nhân vật của Thoại Mỹ quá khổ. |
Song, tất cả vẫn chưa phải là bi kịch. Vì gia cảnh túng quẫn, người mẹ già đành gửi cháu ngoại cho Dung - một nhà từ thiện nổi tiếng, mong cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng bà không ngờ đó là một âm mưu đã được sắp đặt sẵn.
Cuộc đời nhân vật Nhớ là một cú sảy chân không thể vãn hồi. Nhớ – một cô gái quê mùa, cãi lời mẹ, bỏ quê lên Sài Gòn đi theo tiếng gọi tình yêu đầu đời. Cuối cùng, cô phát hiện ra âm mưu thâm độc của người yêu mà hóa điên dại, quên hết mọi thứ, kể cả bản thân mình.
Kể từ thời điểm đó đến kết vở, lần duy nhất Nhớ tỉnh, đau đớn thay, là lúc người mẹ già gục chết trên tay mình.
Nhớ tuy quên hết tất cả nhưng chưa bao giờ thôi ám ảnh mọi thứ có liên quan hai chữ “bắt cóc”. Một cảnh đau đớn không kém là cảnh Nhớ phải chứng kiến con gái bị bắt về gia đình người khác ngay trước mắt mình.
Thoại Mỹ 'bỏ túi' thêm một vai diễn đặc sắc trong sự nghiệp của mình. |
Hiếm nhân vật nào khổ như “cô khùng” Nhớ. Người ta thường nghĩ quên hết để hạnh phúc, “ngu si hưởng thái bình” nhưng trong cơn điên, Nhớ nhận diện mọi thứ bằng trái tim, cảm xúc thay cho ý thức nên cô không có được bình yên thật sự bao giờ. Lời bài “Hãy ngước mặt nhìn đời” của Lê Hựu Hà đặt vào kịch thật sự đắt giá, như dành riêng cho Nhớ: “Cười lên đi em ơi / Cười để giấu những dòng lệ rơi”.
Có lẽ, đây là lần đầu Thoại Mỹ vào vai người điên. Vai điên trong kịch chưa bao giờ là vai dễ, thậm chí thách thức cả những nghệ sĩ có thâm niên. Nếu như người viết từng khen ngợi “cô điên” của đạo diễn Ái Như (vở “Người điên trong ngôi nhà cổ”) với lối diễn điên mà tỉnh, nói vu vơ cũng thành ra sắc sảo thì “cô khùng” của Thoại Mỹ… khùng hẳn.
Thách thức vai Nhớ cũng như cái tài tình của Thoại Mỹ không nằm ở những đoạn chọc cười, mà chính ở những cảnh cảm động, cô vẫn phải nói năng như người điên nhưng khán giả không ai cười nổi.
Khó hiểu ở nhân vật của Hữu Quốc
Bên cạnh Thoại Mỹ, Quỳnh Hương và Tuyền Mập đều là những vai tốt của tác phẩm. Quỳnh Hương diễn vai người mẹ khắc khổ không sai một ly nào.
Tuy nhiên, NSƯT Hữu Quốc và vai Hùng chưa ổn. Cải lương và kịch nói là hai bộ môn có kỹ năng diễn xuất khác nhau. Có thể, vì là một nghệ sĩ cải lương gạo cội mà Hữu Quốc thoại kịch chưa chuẩn, còn ngả màu cải lương. Thậm chí, nhiều tình huống, khán giả tưởng chừng như Hữu Quốc thoại xong sẽ hát cải lương ngay sau đó.
Nhân vật Hùng khá mờ nhạt dù đóng vai trò then chốt trong các đoạn thắt nút – mở nút. Ông Hùng ngay từ đầu là người bày ra kế hoạch hòng hưởng tiền thừa kế từ gia đình vợ, nhưng sau đó ông bất ngờ lại hồi tâm chuyển ý. Chi tiết ông bị tai nạn tàn phế hai chân chưa rõ có liên hệ gì với thông điệp nhân quả.
Những câu thoại như: “20 năm qua ba đã giấu kín chuyện này. Hôm nay, ba sẽ nói cho con một sự thật” còn khiêng cưỡng, thiếu tự nhiên.
Cách bé Diều phản ứng khi biết ông Hùng là bố ruột hoàn toàn không logic với tâm lý thông thường. Diều thậm chí không buồn hỏi chuyện gì đã xảy ra giữa bố và mẹ đã khóc lóc, oán trách rồi vội vàng đi tìm mẹ.
Kịch "Diều ơi" nhân văn khi không lụy hóa bi kịch để câu nước mắt. |
Những hình tượng lồng ghép
Kịch “Diều ơi” khiến khán giả thích thú với những lồng ghép, đan cài khéo léo.
Chẳng hạn, khoảnh khắc trước khi bị bắt về nhà mới, bé Diều và ‘chị’ Nhớ chơi đóng vai Lan và Điệp. Ngoài đời, Thoại Mỹ là một trong các nghệ sĩ đóng đinh tên tuổi với nhân vật Lan trong cải lương “Lan và Điệp”. Nên khi cô Nhớ thoại lời của Lan, khán giả rùng mình vì Thoại Mỹ thoại quá chuẩn xác, và cũng là giây phút sắp xảy ra cảnh ly biệt đau lòng trong cả hai tác phẩm.
Con gái của Nhớ tên Diều và số phận cũng không khác gì những con diều. Nhớ làm diều cho ‘em’ chơi, nhưng vì bị điên nên làm hỏng, không con nào bay được. Bé Diều lúc nhỏ cũng vậy, 7 tuổi vẫn chưa được đi học, tương lai mịt mù. 20 năm sau, Diều vẫn không khác những con diều giấy què quặt treo đầy ngôi nhà xưa, có mẹ mà như không, thậm chí không được gọi một tiếng mẹ đàng hoàng.
Cách đạo diễn lồng ghép bé Diều 7 tuổi (bé Gia Hân) và Diều 27 tuổi (Kim Nhã) rất ấn tượng. Trong mắt Nhớ, Diều mãi mãi là cô bé 7 tuổi, dù sự thật là Diều đã trưởng thành sau 20 năm xa mẹ. Cách bé Gia Hân và Kim Nhã thay phiên nhau ra vào trong một phân cảnh rất độc đáo, biểu trưng cho góc nhìn tâm tưởng của hai nhân vật đối diện nhau.
Điểm nhân văn nhất của vở “Diều ơi” chính là không bi kịch hóa bi kịch, không cố đẩy nỗi đau đến tột cùng, lộ liễu nhằm mục đích câu nước mắt như nhiều vở khác hiện nay. Kéo màn, khán giả khóc như mưa.
Có thể, tự thân “Diều ơi” đã là một tấn bi kịch khi mỗi mảnh ghép trong vở đều lạc lối trong bi kịch của riêng mình.
Gia Bảo
Thanh Bạch kinh ngạc trước 'nàng geisha Nhật Bản' biết hát cải lương
- Phương Cẩm Ngọc tiếp tục thể hiện khả năng biến hoá đa dạng khi hoá thân nàng geisha Nhật Bản ca cải lương đầy ngọt ngào trong chương trình Sao nối ngôi tâp 11.