Làm nghề bán bánh mì đến nay đã gần 30 năm và là chủ một trong những quán đầu tiên bán bánh mì pate tại đây, cô Bùi Thị Ngà cho biết, thời gian đầu, khách hàng chủ yếu là học sinh, người lao động xung quanh.
Sau này, món bánh mì pate Đò Quan ngày càng được nhiều người biết đến và yêu thích, lượng khách ngày một tăng cao, từ lúc nào món ăn đã trở thành đặc sản nổi tiếng.
'Linh hồn’ của món bánh mì pate Đò Quan chính là lớp nhân pate thơm mềm, béo ngậy kết hợp cùng hành phi giòn rụm. Cô Ngà cho biết, để làm được một mẻ pate thơm ngon, trước tiên phải chọn được nguyên liệu tươi, sạch.
“Hàng ngày, tôi đến các lò mổ từ sáng sớm để mua gan, thịt lợn, mỡ lợn… về chế biến. Sau khi sơ chế sạch sẽ, các nguyên liệu được tẩm ướp gia vị và trải 1 lớp thịt mỡ thái dày lên để tăng độ béo ngậy cho pate rồi đem đi hấp cách thuỷ ít nhất 10 tiếng”, cô Ngà chia sẻ.
Pate sau khi được hấp cách thuỷ đủ thời gian sẽ có mùi thơm đặc trưng, mềm tan trong miệng.
Điều đặc biệt là pate ở đây luôn được giữ nóng hổi khi chế biến cho khách. Vỏ bánh mì cũng được nướng bằng bếp lò để lớp ngoài giòn tan, khi ăn kết hợp cùng rau thơm và dưa góp đu đủ xanh chua chua giúp cân bằng vị của pate.
Ngoài pate, các quán bánh mì ở đây còn bán kèm nhiều "topping" khác như thịt xá xíu, trứng, ruốc... để thực khách có thêm nhiều lựa chọn. Các "topping" này có thể ăn riêng hoặc kết hợp cùng pate, rưới thêm loại nước sốt sền sệt đặc trưng của quán tạo nên hương vị rất hấp dẫn.
Không chỉ hút khách bởi lớp nhân pate thơm ngon, món ăn kèm là dưa góp đu đủ xanh được ngâm chua chua giòn giòn cũng rất "được lòng" thực khách và góp phần tạo nên thành công cho món ăn này.
Khách xếp hàng cả tiếng đợi đến lượt mua
Mỗi ngày, cảnh khách hàng tập trung đông đúc, xếp hàng dài đợi mua bánh mì Đò Quan đã không còn xa lạ với người dân địa phương.
Theo cô Ngà, hàng ngày lượng khách đến ăn tại quán rất đông. Nhiều thực khách xa quê mỗi lần có dịp về đây cũng tìm mua bánh để ăn hoặc mang đi làm quà. Trung bình, quán của cô bán được cả nghìn chiếc bánh mỗi ngày, những dịp lễ Tết thì số lượng bán ra nhiều hơn.
“Khi thấy khách xếp hàng đông, quán chúng tôi luôn chú ý, cố gắng làm thật nhanh để đỡ mất thời gian chờ đợi của khách”, cô Ngà nói.
Theo những thực khách ăn quen lâu năm ở đây, đi mua bánh mì pate Đò Quan vào giờ cao điểm là khoảng chiều tối chắc chắn sẽ phải xếp hàng đợi nhưng họ không khó chịu vì điều này.
Ngày thường quán đã đông, vào cuối tuần hay dịp lễ Tết còn đông gấp nhiều lần. Bên trong quán hết chỗ, khách mua mang về có khi phải đợi cả tiếng đồng hồ mới đến lượt.
Anh Nguyễn Duy Khang (trú tại quận 3, TP.HCM) cho biết, học sinh hiện nay phải tự di chuyển rất nhiều nơi để học chính khoá, học thêm,…. Trong khi hầu hết phụ huynh khá bận rộn nên không thể thường xuyên đưa đón, hoặc vì lý do gì đó đến trễ sẽ ảnh hưởng đến việc học của các con.
“Học sinh sử dụng xe máy để đi học là nhu cầu có thật. Việc cho phép học sinh dùng mô tô sẽ giúp các con chủ động hơn nhiều. Điều này vừa giúp giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường, vừa góp phần giảm tình trạng kẹt xe vào những khung giờ tan học", anh Khang nói.
Còn anh Đinh Văn Trường (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện nay các cháu cấp 3 đã cao to và sức khoẻ không kém gì người trưởng thành. Nếu được học luật và sát hạch đến nơi đến chốn thì hoàn toàn có khả năng điều khiển xe tốt.
“Gia đình nào bây giờ đều có xe máy trong nhà, khi cần các cháu lấy sử dụng luôn cũng tốt vì không phải ai cũng sẵn tiền sắm thêm cho các cháu 1 chiếc xe dưới 50cc hoặc xe điện để đi học được”, anh Trường chia sẻ.
Có góc nhìn khách quan hơn, chị Phùng Thảo (trú tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM) có con đi du học New Zealand cho biết, chị cũng đồng tình với việc giảm độ tuổi lấy bằng lái xe, tuy nhiên, cần phải có biện pháp siết quy định thi lấy bằng để đảm bảo an toàn.
“Theo tôi, việc siết quy định thi để nâng cao chất lượng quan trọng hơn là yếu tố độ tuổi như hiện nay. Con tôi đang ở nước ngoài đã phải học và thi bằng lái xe rất nghiêm túc. Nếu 16 tuổi các con đã được thi lấy GPLX mô tô thì cũng cần phải siết chặt khâu sát hạch để cháu nào thực sự đủ điều kiện mới cho chạy xe”,chị Thảo bày tỏ quan điểm với VietNamNet.
![]() |
Dù không được phép nhưng tình trạng học sinh cấp 3 sử dụng các mẫu xe trên 50cc diễn ra rất phổ biến. (Ảnh minh hoạ) |
Tuy vậy, ngoài những ý kiến đồng tình thì không ít phụ huynh tỏ ra quan ngại khi các cháu cấp 3 đã được sử dụng loại mô tô có dung tích đến 175cc.
Dẫn chứng từ rất nhiều vụ việc các “quái xế” tụ tập đua xe, lạng lách, bốc đầu diễn ra gần đây mà hầu hết là những học sinh cấp 2-3, anh Hoàng Minh Thành (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Xe máy từ 100 cc trở lên đã có tốc độ rất khủng khiếp. Hiện nay nhiều cháu chưa được phép cầm lái các phương tiện ấy mà còn dám mang xe đi đua, không mũ bảo hiểm,...như vậy thì nếu “mở toang” ra cho sử dụng, không biết tình hình trật tự an ninh còn xấu tới đâu."
"Đừng lấy chuyện các con tiện đi học để biện minh vì học sinh hoàn toàn có thể đi xe buýt, xe máy dưới 50cc, xe đạp điện hay thậm chí xe đạp thường càng khoẻ người. Trẻ chưa đủ 18 tuổi mà điều khiển xe có dung tích xy-lanh lớn là rất nguy hiểm, không chỉ cho chính mình mà còn những người đi đường khác”, anh Thành thẳng thắn nêu ý kiến.
Đồng tình với ý kiến trên, chị Lê Thị Hồng Anh (quận Hà Đông, Hà Nội) đặt vấn đề, người không đủ 18 tuổi chưa có đủ quyền và nghĩa vụ nhất định trước pháp luật. Thế nên, nếu cho phép cấp GPLX cho các đối tượng này thì trường hợp xấu xảy ra, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
"Ở cấp học phổ thông, học sinh đều được học về Luật Giao thông đường bộ cũng như các tình huống trên đường trong các tiết học ngoại khoá, vậy mà vẫn rất nhiều em trong độ tuổi này ngang nhiên vi phạm. Tôi cho rằng, nên tăng cường giáo dục ý thức và siết chặt xử phạt thay vì vẽ đường cho hươu chạy như vậy", chị Hồng Anh bày tỏ.
Theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên được đi xe máy dưới 50 cc (không cần GPLX) và từ 18 tuổi trở lên mới được học và thi cấp GPLX hạng A1 để đi xe mô tô từ 50-175 cc.
Tuy nhiên, chiều tối nay, theo Nghị quyết số 37 ngày 16/3 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành, Chính phủ quyết nghị "chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; rà soát, đề xuất xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; báo cáo Thủ tướng những vấn đề mới phát sinh".
Hoàng Hiệp - Minh Khôi
Bạn có góc nhìn nào về đề xuất trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giá xăng dầu tăng cao đã khiến hầu bao của cánh tài xế bị thâm hụt đáng kể sau mỗi lần “lướt” qua cây xăng. Có người ngỡ ngàng khi giá trị của câu "đầy bình" đã cao hơn hôm trước đến vài trăm nghìn đồng.
" alt=""/>Hạ tuổi cấp bằng lái xe máy: Phụ huynh lo 'vẽ đường cho hươu chạy'Bày tỏ quan điểm của mình với VietNamNet, độc giả Phạm Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng, xâu chuỗi trả lời của các bên, lời tường trình của kỹ sư Đoàn Xuân Trường (Giám đốc Xưởng dịch vụ Volvo Hà Nội trực tiếp sửa và chỉ đạo kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh lái xe dẫn tới xảy ra vụ tai nạn), bằng chứng đưa ra qua các tin nhắn của chủ xe H. thì sự cố này Ferrari không nằm ngoài và chịu trách nhiệm chính.
"Việc đưa xe ra gara ngoài (Volvo Hà Nội - PV) được sắp xếp và chỉ đạo bởi Ferrari Việt Nam và khách hàng đã đồng ý với việc đó. Cho nên sự cố này Ferrari Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm chính, nói không liên quan thì đúng là phủi trách nhiệm, khó chấp nhận được. Volvo cũng liên đới nhưng chịu trách nhiệm với Ferrari chứ không phải với chủ xe, vì bản chất ông kỹ sư trưởng cũng là nhân viên chính thức, trong thời gian làm việc, chịu sự điều hành quản lý của cấp trên và được quyết định những phần việc trong phạm vi được giao. Nếu Volvo phủi tay thì Ferrari vẫn phải đền cho khách hàng và sẽ đi kiện Volvo ở một vụ khác," anh Tuấn nêu quan điểm.
Đồng thời anh Tuấn cho rằng nếu cho rằng việc khách hàng chat, nhắn tin qua Zalo không phải là biên bản ủy quyền giao việc, từ đó phủi đi trách nhiệm chính của Ferrari thì đó chỉ là lý luận một cách cảm tính và thiếu chuyên nghiệp. Anh nói: "Nếu Ferrari Việt Nam không sai thì chưa chắc cấp cao hơn là Ferrari Far East Singapore đã chịu lắng nghe và nhắc đến phương án đền bù."
Độc giả Nguyễn Quốc Bình (Hải Phòng) cũng đồng quan điểm, cho rằng: "Việc người của Ferrari Việt Nam giới thiệu, chỉ định hay phê duyệt một gara bên ngoài để sửa xe của anh H. cũng giống như đi bảo hành ủy quyền, bảo hành bên thứ 3 mà người dùng điện thoại, máy tính ở Việt Nam cũng hay gặp phải. Có sự cố thì chính hãng vẫn phải chịu trách nhiệm chứ không thể rũ trách nhiệm khi thấy thiệt hại quá lớn."
Tương tự, độc giả Lưu Quốc Định (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh Ferrari Việt Nam phải đền cho anh H. vì cung cấp dịch vụ kém, nhân viên Thuật là người chịu trách nhiệm với công ty vì tư vấn của mình. "Khách hàng đã dùng dịch vụ của Ferrari Việt Nam từ trước, hơn nữa xe được bảo hành bảo dưỡng chính hãng (lời anh H. - PV) thì khi gặp sự cố và nhận tư vấn của nhân viên chính hãng, chẳng khách hàng nào lại nghi ngờ các hướng dẫn của người này, kể cả việc chuyển xe đến một đơn vị khác," anh Định nêu nhận định của mình.
Thậm chí có ý kiến cho rằng nếu đưa ra cơ quan điều tra, cần xem xét có hay không sự "lừa dối khách hàng" từ phía nhân viên hay công ty Ferrari Việt Nam. Đó là quan điểm của anh Nguyễn Minh Đức (Hà Đông, Hà Nội). Anh Đức nói: "Tôi đọc báo và thấy chủ xe H. có chưng ra đoạn tin nhắn nhân viên Ferrari báo giá công thay vật tư, mua phụ tùng đã có VAT. Thế nhưng trong bức thư trả lời báo chí công ty Ferrari Việt Nam lại phủ nhận và nói không thực hiện dịch vụ sửa chữa nào với chiếc Ferrari 488 GTB. Vì vậy cần tìm hiểu đây là sự lừa dối từ phía nhân sự được giao trách nhiệm tư vấn, làm việc với chủ xe hay sự quản lý yếu kém của công ty dẫn đến trách nhiệm liên đới."
Phần lớn các ý kiến ủng hộ anh H. đòi quyền lợi đến cùng nhìn nhận rằng tất cả các bên liên quan, kể cả hai kỹ thuật viên Volvo Hà Nội đều dính đến trách nhiệm chứ không thể chối bỏ, mức độ đền toàn bộ hoặc một phần sẽ liên quan đến giao dịch và thỏa thuận giữa các bên.
Độc giả Trần Vũ Hải (Bắc Ninh) đưa ra nhận định hướng để giải quyết êm đẹp vụ tai nạn siêu xe Ferrari 488 GTB sẽ là Ferrari Việt Nam đền cho chủ xe H., sau đó sẽ là việc hoặc kiện tụng Volvo Hà Nội để thỏa thuận số tiền bồi thường vì cung cấp dịch kém chất lượng, sau đó mới là hai nhân viên Trường và Doanh phải chịu trách nhiệm với công ty Volvo Hà Nội.
Giật mình về dịch vụ chính hãng siêu xe
Qua sự cố của chủ xe H., dư luận cũng giật mình khi nhìn lại dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chính hãng các thương hiệu xe đắt tiền ở Việt Nam không hề hoành tráng và chuyên nghiệp như giá bán cao ngất ngưởng của các mẫu siêu xe, siêu sang.
Độc giả Trương Tuấn Dũng (Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy bất ngờ khi một thương hiệu siêu xe đắt đỏ như Ferrari lại chọn cách mượn nhà xưởng của một đơn vị khác làm bảo dưỡng cho khách hàng. Anh nói: "Vào Việt Nam từ 2019 nhưng đến nay Ferrari mới có một cơ sở bảo dưỡng ở TP Hồ Chí Minh, những khách hàng ở Hà Nội hay địa phương khác được hãng này gửi gắm ở một cơ sở bên ngoài, như trường hợp anh H. lại do một kỹ sư không phải chính hãng xử lý. Điều đó cho thấy dịch vụ còn thua kém cả một số thương hiệu xe phổ thông, chẳng khác nào người dân đưa xe đi sửa ở bất cứ gara tư nhân nào gặp lề đường, không hề có quy củ hay giải pháp chuyên nghiệp nào cả."
Tương tự, độc giả Phạm Đình Thành nói sự việc Ferrari Việt Nam đang tìm cách rũ bỏ trách nhiệm, sự liên quan đến tai nạn của khách hàng đem lại cảm giác chưa xứng tầm với thương hiệu siêu xe có lịch sử lâu đời và giá trị nhất hiện nay.
"Tôi có đọc trên truyền thông khi vào Việt Nam, Supreme Auto quảng cáo dịch vụ đẳng cấp ngút trời, khách hàng không cần phải đưa xe đi ra nước ngoài bảo dưỡng như trước, nhưng khi đụng chuyện mới thấy sự chuyên nghiệp này cần phải đặt dấu hỏi. Thậm chí khách hàng Việt Nam có thể nghi ngờ ngay cả hãng Ferrari Ý cũng không sát sao bảo vệ thương hiệu của mình, dễ dãi cho đơn vị bảo hành, bảo dưỡng địa phương chưa xứng tầm," anh Thành nói.
Không chỉ thương hiệu siêu xe tạo cảm giác "hàng chợ" khi xảy ra sự cố mà nhiều độc giả còn cảm thấy sự thiếu tin tưởng ngay cả ở thương hiệu xe Châu Âu như Volvo.
Độc giả Đào Tuấn Tú (Hưng Yên) cho rằng việc lãnh đạo Volvo Hà Nội nói đồng ý bằng miệng khi nhân viên của mình xin để nhờ xe Ferrari vào nhà xưởng, thậm chí xe để suốt gần 2 tuần trước khi xảy ra sự cố vẫn nói không biết (theo thông cáo báo chí đầu tiên từ Volvo Hà Nội - PV) cho thấy sự "vênh" chất lượng quản lý của một thương hiệu ô tô đến từ Bắc Âu vốn đề cao sự thông minh từ xe cho đến con người.
"Nhà xưởng sửa chữa của mình nhưng lại để nhân viên tự ý làm xe cho hãng khác. Sự xuề xòa, cảm giác như nội quy, quy chế làm việc là không nhất quán, thiếu chuyên nghiệp ở Volvo Hà Nội. Vậy nếu chính khách hàng của Volvo gặp sự cố với xe bên ngoài khi mang đến sửa chữa, bảo dưỡng thì lúc đó lại đổ tội lẫn nhau hay sao? Chỉ có khách là người thiệt hại đầu tiên và rõ ràng nhất," anh Tú đưa quan điểm.
Độc giả Thế Đạt nêu ý kiến: "Có lẽ nhờ sự việc tai nạn của siêu xe và tranh cãi chưa hồi kết trên truyền thông, người tiêu dùng Việt Nam nên tự ý thức về bảo vệ tài sản của mình. Không nên quá dễ dãi giao phó ô tô cho người khác mà chỉ qua tin nhắn hay điện thoại. Chỉ có giấy trắng mực đen, giao dịch đủ dấu công ty thì mới đảm bảo quyền lợi sát sườn nếu chẳng may có sự cố. Nguyên việc đi đòi bồi thường như anh H. ai cũng thấy đến giờ vừa tốn công, tốn sức mà chưa rõ kết quả cuối cùng."
Năm 2017, siêu xe Ferrari 488 GTB đã được anh H. trực tiếp đặt mua chính hãng khi đang sống ở Mỹ. Xe được bảo hành 3 năm và bảo dưỡng miễn phí 7 năm trên toàn cầu. Chi phí mua xe là 23 tỷ đồng do cá nhân hoá. Năm 2019, khi Ferrari vào Việt Nam, xe của anh H. đã nằm trong danh sách các khách hàng chính hãng được chăm sóc bằng dịch vụ bảo hành bảo dưỡng. Ngày 9/7/2022, siêu xe Ferrari 488 GTB của anh H. gặp sự cố đứt dây cu-roa và được giám đốc bán hàng của Ferrari Việt Nam hướng dẫn đưa xe về xưởng Volvo Hà Nội để anh Đoàn Xuân Trường, Giám đốc xưởng dịch vụ tại đây sửa chữa. Ngày 21/7/2022, kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh (Volvo Hà Nội) lái thử theo đề nghị của kỹ sư Trường. Xe mất lái đâm vào gốc cây khiến xe hư hỏng nặng. Đến nay, vụ việc đang có sự tranh cãi căng thẳng giữa chủ xe và 2 công ty Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam. Cả hai công ty đều đưa ra thông tin "không nhận giao dịch sửa xe của anh H". Phía Ferrari Việt Nam cho biết, công ty chỉ bán phụ tùng dây cu-roa. Phía Volvo Hà Nội khẳng định, việc sửa xe là giao kết cá nhân giữa kỹ sư Đoàn Xuân Trường với Ferrari Việt Nam và chủ xe. |
Bạn có góc nhìn về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết bình luận về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!