Cá nhân tôi cho rằng, việc tạo thêm làn đường dành riêng cho xe đạp sẽ chỉ là bóp chỗ nọ dồn sang chỗ kia. Trong khi đó, vấn đề mấu chốt gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại thủ đô là mật độ dân cư trên cơ sở hạ tầng thì đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, theo tôi, việc mở thêm làn chỉ khiến giao thông thêm rối rắm, phức tạp, chứ không mang lại hiệu quả gì đáng kể.
Nếu đề xuất này được thông qua, nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khác cần phải giải quyết như: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý mấy làn xe đạp đó? Nếu xe máy, ôtô lấn vào thì sao? Rồi đường này có làn xe đạp, nhưng đường khác lại không có, thì lợi ích mang lại là gì?
>> 'Mở làn riêng cho xe đạp trên xa lộ'
Tôi cho rằng, muốn giải quyết tận gốc bài toán giao thông cho Hà Nội nói riêng cũng như các thành phố lớn trên cả nước nói chung, chúng ta cần định hướng cụ thể như sau:
1. Giảm mật độ dân cư trên hạ tầng bằng hai cách:
Thứ nhất, phát triển thêm cơ sở hạ tầng đô thị: mở thêm đường, trường học, bãi đỗ xe, công viên, trung tâm thể thao...
Thứ hai, chủ động giải tỏa mặt bằng, bố trí tái định cư đối với các khu dân cư chưa có hoặc đã quá lạc hậu về quy hoạch, đã xuống cấp, hư hỏng, quá tải về hạ tầng...
2. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội đô bằng cách:
Thứ nhất, mở rộng, đa dạng hóa, và cải tiến chất lượng của hệ thống giao thông công cộng, nhằm đáp ứng được ít nhất 90% nhu cầu đi lại cơ bản của người dân (đi học, đi làm, đi khám bệnh, giải quyết thủ tục hành chính, chơi thể thao ở trung tâm thể thao, mua sắm ở trung tâm thương mại...).
Thứ hai, đánh thuế, áp phí cao đối với các phương tiện cơ giới cá nhân trong nội đô. Có thể thu phí vào khu trung tâm giống như cách làm ở London (Anh).
Tóm lại, muốn tìm lời giải cho bài toán giao thông ở các đô thị Việt, chúng ta phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ khiến đường phố ùn tắc, hỗn loạn. Còn nếu chỉ chăm chăm giải quyết phần ngọn sẽ chỉ thêm tốn kém, chồng chéo và thiếu hiệu quả.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Làn đường riêng cho xe đạp có giúp Hà Nội hết tắc đường?Gặp bạn, nhìn thấy đôi mắt bạn sưng húp vì khóc, tôi gặng hỏi, bạn chỉ trả lời gọn lỏn: “Chia tay rồi. Anh ấy phản bội mình”. Hai tháng sau câu nói ấy, bạn gửi thiệp cưới cho tôi. Trên tấm thiệp bên cạnh tên bạn là tên của một người đàn ông lạ. Khi tôi hỏi: “Có yêu không mà cưới?”. Bạn cười méo mó: “Giờ không yêu, lấy về rồi sẽ yêu? Mình sẽ khiến anh ta phải hối hận”. Tôi biết khi bạn gửi thiệp hồng cho Khang, bạn ngấm ngầm gửi cho anh một thông điệp: Không lấy anh thì tôi vẫn lấy được người khác. Bạn muốn Khang phải hối hận, ray rứt khi đã phản bội bạn.
Đến dự đám cưới bạn, nhìn bạn cười như khóc, ai cũng bảo cô dâu xinh mà kém tươi. Khi đón lần lượt hết khách vào, bạn chờ mãi vẫn không thấy Khang đến. Anh ta chỉ gửi thiệp hồng, nhờ một cậu bạn đưa giúp. Hơn một năm sau, tôi gặp lại, suýt không nhận ra bạn. Bạn gầy gò, đen đúa, nhan sắc xuống cấp hẳn. Bạn bảo lấy chồng, bỏ nghề tóc, về nhà bán rau ở chợ. Không kể nhiều nhưng tôi biết cuộc hôn nhân của bạn không có hạnh phúc. Chồng bạn tính trẻ con, có vợ rồi nhưng vẫn mê đá gà, đánh bài. Bạn khổ sở vì tiền bạc, đồ đạc trong nhà cứ “đội nón ra đi”. Đến cả vòng vàng cưới, bạn cũng phải bán cho anh ta trả nợ. Bạn thật thà: “Hối hận nhất vì ngày ấy trẻ người non dạ, nghĩ trả thù người yêu bằng việc đi lấy chồng”. Hôn nhân không tình yêu, bạn chẳng biết sẽ gắng gượng sống với nhau được bao lâu.
Tôi vừa thương, vừa giận bạn. Bạn đã suy nghĩ bồng bột khi cho rằng lấy chồng thật nhanh là cách trả thù đau đớn nhất với người tình cũ. Nhưng chỉ tiếc bạn không ngộ ra rằng, Khang đã hết tình cảm với bạn thì dù bạn có lấy bất cứ ai với anh ta điều ấy không có ý nghĩa gì. Một cuộc hôn nhân mà ngay từ đầu bạn đã không xem trọng thì kết thúc buồn có lẽ chỉ là chuyện không sớm thì muộn. Bạn đã đem cuộc hôn nhân trọng đại của cả đời người đặt trong một ván bài may rủi.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Dùng hôn nhân trả thù tình yêu