Nhận định, soi kèo Lyon vs Rennes, 2h05 ngày 27/4: Không còn đường lùi

Bóng đá 2025-05-02 05:42:51 565
ậnđịnhsoikèoLyonvsRenneshngàyKhôngcònđườnglùlịch thi đấu bóng đá hôm nay việt nam   Chiểu Sương - 26/04/2025 07:08  Pháp
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/51b699096.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Atletico Tucuman vs CA Independiente, 07h00 ngày 1/5: Đánh chiếm ngôi đầu

 - "Những bất lợi của điện hạt nhân lớn hơn các lợi ích của nó mang lại, đặc biệt khi một số lợi ích được đưa ra không thực sự đúng".

Đó là một trong những kết luận được đưa ra tại Hội thảo "Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và thế giới" diễn ra mới đây do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Quỹ FES và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức.

Theo ý kiến của các chuyên gia được trình bày tại hội thảo, lợi thế dễ nhìn thấy của điện hạt nhân là hiệu suất cao, không tốn nhiều diện tích khi tính lượng điện được sản xuất tương ứng trên đơn vị diện tích sử dụng.

{keywords}
Một nhà máy điện hạt nhân ở Đức. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì điện hạt nhân không phải là loại năng lượng bền vững, không hề rẻ, không đảm bảo được an ninh năng lượng, không góp phần giảm thiểu phát thải và không phải là công nghệ năng lượng của tương lai.

Theo đó, các chuyên gia này cho rằng, chi phí thực cho “đầu tư xây dựng” nhà máy điện hạt nhân không bao gồm 12 loại chi phí phát sinh trong vòng đời dự án mà ngân sách nhà nước phải chi trả, và được thu từ người sử dụng năng lượng và người đóng thuế như chi phí hoàn thiện chính sách, chi phí mua nhiên liệu, chi phí phòng sự cố, chi phí tháo dỡ…

Không giống các nhà máy điện thông thường, khi hết tuổi thọ, nhà máy điện hạt nhân phải tốn thêm chi phí xử lý chất thải hạt nhân và chi phí tháo dỡ.

Theo kinh nghiệm của Đức, những chi phí này thậm chí còn lớn và tốn kém nhiều thời gian hơn chi phí và thời gian xây dựng nhà máy. Đây thực sự đang là áp lực lớn đối với chính phủ và người dân Đức.

Theo ông Klaus-Peter Dehde, Thị trưởng vùng Elbtau - một cộng đồng sống gần nơi lưu giữ chất thải phóng xạ, cho biết Đức đã phải bỏ ra 15 tỷ EUR để hỗ trợ và vận hành các nhà máy điện nguyên tử, khoản tiền này không bao gồm các khoản chi phí đã phải chi ra và tới đây sẽ phải chi thêm cho việc lưu giữ rác thải hạt nhân. Nếu tính tổng thể thì phải lên đến hàng nghìn tỷ EUR.

Theo kế hoạch, tới năm 2022, Đức sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân.

Bên cạnh đó, do yếu tố kỹ thuật phức tạp, các nhà máy năng lượng hạt nhân thường xảy ra lỗi và sai sót. Thậm chí nếu không có vấn đề gì xảy ra trong một thời gian dài, các lò phản ứng vẫn phải dừng để bảo trì định kỳ, hoặc tái xây dựng từng phần để đảm bảo cầ các quy định về an toàn mới. Trong thời gian tạm dừng, có thể kéo dài nhiều tháng, vẫn phải đảm bảo độ ổn định của lưới điện và phải sản xuất các nguồn năng lượng thay thế khác.

Do đó, điện hạt nhân không đảm bảo an ninh năng lượng.

Ngược lại, nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự cố đặc biệt trong điều kiện thiên tai bất thường và khi sự cố xảy ra thì gây ra thảm họa lớn khó có thể khắc phục. Hiện đây là loại năng lượng không công ty bảo hiểm nào tham gia đảm bảo 100%.

Chúng tôi có đến thăm quan nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ tại Đức, trong thời gian vận hành họ đã phải dừng hoạt động khoảng 500 lần vì gặp phải sự cố”.TS. Sonja Schirmbeck – Phó trưởng đại diện FES, cho hay.

Bà Kanna Mitsuta, Chương trình Năng lượng và Hạt nhân, Tổ chức Những người bạn Trái đất – Nhật Bản cho biết: “Thiệt hại (chi phí ổn định, dọn dẹp và sửa chữa) từ tai nạn hạt nhân Fukushima ít nhất là 13 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 130 tỷ đô la Mỹ), và có lẽ sẽ lên đến hàng chục nghìn tỷ yên. Đa số các chi phí này sẽ gánh vác bởi thế hệ trẻ ngày nay và các thế hệ tương lai.”

Các chuyên gia cũng cho rằng, tăng sản xuất điện hạt nhân không giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Do việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều năm (trung bình 10 năm) trong khi không còn nhiều thời gian để giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng thêm không quá 1,5 độ C, nỗ lực tăng sản xuất điện hạt nhân để cứu hành tinh sẽ trở thành những nỗ lực muộn màng.

Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), điện hạt nhân chỉ có thể đóng góp 6% trong tổng lượng khí thải toàn cầu phải cắt giảm tính đến năm 2050.

Các chuyên gia này cũng cho rằng, điện hạt nhân điện hạt nhân không phải là một tiến bộ công nghệ. Rất ít các cải tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ bắt nguồn từ điện hạt nhân.

Ngược lại chi phí để sản xuất và nghiên cứu về điện hạt nhân có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khoa học khác hiệu quả hơn. "Tương lai không còn là của điện hạt nhân mà của năng lượng tái tạo" - kết luận của hội thảo khẳng định.

{keywords}
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của Việt Nam.

Từ đó, các chuyên gia bày tỏ lo ngại với những rủi ro, thách thức đối với việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam khi nhìn thấy tỉ trọng đóng góp của điện hạt nhân hiện không đáng kể (dự kiến 3,6% công suất vào năm 2030).

Bên cạnh đó, tính cấp thiết đối với việc đối với phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi.

Ở Việt Nam, nhu cầu về sản xuất điện hạt nhân đã giảm rõ rệt thể hiện trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Tuy nhiên, việc có xây nhà máy điện hạt nhân hay không vẫn còn đang chờ quyết định.

Cho dù chỉ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, tất cả các giải pháp về thể chế và cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên (từ việc xây dựng mới Luật tới cơ quan quản lý độc lập, cho tới kế hoạch di dời cho cộng đồng cũng như nơi lưu trữ an toàn chất thải hạt nhân) vẫn cần phải được thiết lập.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu sản xuất điện hạt nhân có thực sự là một đầu tư xứng đáng, có thể bù đắp cho các phí tổn phải bỏ ra để quản lý nó nhất là khi nguồn năng lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu điện quốc gia hay không.

Chưa rõ thời điểm khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận 1 và 2 được Quốc hội phê duyệt vào 11/2009. Theo đó, dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công vào cuối 2014 và hoàn thành vào năm 2020 với tổng công suất trên 4.000 MW.

Vào giữa tháng 1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thời điểm khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận có thể phải lùi lại tới năm 2020.

Trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2016, thời điểm chạy tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là năm 2028. 

Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông K.B. Komarov - phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga cho biết, thời điểm khởi công NMĐHN đầu tiên của Việt Nam có thể là năm 2027 hoặc 2028 chứ không phải 2021 hay 2022 như dự kiến.


7 lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc "sát nách" Việt Nam

Hiện tại, 7 tổ máy của 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc với công suất hàng ngàn MW nằm sát biên giới phía Bắc của Việt Nam đã đi vào hoạt động. Có tổ máy nằm cách biên giới Việt Nam chỉ 50km.

Thông tin được Bộ KHCN cung cấp tại cuộc họp báo đầu tháng 10.

Theo ông Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM), hiện tại có 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Quảng Tây) với 2 tổ máy; nhà máy điện hạt nhân Xương Giang (trên đảo Hải Nam) với 2 tổ máy và nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (Quảng Đông) với 3 tổ máy đã đi vào hoạt động.

"Trong đó nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành nằm rất sát Việt Nam, các điểm gần nhất của biên giới Việt Nam chỉ 50km" - ông Quang cho biết. "Theo lộ trình xây dựng thì tại các nhà máy này có thể xây dựng tới 6 tổ máy".

Như vậy, khi cả 3 nhà máy này được xây dựng hoàn thiện, sẽ có tới gần 20 lò phản ứng hạt nhân nằm sát biên giới phía Bắc của Việt Nam.


Lê Văn

">

Điện hạt nhân: Lợi bất cập hại?


">

Tượng nữ cảnh sát đi tiểu gây tranh cãi

Không ít bạn bè sau khi biết Rồi em sẽ quên nhanh là sáng tác Tô Minh Đức dành tặng Nguyễn Ngọc Anh, đều có băn khoăn là thông thường một sáng tác ý nghĩa như thế sẽ mang màu sắc của hạnh phúc nhưng tên ca khúc này lại không giống như vậy. Tô Minh Đức nói, đó là quan điểm rất sai, bởi khi đã đồng hành cùng nhau trong cuộc sống, đó sẽ là sự đồng hành với mọi vui buồn, nước mắt hay nụ cười cũng đều san sẻ, vì vậy bài hát vui hay buồn cũng đều thể hiện là dành cho nhau, vì nhau.

Với Rồi em sẽ quên nhanh,Tô Minh Đức tiết lộ, ca khúc sẽ không có quá nhiều tâm sự cá nhân như mọi người thường nghĩ về một ca khúc tặng vợ. Anh sáng tác ca khúc này dành cho Nguyễn Ngọc Anh vì Tô Minh Đức viết phù hợp với giọng hát, cá tính âm nhạc của cô. Một ca khúc được lên ý tưởng với màu sắc dễ nghe, dễ tiếp nhận, mang âm hưởng funk và Nguyễn Ngọc Anh sẽ hát theo phong cách RnB.

Với dự án này, ngoài vai trò sáng tác, giám đốc sản xuất, Tô Minh Đức còn tham gia hát bè cho vợ. Anh cho biết luôn sẵn sàng đứng phía sau để hỗ trợ công việc cho Nguyễn Ngọc Anh được tốt nhất. Với dự án này, Tô Minh Đức mời rapper Phong Windy thể hiện phần rap trong ca khúc.  

Sản phẩm có sự cộng hưởng của cả nhà nên mỗi khi đi thu âm, ghi hình cho MV ca khúc, làm việc với rapper là cả gia đình Nguyễn Ngọc Anh - Tô Minh Đức lại ríu rít cùng nhau. Cô con gái MiA đáng yêu cũng luôn có mặt và kiên nhẫn chờ đợi bố mẹ thu âm, làm việc hàng tiếng đồng hồ. Đặc biệt, Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ, bé MiA đã thuộc trọn vẹn cả ca khúc này và thường hát theo khi bố mẹ thu âm, tập luyện. 

 “Tôi thực sự thấy khi hai người cùng thấu hiểu nhau trong âm nhạc là điều rất tuyệt vời. Âm nhạc gắn kết chúng tôi, giúp chúng tôi luôn được đồng hành cùng nhau trong mọi chặng đường, mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Điều đó giúp chúng tôi sẽ có thêm nhiều dự án, sản phẩm âm nhạc mới cùng nhau”, Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ. 

Thu Hà

Nguyễn Ngọc Anh được chồng kém tuổi viết tặng ca khúc mớiNguyễn Ngọc Anh được chồng kém tuổi viết tặng ca khúc mớiXem ngay">

Chồng trẻ sáng tác, hát bè ca khúc viết tặng Nguyễn Ngọc Anh

Nhận định, soi kèo CSKA 1948 Sofia II vs Litex Lovech, 21h00 ngày 29/4: Khó có bất ngờ

thuong vu bac ty phia sau hoa hau anh 1

Chưa bao giờ Việt Nam chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt sân chơi sắc đẹp trên phạm vi cả nước như thời gian qua. Tính trong năm 2022, trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu ở cấp độ quốc gia và các tỉnh, thành phố được tổ chức.

Nhìn ở bề nổi, sự hiện diện của nhiều sân chơi sắc đẹp trong thời gian ngắn chứng tỏ đời sống tinh thần của người Việt đang trở nên sôi động hơn sau đại dịch. Đồng thời, các giá trị về mặt tinh thần, đặc biệt là nét đẹp người phụ nữ được tôn vinh, đề cao.

Tuy nhiên, đặt trong bức tranh tổng quan về các giá trị phổ quát văn hóa, sự phát triển xã hội, tư duy của các đơn vị tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam đang lệch lạc so với thế giới. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài.

Thỏa thuận ngầm phía sau một cuộc thi hoa hậu

Trong đời sống xã hội loài người, các cuộc thi sắc đẹp đã có lịch sử hình thành hàng nghìn năm, không phải là phát minh của thời hiện đại như suy nghĩ của số đông. Những sân chơi sắc đẹp đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa cổ đại… với mục đích chính là giải trí. Đàn ông cũng có thể tham gia các cuộc thi này, không chỉ riêng phụ nữ.

Từ tiêu chuẩn ban đầu là chú trọng hình thể các thí sinh, ngày nay, những cuộc thi hoa hậu phát triển thêm nhiều nội dung khác như phỏng vấn, ứng xử, tài năng…

Vài thập kỷ qua, hàng loạt các cuộc thi hoa hậu, người đẹp mới được mở ra trên thế giới. Trên bình diện chung, mọi thứ trở nên phổ biến, quen thuộc.

So với các quốc gia khác, Việt Nam là nước đi sau về việc tổ chức các sân chơi sắc đẹp. Lịch sử cuộc thi hoa hậu lâu đời nhất phải kể đến là Hoa hậu Việt Nam (do báo Tiền Phong tổ chức) vào năm 1988. Trải qua hơn 3 thập kỷ, việc trên dưới 30 cuộc thi nhan sắc được tổ chức liên tiếp trong năm 2022 là câu chuyện đáng suy ngẫm.

Khi nghiên cứu về lịch sử hoa hậu ở các nước phương Tây và Việt Nam, dễ nhận thấy các cuộc thi nhan sắc trong nước đang đi lệch lạc, thiếu mục đích rõ ràng.

Lệch lạc ở chỗ, trong cùng thời điểm, hàng loạt sân chơi sắc đẹp mở ra, bất kể độ tuổi (từ thiếu niên tới quý bà), nghề nghiệp và giới tính, chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ.

Khi nhìn vào hiện tượng này, tôi thấy có sự biến tướng, hổ lốn và loạn xạ. Không có gì là đặc sắc, cảm giác như một nồi lẩu thập cẩm nhạt nhẽo. Các cuộc thi hoa hậu dần rời xa giá trị nguyên thủy là đề cao vẻ đẹp hình thể, dung nhan, tài năng cùng những đóng góp giá trị cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện.

Việc nhiều tổ chức, đơn vị ở Việt Nam tham vọng kiến tạo một nền công nghiệp hoa hậu, tôi nghĩ đó chỉ là hô hào cho những mưu đồ ẩn khuất.

Bức tranh phía sau một cuộc thi hoa hậu không phải màu hồng như suy nghĩ của nhiều người. Đó thực chất là những cuộc làm ăn, phi vụ kiếm tiền và mặc cả ngầm mà chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ.

Những đồn đoán về những bàn tay có mùi tanh tao của tiền bạc thò vào phía sau sân khấu, khiến cho những sân chơi này không còn giá trị, danh hiệu của cô gái đứng đầu không còn thực chất như nó vốn có. Rời khỏi sân chơi sắc đẹp, nhiều cô gái đội vương miện vướng vào tin đồn quảng cáo web phim người lớn, cặp đại gia có vợ, mua giải…

Một thí sinh đại diện Việt Nam góp mặt ở sân chơi sắc đẹp quốc tế nhầm lẫn Doraemon là nhân vật của Disney trong vòng phỏng vấn… Tất cả đó đều là hệ lụy từ thực trạng bùng nổ, lạm phát hoa hậu trong nước.

Giá trị ảo của hoa hậu

Từ vị trí quan sát của một nhà báo, người nghiên cứu truyền thông văn hóa trong vài thập kỷ qua, tôi nhận thấy các cuộc thi hoa hậu trong nước phần nhiều không thể mang những giá trị kiến tạo văn hóa hay đóng góp gì cho xã hội hay sự phát triển đất nước. Nó chỉ tạo ra những giá trị ảo không đáng có, góp phần gia cường xô đẩy các giá trị xã hội theo hướng lệch chuẩn.

Tôi quen một vài người bạn ở Việt Nam có con gái khá xinh xắn và có nhiều tài năng như múa, hát, trình diễn. Họ cũng gửi con đi thi sắc đẹp dù tuổi còn khá nhỏ. Những trường hợp như những người bạn kể trên của tôi khá phổ biến thời gian qua.

Tôi quan sát sự việc này theo hướng đáng lo, đáng buồn hơn là niềm vui. Bởi vì, theo cái nhìn sâu xa, cả một xã hội bây giờ đang nhốn nháo chạy đua đến vương miện sắc đẹp. Họ tìm kiếm những giá trị gì ở đó? Danh hiệu, tiền bạc hay mục đích nào khác?

Những ông bố, bà mẹ đưa con cái của họ vào một cuộc ganh đua quá sớm. Ở độ tuổi mà những đứa trẻ chỉ nên hưởng thụ một tuổi thơ trong lành, thuần khiết. Quãng thời gian ngắn ngủi đẹp đẽ của các con bị cướp đi một cách trắng trợn bằng chính tham vọng của người lớn.

Nhìn những mầm non mới lớn xuất hiện trên sân khấu, diện trang phục hở hang khoe hình thể, nhún nhảy các tiết mục vốn dĩ chỉ dành cho người lớn, tôi thấy thực sự buồn. Những điều bất thường đang hiện diện, đầy rẫy trước mắt chúng ta, nhưng vì nhiều lý do, chúng ta đều nhắm mắt cho qua.

Người lớn có thể chạy đua theo những hư danh nhưng đừng xô đẩy trẻ con vào các cuộc đua tranh như thế. Hành động đó là thiếu nhân văn đối với bọn trẻ. Nếu những người đứng đầu các đơn vị tổ chức sắc đẹp trong nước yêu trẻ con và mong muốn cống hiến cho đất nước, hãy để trẻ em tránh xa các sân chơi hoa hậu.

Ở Đức, nơi tôi có gần 10 năm sống và làm việc, họ tôn trọng những giá trị thật, không tổ chức vô tội vạ các cuộc thi sắc đẹp. Những giá trị ảo, danh hiệu phù phiếm sẽ bị tẩy chay.

Một cô gái khi trở thành hoa hậu phải là chuẩn mực của sắc đẹp lẫn đạo đức để cộng đồng nhìn vào đó và học tập. Tuy nhiên, số lượng hoa hậu như thế ở Việt Nam là bao nhiêu. Hay sau đăng quang, họ chỉ được công chúng nhắc đến bởi những cuộc hôn nhân với đại gia, đời sống sang chảnh, món đồ hàng hiệu, phát ngôn lệch chuẩn và không ít thị phi đời tư.

“Ra ngõ gặp hoa hậu” là thực trạng đáng báo động hiện nay. Tôi ủng hộ những động thái từ cơ quan quản lý để thắt chặt các cuộc thi hoa hậu vô bổ. Xã hội không nên chạy đua vào các giá trị hư ảo.

Đặc biệt, truyền thông không nên góp những “tiếng vỗ tay” vào sự ồn ào, khó chịu như thế này.

(Theo Zing)

">

Những thương vụ bạc tỷ sau các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam

Hoa Trần - cô ca sĩ xinh đẹp đã bị đánh cắp trái tim bởi Việt Hoàn - nam ca sĩ có ngoại hình không được chuẩn “soái ca” nhưng chân thành, nhường nhịn. Cặp nghệ sĩ đã đồng hành với nhau 12 năm đầy hạnh phúc nhưng cũng không ít những giận hờn.

{keywords}
Hoa Trần - người vợ cá tính bên cạnh Việt Hoàn.

-Từng có thời gian chia sẻ rằng mình bị căng thẳng sau sinh, có lúc còn nghĩ tới ly hôn do những quan điểm sống vợ chồng khác nhau, chị đã vượt qua thời gian đó như thế nào?

Giai đoạn sinh con tôi và anh Hoàn vấp phải sự bất đồng trong cách chăm sóc con nhỏ, xuất phát từ 2 hoàn cảnh và 2 lứa tuổi khác nhau. Anh Hoàn sinh ra trong một gia đình đông con, bản thân phải tự lập từ nhỏ, mọi thứ đều tự dựa vào bản thân để vươn lên. Tư duy độc lập, tự lập ăn sâu vào anh Hoàn.

Còn tôi, bố mẹ chỉ có độc một mình tôi, bao yêu thương dồn vào tôi, mọi việc xung quanh đều được bố mẹ quan tâm, lo lắng và chăm sóc. Khi sinh em bé, bố mẹ và người thân muốn chia sẻ gánh nặng cùng tôi. Ví dụ như cụ (tức bà ngoại của tôi - PV) sẵn sàng ngồi bế cháu để tôi tranh thủ ngủ vài tiếng cho có sức và lại sữa vào ban đêm. Ban ngày, mẹ tôi sang thay ca chăm sóc tôi và em bé. Anh Hoàn thấy vậy phiền cho ông bà và cụ quá nên ái ngại vừa muốn tôi phải tự lực chăm con, vừa muốn rèn luyện sự cố gắng để trưởng thành hơn nên nhiều lần đề nghị ông bà không nên “chiều” con quá kẻo mắc chứng ỉ lại. 

Tôi không cho đó là sự ỉ lại, chỉ là giai đoạn đầu sinh nở, bé sơ sinh quấy khóc, tôi vừa vượt cạn sức yếu, vừa chăm con mà không được ngủ đủ sẽ không thể ăn ngon, sữa kém chất lượng và số lượng.

Và thế là 2 luồng tư tưởng không gặp nhau, không cùng quan điểm dẫn đến việc tôi xin phép bố mẹ tự chăm con. Tôi cũng muốn chứng minh bản thân có thể tự lực được, bố mẹ dù thương con nhưng vẫn tôn trọng quyết định của tôi. Sau đó, tôi mất 1 thời gian dài nghĩ rằng anh Hoàn không thương như cách tôi mong muốn và thấy khó chịu với sự xuất hiện của anh Hoàn. Có những lần chúng tôi nói chuyện cả đêm tìm ra giải pháp dung hoà nhưng thật khó để thay đổi tư duy của một con người khi người ta đã quá lâu phải sống một mình và tự lập hoàn toàn.

Tuy nhiên, một thời gian sau, em bé qua cữ và trộm vía không hay ốm đau, lớn ngoan. Tôi cũng trưởng thành hơn, biết chịu đựng hơn, biết chấp nhận hơn và có nhiều kỹ năng hơn. Mọi việc đều có 2 mặt của nó, được cái nọ mất cái kia. Tôi tự đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân, không ai giúp mình bằng chính mình. Chỉ bản thân ta mới cho phép ta vui hay buồn, người khác chỉ là tác động nhỏ. 

Hoàn thiện bản thân là từ khó khăn cứ ko phải từ dễ dàng. Chỉ cần sống chân thành với nhau, mọi điều sẽ tự ổn định theo cách tự nhiên nhất.

{keywords}
Việt Hoàn và vợ trẻ đẹp kém 18 tuổi.

Hoa Trần vừa thực hiện một bộ ảnh lấy 'Con nhà thánh', lấy cảm hứng từ hình ảnh Chúa Thượng Ngàn và Cô Chín, các hoạ tiết Đại Việt, quốc hoa, linh vật để tạo hình xây dựng bộ ảnh.

Cả 2 chúng tôi đều vỡ mộng về nhau

- Đó có phải là quãng thời gian ám ảnh nhất đối với chị khi quyết định kề vai sát cánh bên cạnh người đàn ông hơn mình nhiều tuổi?

Đúng, quãng thời gian đó ám ảnh nhất, khó chịu nhất của tôi cho đến thời điểm này. Cả 2 chúng tôi đều vỡ mộng về nhau. Anh Hoàn luôn coi tôi là bé nhỏ, chưa biết gì cần được dạy dỗ, ra sức bẻ thẳng cái cành mộc xù xì. Còn tôi cưỡng lại, ghìm lại đôi lúc đối phó và nóng nảy. Giai đoạn đó tôi đã mất bình tĩnh rất nhiều, hay khóc, hay tủi thân. Sau này khi vượt qua, tôi mới thấy mình đã trưởng thành mạnh mẽ như thế nào. Cũng tốt mà! Bây giờ tôi đã không còn dễ khóc như ngày xưa. Tôi thấy mình rắn rỏi quá (cười).

- Hơn kém nhau 18 tuổi, mâu thuẫn trong cuộc sống của anh chị là gì? 

Quan điểm - luôn là như thế! 18 tuổi là cả 1 thế hệ mà, anh Hoàn cuối 6X, tôi đầu 8X, nói thật lấy đâu ra cùng quan điểm được (cười).

- Quan điểm luôn không giống nhau nhưng gắn bó cùng nhau được 12 năm, anh chị duy trì cảm xúc như thế nào?

Để tự nhiên, đấu tranh chán tôi cũng thấy không cần đấu tranh nữa, mãi cũng chỉ đến thế. Tôi phải điều chỉnh mình là chính, bởi tôi trẻ hơn, tôi có thể chạy theo anh Hoàn, còn anh Hoàn e là không thể quay lại chạy theo tôi. Quan trọng cả 2 chúng tôi ý thức cao được sự duy trì trật tự gia đình nghiêm túc. Con cái cần có bố mẹ chúng bên cạnh chăm sóc và dạy dỗ.

Sự nổi tiếng của chồng không khiến tôi chùn bước

- Cách nhau cả một thế hệ, anh chị thống nhất việc dạy con như thế nào? 

Chúng tôi thống nhất, nếu 1 trong 2 người đang dạy con, cho dù người đang dạy có chút sai trong cách thức và quan điểm thì người còn lại lúc đó tuyệt đối tôn trọng người kia, sau đó sẽ đối thoại chỉ cho nhau kiểu: À anh sai chỗ này và em thấy thế này... và ngược lại. Dù cách nhau cả một thế hệ nhưng chúng tôi đều thống nhất rằng dạy con sống nhân văn, thẳng thắn, lương thiện nhưng không nhu nhược.

- Cũng đi hát được khoảng gần 5 năm, nhưng tất nhiên sự nổi tiếng của chị chưa thể bằng chồng, áp lực bên cạnh một người chồng nổi tiếng có khiến chị đôi lúc chùn chân với ước mơ của mình?

Sự nổi tiếng của chồng không khiến tôi chùn bước. Sự ý thức của số phận mới khiến tôi phải cân nhắc rõ ràng. Tôi yêu ca hát, đam mê nghệ thuật và luôn có khát khao vươn lên. Số phận ở đây nằm trong câu “Thầy già - con hát trẻ”, tôi đã không còn trẻ để làm nghề theo đúng đặc trưng của nghề. Tôi không bỏ cuộc và yêu nghề hát, thích nghiệp diễn.

Sẽ nhẹ nhàng hơn cho tôi khi không phải cố gồng để nổi tiếng cho bằng chồng. Chỉ cần sống với không gian nghệ thuật của chính tôi, não bộ tôi luôn được trẻ hoá khi tôi luôn tư duy, nghĩ cách làm tác phẩm sao cho hay và tốt. Ghi nhận và đến được với nhiều khán giả còn tuỳ duyên. Ít nhất tôi vẫn có một chỗ đứng cho riêng mình với dòng nhạc theo đuổi, vẫn tự hát ca khúc mình muốn hát và viết lời cho nó. Nói tôi làm nghệ thuật cũng được, tôi chơi nghệ thuật cũng đúng luôn.

- Quãng thời gian nghỉ dịch ở nhà, nhiều gia đình cảm thấy được gần gũi và chia sẻ với nhau hơn, những cũng có những gia đình căng thẳng vì có nhiều thời gian ‘soi’ những thứ không hay ho gì của nhau, còn gia đình chị ra sao?

Gia đình tôi thấy vui vẻ vì cuộc sống cũng không quá xáo trộn, chúng tôi có nhiều thời gian để xây dựng và chăm sóc cho trang trại. Các con nghỉ học không ảnh hưởng gì tới hoà bình thế giới bởi có ông bà ngoại và cụ xuống chơi, càng náo nhiệt. Tôi thấy gia đình tôi vẫn rất ổn vào thời điểm này. Tuy nhiên nếu sau nửa năm nữa vẫn như thế này thì chắc Việt Hoàn và Hoa Trần sẽ chuyển nghề bán rau sạch thay vì ca hát để kiếm sống (cười).

Đọc thêm tuyến bài vợ kém nhiều tuổi lấy sao nam nổi tiếng:

Bài 1: Vợ kém 44 tuổi của Đức Huy: 'Ngày nào hôn dưới 10 lần là đang cãi nhau'
Bài 2: Bà xã của Lý Hải: 'Không quan tâm khi bị gọi là máy đẻ'
Bài 3: Vợ kém 15 tuổi của Chiến Thắng: Có lúc ôm con bỏ đi, khi về lại yêu hơn
Bài 4: Lam Trường và vợ kém 17 tuổi đối đáp hài hước về hôn nhân

Tình Lê 

Người vợ nhiều tài lẻ kém 18 tuổi của ca sĩ Việt Hoàn

Người vợ nhiều tài lẻ kém 18 tuổi của ca sĩ Việt Hoàn

Hoa Trần sinh năm 1984, kém Việt Hoàn 18 tuổi. Trải qua quãng thời gian sóng gió với chồng nhưng hiện tại Hoa Trần chia sẻ cô chẳng còn mong ước gì hơn nữa.

">

Vợ kém 18 tuổi của ca sĩ Việt Hoàn từng vỡ mộng đòi ly dị chồng

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản hướng dẫn các trường về việc quản lý dạy thêm, học thêm.

Theo đó, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải áp dụng theo thông tư 17 của Bộ GD-ĐT và các quyết định của UBND TP.HCM. Cụ thể là: Không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh học 2 buổi/ ngày, học sinh tiểu học trừ trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thích ứng cuộc sống, kỹ năng xã hội.

{keywords}
Học sinh tiểu học TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức trên cơ sở tự nguyện tham gia của học sinh, phân lớp theo trình độ học sinh, học sinh được lựa chọn giáo viên để theo học. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Cán bộ, giáo viên đang công tác trong các cơ sở giáo dục công lập tham gia dạy thêm phải thực hiện đúng quy định về dạy thêm, học thêm, chịu sự quản lý, giám sát của thủ trưởng các cơ sở công lập.

Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về việc quản lý, giám sát giáo viên tham gia dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm không đúng quy định.

Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngay trong các giờ dạy trên lớp, không ra bài tập khó về nhà, đảm bảo để học sinh yên tâm về kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, tăng cường việc giáo dục, hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh.

Thực hiện công tác phụ đạo cho học sinh yếu và bồi dưỡng cho học sinh giỏi không thu học phí.

Đồng thời, các trường phải xây dựng website hỗ trợ học tập hay sử dụng các ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm giúp đỡ học sinh giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài học, hướng dẫn học sinh tự ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức tại nhà, tăng cường khả năng tự học của học sinh.

Các phòng GD-ĐT tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm không đúng quy định của các cơ sở giáo dục trực thuộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất về việc chấp hành các quy định.

Riêng về việc các cơ sở ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa đang thuê cơ sở vật chất nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm, Sở yêu cầu các trường công lập phải đảm bảo đúng quy định của Thông tư 23 ban hành ngày 16/2/2016 của Bộ Tài chính.

Các trường phải lưu ý không được phép sử dụng cơ sở vật chất để cho thuê, liên doanh hay liên kết dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng xã hội.

Ngân Anh

">

Quản lý dạy thêm học thêm: Sở GD

友情链接