Thực quản là đoạn nối giữa miệng và dạ dày,Ănđồnóngmùalạnhcóthểtổnthươngthựcquảtottenham – chelsea có chức năng vận chuyển thức ăn, được bảo vệ bởi lớp niêm mạc biểu mô vảy trong lòng thực quản. Nhai làm mất nhiệt lượng trong thức ăn, giảm sự tiếp xúc nhiệt trực tiếp với niêm mạc thực quản.
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết vào mùa đông khi nhiệt độ giảm, mọi người có xu hướng chọn các món ăn uống nóng, ấm để thưởng thức như mì, lẩu, các món hầm, súp, đồ nướng, trà, cà phê, sữa nóng... Nhiệt độ của thực phẩm hầm, chiên rán, nhúng lẩu hay quay lò vi sóng thường không biểu hiện ra bên ngoài mà ẩn trong các lớp sâu hơn.
Nhiệt độ thức ăn quá nóng (trên 60 độ C) có thể gây tổn thương ở miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản. Tổn thương nhiệt do thức ăn nóng được gọi là tổn thương nhiệt thực quản cấp tính (Esophageal Thermal Injury - ETI). Ban đầu, niêm mạc thực quản bị kích thích, phù nề do nhiệt độ cao.
Tổn thương thực quản kéo dài có thể thành tổn thương viêm mạn tính, dẫn đến hình thành sẹo thực quản, thanh quản. Dải sẹo hình thành ở bất kỳ vị trí nào mà chấn thương do nhiệt xâm nhập đến, phổ biến như lớp niêm mạc bảo vệ lót bên trong miệng, thanh quản, thực quản, gây hẹp thực quản và các cấu trúc liên quan, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Nguy cơ cao hơn ở người có bệnh lý thực quản trước đó.
Tổn thương nhiệt do thức ăn có thể gây biến chứng như co niêm mạc thực quản, hẹp thực quản khiến người bệnh thường có biểu hiện khó nuốt, đau khi nuốt, cảm giác nóng rát sau xương ức. Trên hình ảnh nội soi, các tổn thương thực quản khác nhau tùy theo mức độ và giai đoạn. Mức độ nhẹ có biểu hiện vùng niêm mạc phù nề, xung huyết đỏ, xuất hiện mụn nước. Mức độ nặng hơn là các tổn thương loét áp tơ, biểu hiện phổ biến có thể thấy dải niêm mạc màu trắng và đỏ xen kẽ dọc theo thực quản.
Bác sĩ chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, khai thác chi tiết bệnh sử, diễn biến bệnh và đặc điểm hình ảnh nội soi. Tổn thương thực quản do nhiệt tương đối lành tính và có thể hồi phục. Khả năng điều trị, thời gian phục hồi tùy vào độ sâu, mức độ lan rộng của tổn thương do nhiệt và cơ quan xung quanh có liên quan.
Người bị tổn thương thực quản do nhiệt mức độ nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng một tuần. Trường hợp nặng có thể khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực như hạn chế đồ ăn, thức uống nóng gây tổn thương, sử dụng thuốc ức chế bài tiết dịch vị để bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tổn thương do dịch vị, axit dạ dày.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo mỗi người có thể bảo vệ thực quản bằng cách ăn, uống thực phẩm ấm với nhiệt độ an toàn cho thực quản khoảng 30 độ C. Người bệnh có triệu chứng như thay đổi giọng nói, khó thở, khó nuốt, đau họng kèm khó nuốt hơn 48 giờ không giảm, cần khám sớm để kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
Lục Bảo