当前位置:首页 > Công nghệ

Kiến tạo niềm tin số bằng sản phẩm công nghệ mở Make in Vietnam

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai thử nghiệm thương mại hóa công nghệ 5G. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ các kỹ sư phần mềm bởi mạng 5G Việt Nam sẽ dùng chuẩn mở. 

Phát triển các hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia bằng công nghệ mở chính là định hướng của Việt Nam. Đây là mấu chốt để tạo ra niềm tin số Việt Nam.

Với thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối 5G Make in VietNam,ếntạoniềmtinsốbằngsảnphẩmcôngnghệmởbd ltd c1 Việt Nam đã làm chủ được những thành phần cơ bản nhất của một hệ sinh thái 5G. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh 5G sắp sửa được thương mại hóa vào cuối năm nay.

Việt Nam đứng thứ 20 thế giới về ứng dụng phần mềm nguồn mở

Theo Báo cáo Phân tích rủi ro và An ninh nguồn mở năm 2020 (Open Source Secutiy and Risk Analysis Report 2020) của Sysnopsys, khi kiểm toán 1.250 kho mã nguồn (codebases ) phần mềm đóng thuộc 17 ngành công nghiệp, có tới 99% codebases chứa thành phần nguồn mở. Trong đó, 9/17 ngành công nghiệp có 100% kho mã nguồn chứa thành phần nguồn mở. 

Đáng chú ý khi có tới 70% lượng mã nguồn trong các codebases là nguồn mở. Con số này đã tăng lên gấp đôi so với tỷ lệ 36% của năm 2015. Ngoài ra, 90% các kho mã nguồn mới ra đời từ năm 2019 có chứa thành phần nguồn mở. 

{ keywords}
Công nghệ mở đang được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. 

Theo Sysnopsys, trung bình mỗi codebases có 445 thành phần nguồn mở. Hơn 90% công ty công nghệ thông tin sử dụng phần mềm nguồn mở cho các ứng dụng quan trọng. 

Báo cáo của diễn đàn mã nguồn mở GitHub cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 20 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài nước Mỹ về ứng dụng mã nguồn mở. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 3 về ứng dụng phần mềm mã nguồn mở, sau Singapore và Indonesia. 

Mặc dù vậy, khi xét về tỷ lệ, chúng ta thua kém khá nhiều so với Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Anh, Nhật Bản và chỉ ngang ngửa với Đài Loan, Singapore và Indonesia. Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng các dự án nguồn mở và những nguồn đóng góp cho các mã nguồn mở của Việt Nam vẫn còn thấp.

{ keywords}
Số liệu năm 2020 của GitHub

Dù tiếp cận xu hướng mở khá sớm, từ những năm 2000, tuy nhiên tốc độ phát triển công nghệ mở của nước ta vẫn đi theo sau một số nước. Điều này là bởi những hạn chế về văn hóa đóng, tình trạng cát cứ dữ liệu và sự thiếu quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào mảng công nghệ này. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa hơn là bởi Việt Nam không có truyền thống phát triển công nghệ. Điều này là do nền kinh tế Việt Nam vẫn mới chỉ ở mức trung bình khá, trình độ dân trí và khoa học công nghệ còn thấp, bằng chứng là chúng ta có rất ít các phát minh, bằng sáng chế về khoa học, công nghệ. 

Để Việt Nam có thể theo kịp thế giới và trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mở là con đường duy nhất để Việt Nam có thể làm chủ về mặt công nghệ. 

Từng bước làm chủ công nghệ mở, kiến tạo niềm tin số Việt Nam

Lựa chọn phát triển công nghệ mở, phần mềm nguồn mở và mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của Việt Nam. 

Đây là khẳng định của người đứng đầu Bộ Thông tin & Truyền thông tại Diễn đàn Công nghệ mở Việt Nam (Vietnam Open Summit 2020). Việc tổ chức sự kiện này cũng là cam kết, chiến lược và chương trình hành động của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở. 

Định hướng phát triển công nghệ mở Việt Nam thời gian tới sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính là hệ sinh thái mở “Make in Vietnam”, thúc đẩy văn hoá mở và phát triển cộng đồng mở.

{ keywords}
Ứng dụng Bluezone - sản phẩm mã nguồn mở Make in Vietnam đã có hơn 20 triệu người sử dụng. Ảnh:Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, thời gian qua, Việt Nam đã phát triển và đầu tư rất nhiều cho các công nghệ mở, sự ra đời của các ứng dụng như Bluezone, CoMeet là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. 

Nhờ phát triển dựa trên mã nguồn mở, người dùng cùng hơn 100 chuyên gia CNTT đã đóng góp vào sự phát triển của ứng dụng Bluezone.  Cũng nhờ có mã nguồn mở, ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19 của Việt Nam đã được người dân tin dùng với hơn 22 triệu lượt tải.

Hiện nay, Viettel, Bkav, CMC là những tập đoàn công nghệ đi đầu tại Việt Nam về việc phát triển các công nghệ mở. 

Theo ông Nguyễn Tử Quảng - CEO Bkav, từ cách đây vài năm, Bkav đã bắt đầu tư vào lĩnh vực camera AI. Đến năm 2018, công ty này lại thành lập thêm Viện công nghệ AI bởi nhận thấy tiềm năng ứng dụng AI là rất lớn.

{ keywords}
Những chiếc camera AI sử dụng nền tảng mở Open AI View của Bkav đã được xuất sang thị trường Mỹ.

Tháng 11 vừa qua, Bkav đã xuất khẩu lô hàng camera AI đầu tiên sang Mỹ để lắp đặt tại trụ sở chính của tập đoàn Qualcomm (Sandiego, California). Tại Qualcomm, những chiếc camera Việt Nam sẽ là một thành phần quan trọng trong chiến lược triển khai thành phố thông minh của tập đoàn này. 

Điều đáng nói là những chiếc camera mang thương hiệu AI View do Bkav sản xuất đều được phát triển dựa trên nền tảng mảng Open AI View. Việc sử dụng nền tảng mở chính là cách mà tập đoàn đến từ Việt Nam lấy được niềm tin của các bạn bè quốc tế. 

Điều này diễn ra trong bối cảnh các sản phẩm camera an ninh của Trung Quốc đang bị cấm tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu do những quan ngại về vấn đề an ninh, bảo mật. 

Với CMC, tập đoàn này lựa chọn nền tảng mở OpenStack để xây dựng CMC Open Cloud và Elastic Stack để xây dựng SOC. Đây đều là các mã nguồn mở được công khai trên GitHub.

Do sử dụng mã nguồn mở từ GitHub, nhiều mã nguồn module Big data, Cloud của CMC cũng sẽ được chuyển lại cho diễn đàn này để sinh viên, lập trình viên sử dụng. Bên cạnh đó, CMC cũng phát triển hệ sinh thái mở C.OPE2N để chia sẻ và đón nhận những đóng góp từ cộng đồng. 

{ keywords}
Lễ ra mắt nền tảng mở dành cho doanh nghiệp C.OPE2N của tập đoàn CMC. Ảnh: Trọng Đạt

Ông Lương Tuấn Thành - Giám đốc Công nghệ tập đoàn CMC cho rằng, với việc phát triển dựa trên mã nguồn mở, toàn bộ chi phí liên quan tới bản quyền phần mềm trước đây sẽ được chuyển sang đầu tư cho con người. Đây là cách CMC phát triển đội ngũ chuyên gia và xây dựng văn hóa mở. 

Còn ở trường hợp của Viettel, nhà mạng này chọn việc làm chủ công nghệ 5G dựa trên mạng truy nhập vô tuyến mở (OpenRAN). Đây là sự lựa chọn táo bạo so với việc sử dụng mạng truy nhập vô tuyến (Radio Access Network - RAN) truyền thống. 

{ keywords}
Nhà mạng Viettel cũng lựa chọn sử dụng mạng truy nhập vô tuyến mở (OpenRAN) để phát triển các thiết bị 5G Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt

Nhờ phát triển các thiết bị dựa trên mạng truy nhập vô tuyến mở, Viettel sẽ không còn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài. OpenRAN với phương thức vận hành mở cũng sẽ giúp nhà mạng này giảm bớt chi phí và linh hoạt hơn trong quá trình triển khai. 

Quan trọng hơn, công nghệ mở sẽ tạo ra niềm tin số để Viettel có thể bán được các sản phẩm thiết bị mạng Make in Vietnam. Các quốc gia chỉ có thể có niềm tin này khi công nghệ được sử dụng là công nghệ mở. Nhờ vậy, tất cả các quốc gia đều có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng.

Tới đây, sẽ còn nhiều hơn nữa các sản phẩm công nghệ khác của Việt Nam được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mở. Đây là lời khẳng định của Việt Nam về quyết tâm trở thành quốc gia công nghệ bằng nền tảng mở. 

Qua các sản phẩm công nghệ mở, Việt Nam cũng muốn gửi tới thế giới thông điệp niềm tin về các sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam. 

Bài 1: Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Trọng Đạt

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Công nghệ mở tạo ra niềm tin số

Nhờ có công nghệ mở, Việt Nam đang song hành cùng các nước dẫn đầu thế giới về phát triển mạng di động 5G. Với công nghệ mở, Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa tham vọng trở thành một quốc gia phát triển về công nghệ. 

分享到: