Theo bà Lan, sau khi Bộ Y tế cảnh báo một số sản phẩm pate Minh Chay chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B, Ban Quản lý ATTP đã có văn bản khẩn gửi đến 24 quận, huyện, yêu cầu:
Kiểm tra, giám sát trên thị trường, chủ động thu hồi các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới (Địa chỉ tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) và thông báo số lượng cụ thể về Ban Quản lý ATTP gồm 13 sản phẩm như: Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi.
Theo bà Lan, sản phẩm pate nói trên ăn vào là ngộ độc ngay, đã có một số ca từ các tỉnh khác chuyển lên cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy và Nhiệt đới.
“Đây là các ca ngộ độc thực phẩm không thông thường mà rất nặng, khả năng tử vong là có”, bà Lan khuyến cáo.
Ba Lan cũng thông tin, qua điều tra ban đầu, ở TP.HCM đã có 1.290 khách hàng online đặt mua sản phầm pate Minh Chay. Ban Quản lý ATTP đã điện thoại tới từng khách hàng này để thu hồi. Thậm chí, Ban cũng khuyến cáo 24 quận, huyện nghiêm cấm người dân sử dụng và thu hồi không chỉ pate mà toàn bộ sản phẩm của Công ty Lối Sống Mới.
Liên quan đến vụ việc này, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm chỉ đạo 24 quận, huyện đặc biệt lưu ý vụ việc này. Tuyên truyền mạnh cho người dân biết, tránh thêm có người ngộ độc.
Theo ông Liêm, thống kê có hơn 1 ngàn người mua, nhưng khả năng có nhiều người mua hơn con số nói trên. Các quận, huyện cần lưu ý vừa tiến hành thu hồi sản phẩm, vừa tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết.
Ông Liêm cũng cho biết, UBND TP đã chỉ đạo Trung tâm báo chí TP tổ chức họp báo về vụ việc “pate Minh Chay” vào ngày mai.
Đến nay, các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Một trường hợp có thể phải thở máy từ 2 – 10 tháng nữa.
" alt=""/>TP.HCM thu hồi toàn bộ sản phẩm của Công ty Lối Sống MớiQuy tắc côn ra ga vào không chỉ áp dụng khi xe bắt đầu khởi hành mà còn áp dụng ngay cả khi chiếc xe phải chuyển số khi đang di chuyển với tốc độ cao. Thêm một ít ga khi nhả côn giúp chiếc xe có vòng tua phù hợp, khiến chiếc xe không bị giật khi chuyển số. Điều này cũng giúp động cơ xe được bền hơn.
Tiến bám lưng, lùi bám bụng
Quy tắc tiến bám lưng lùi bám bụng được áp dụng khi lái xe, quay xe, lùi xe trong không gian nhỏ hẹp hay có vật chắn hai bên đường hoặc ở những đoạn đường đèo dốc có nhiều khúc cua khúc khuỷu.
Tiến bám lưng, lùi bám bụng là câu "thần chú" rất hay được sử dụng. |
Nếu ví một đoạn đường cong như cơ thể con người thì phần đường cong rộng hơn giống như lưng, còn đường cong hẹp hơn là bụng.
Quy tắc lái xe này là khi tiến ở đoạn đường cong, nếu không muốn bánh sau bị “chém” thì phải mở rộng vòng cua để phía đầu xe sát với phần lưng của đường. Ngược lại, khi lùi cần bám sát vào đường cong hẹp để tạo cho phần đầu xe góc lùi lớn hơn, bánh trước không bị chèn ra ngoài.
Việc tiến bám lưng còn giúp chúng ta khi lái xe ở những đoạn đường cong, đèo dốc không bị đè vạch, nhất là đối với những chiếc xe dài.
Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi
Đây là kinh nghiệm được đúc kết trên thực tế khi gặp đèn đỏ. Ba giây xanh thì bỏ có nghĩa là khi bạn đang lái xe di chuyển đến giao lộ, trong khi đèn xanh vẫn còn 3 giây thì nên dừng lại, không cố đi tiếp sẽ có thể bị “mắc đèn”.
Ngược lại, khi đang dừng chờ đèn tín hiệu, khi đèn đỏ còn 3 giây thì nên bắt đầu bỏ phanh tay, vào số. Thời gian 3 giây là vừa đủ để chiếc xe di chuyển ở những giây đèn xanh đầu tiên, giúp tiết kiệm thời gian.
Mưa tránh trắng, nắng tránh đen
Những mảng màu tương phản bất thường trên đường có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm, tốt nhất nên tránh. |
Đây là kinh nghiệm nhìn mặt đường theo thời tiết để chạy xe. Khi trời mưa, nếu mặt đường có ổ gà, nơi đó sẽ đọng nước, phản xạ ánh sáng tạo thành mặt gương lấp loáng, do đó không nên chạy vào những nơi có mặt đường màu trắng khi trời mưa.
Còn khi trời nắng, thông thường mặt đường sẽ sáng đều, những nơi tối (đen) hơn bình thường có thể là ổ gà, hố sụt vì không nhận được ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, những vùng có màu tối trên mặt đường có thể là chất lỏng như dầu/nhớt đổ trên mặt đường, nên tránh.
Chó tránh đầu, trâu tránh đuôi
Các tài xế kinh nghiệm thường truyền nhau kinh nghiệm "chó tránh đầu, trâu tránh đuôi" để nói về cách ứng biến khi bất ngờ gặp động vật lao ra đường.
Những câu “thần chú” cực chất của tài già, lái mới nên biết |
Kinh nghiệm trên dựa vào đặc tính của các động vật trên đường khi gặp các phương tiện như ô tô hay xe máy. Theo đó, chó khi gặp xe lao tới thường sẽ quay đầu chạy về nơi xuất phát còn trâu bò thì ngược lại, sẽ lồng lên cố chạy tới.
Ngoài ra, trong trường hợp gặp động vật, lái xe không nên dùng còi vì động vật như trâu bò không có ý thức để xác định phải tránh đường khi nghe thấy còi. Thậm chí, âm thanh bất ngờ có thể khiến động vật giật mình, hoảng loạn và tình huống thêm phức tạp.
Đầu xuôi đuôi lọt
Lái xe qua những đoạn đường hẹp cần bản lĩnh và kinh nghiệm của lái xe |
Đối với các xe hiện nay, đa số thiết kế phần đầu xe to hơn phần đuôi một chút. Nếu phải di chuyển qua đoạn đường hẹp như ngõ ngách, cổng hẹp, một khi ta đã lách được qua 2 gương xe là yên tâm phía sau sẽ lọt với điều kiện là giữ thẳng tay lái.
Hoàng Hiệp
Còn những mẹo hay kinh nghiệm gì chưa đề cập đến trong bài viết này? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc gửi tin bài, video, hình ảnh về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Hầu hết trong mọi trường hợp, ô tô đều phải vượt xe từ phía bên trái, trừ 3 trường hợp dưới đây.
" alt=""/>Những câu “thần chú” cực chất của tài già, lái mới nên biếtTTTV
VTC3
TTTT HD
ON
BĐTV
VTV6
TTTV
VTC3