您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Winterthur vs Basel, 23h00 ngày 26/10: Dìm chủ nhà xuống đáy
Giải trí969人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 26/10/2024 10:31 Nhận định ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Aston Villa vs PSG, 2h00 ngày 16/4
Giải tríPhạm Xuân Hải - 15/04/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
【Giải trí】
阅读更多Duy Nam: ‘Khó có vai chính phù hợp vì tôi không phải soái ca’
Giải tríNăm 2022, Duy Nam được chú ý khi đảm nhận vai Nam Tào (thay thế nghệ sĩ Xuân Bắc) trong Táo Quân. Trước đó, anh được biết đến là nghệ sĩ hài với nhiều sản phẩm parody tự sản xuất. Ngoài ra, anh cũng đóng phim truyền hình, gần nhất là hai tác phẩm Hương vị tình thânvà Thương ngày nắng về.
Cần thêm thời gian để diễn vai Nam Tào tròn trịa hơn
- Giữa Nam Tào và Bắc Đẩu, nếu được lựa chọn, anh thích vào vai nào?
- Nếu được chọn, chắc tôi cũng muốn một lần thể hiện điệu bộ “rối tung giời lên đấy” của Bắc Đẩu. Có một năm tôi từng đóng cô Đẩu thử việc, nhưng đạo diễn Đỗ Thanh Hải không cho diễn màu của anh Công Lý.
Nhiều năm qua, có thể nói chính anh Lý đã tạo nên hình ảnh một cô Đẩu đanh đá, cục súc, chua ngoa và đầy dấu ấn. Chắc chỉ anh ấy mới diễn được như thế.
- Vai Nam Tào của anh trong Táo Quân 2022 chưa có nhiều đất diễn đủ để tạo dấu ấn riêng. Để tự đánh giá, anh chấm cho mình bao nhiêu điểm?
- Tôi vẫn nhớ sau đêm ghi hình thứ hai của chương trình, ê-kíp Táo Quân tụ họp đông đủ. Ai cũng rất vui, anh Chí Trung thì ôm đàn hát. Khi ấy, các anh chị vỗ vai tôi và Trung (Trung Ruồi đóng vai Bắc Đẩu), động viên cố lên. Năm nay, vai trò của chúng tôi chưa nhiều nhưng hai đứa đã vượt qua nỗi sợ của chính mình.
Tôi nghĩ vượt qua được nỗi sợ của bản thân là hạnh phúc rồi. Sau đêm Giao thừa, tôi đã có thể quên đi những áp lực, lo lắng trước đó để yên tâm đi lễ, đi chơi cùng vợ con. Dù được hay chưa, chương trình đã lên sóng. Tôi và Trung thuộc lớp nghệ sĩ trẻ của Táo Quân, chỉ mong khán giả yêu thương, đón nhận.
Còn để đánh giá mình làm tốt hay chưa, tôi cũng không biết đánh giá thế nào. Nếu dựa trên thang điểm 10, tôi cho mình 6,5. Để tiến lên điểm 7, 8 hoặc 9, tôi cần một hành trình dài trau dồi, đúc kết thì mới có thể làm tròn trịa vai diễn.
Duy Nam, sinh năm 1990, được biết đến là diễn viên hài.
- NSƯT Xuân Bắc, người gắn liền với hình ảnh Nam Tào suốt 20 năm qua, có theo dõi hay nhận xét gì về màn hóa thân của Duy Nam?
- Trước giờ biểu diễn, anh Xuân Bắc và anh Công Lý đều nhắn tin, động viên tôi cũng như Trung. Sau đêm diễn thứ hai, tôi nhớ vào buổi trưa, anh Bắc gọi chúc mừng. Lúc ấy, anh đang ở TP.HCM. Anh vừa cười vừa bảo tôi là “tốt đấy, từ năm sau hai đứa cứ làm Nam Tào - Bắc Đẩu đi nhé, anh xuống làm Táo cũng được”. Tôi đáp lại “không, hai vai này nặng lắm, các anh phải về ngay”. Hai anh em trò chuyện rất vui vẻ. Tôi hy vọng vào năm sau, khi Táo Quân kỷ niệm 20 năm, anh Bắc và anh Lý sẽ trở lại. Còn tôi lại đóng phó Thiên Lôi hoặc vai nào cũng được.
- Trong hành trình gần hai thập kỷ, Táo Quân không ít lần nhận khen chê trái chiều và mùa này cũng không ngoại lệ. Quan điểm của anh về chất lượng chương trình năm nay?
- Táo Quân đã trải qua hành trình dài 19 năm. Đó là công sức của một tập thể với rất nhiều nghệ sĩ tham gia. Đương nhiên, sẽ có năm thế này, năm thế kia. Thậm chí có mùa ê-kíp còn phải dừng chương trình vì không có chất liệu để làm.
Theo góc nhìn của tôi, thực ra bản chất năm nay không nhiều vấn đề quá nóng. Bởi dịch Covid-19 kéo dài đã hai năm và mọi người quen rồi.
Tuy vậy, Táo Quân 2022 vẫn còn những điểm nhấn để khai thác như vấn đề bức xúc giấy đi đường, giãn cách xã hội, khoanh vùng dịch… Những chi tiết này khiến cho màn xuất hiện của Táo Giao thông (Chí Trung) thêm sinh động, ấn tượng. Tôi nghĩ rằng phần của Táo Mạng (Tự Long) cũng chọc đúng chỗ ngứa của khán giả khi phê phán tình trạng rác mạng tràn lan thời gian qua.
Nhưng chạm đến khán giả hay chưa thì lại phụ thuộc cảm nhận của từng người. Mỗi người sẽ có góc nhìn riêng. Bản chất kịch bản Táo Quân vẫn là lên án thói hư tật xấu trong xã hội qua lăng kính nghệ thuật, hài hước.
Duy Nam được yêu mến bởi nét diễn duyên dáng.
Khó có vai nam chính phù hợp với tôi
- Nếu coi vai Nam Tào là một cột mốc, anh nghĩ mình sẽ thay đổi ra sao trước và sau cột mốc này?
- Điều thay đổi đầu tiên là tôi được nhiều người nhận ra hơn. Mọi người nhìn thấy mình sẽ cười và hỏi “Nam Tào phải không”. Tôi cũng vui.
Còn để nói về dấu mốc, tôi nghĩ cuộc đời mình đã trải qua nhiều cột mốc như tốt nghiệp đại học, đi làm, nhận vai diễn đầu tiên, rồi lấy vợ, sinh con, xây nhà, mua xe… Mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn đều ý nghĩa với biết bao kỷ niệm.
Và đương nhiên rồi, với tôi, vai Nam Tào là một cột mốc khác. Tôi cảm giác nó giống như ngọn hải đăng soi đường để mình biết sẽ đi tiếp thế nào.
Tôi vẫn sáng tạo các sản phẩm riêng, diễn hài, đóng phim. Khi mình được tin tưởng, nhiều cánh cửa phía trước sẽ mở ra.
- Gần đây anh đóng phim truyền hình nhiều hơn. Anh đang ấp ủ điều gì?
- Từ khi tốt nghiệp trường sân khấu điện ảnh, tôi tham gia phim truyền hình rồi. Không phải tôi không diễn bi được. Nhưng sau này, tôi thích diễn hài hơn. Tôi thấy gương mặt mình có nét đáng yêu, vui vui, duyên dáng.
Gần đây, tôi trở lại màn ảnh nhỏ. Đầu tiên, phải nói đến vai thiếu gia ngáo đá Thịnh Ngựa trong Mê cung(năm 2019). Vai diễn nhỏ nhưng để lại ấn tượng với khán giả. Chị còn nhớ câu nói “Nhà bao việc” không, của Thịnh Ngựa đấy!.
Khi đóng phim, dù vai lớn hay nhỏ, tôi luôn dành sự tập trung, nghiên cứu kỹ cho nhân vật. Mọi người nhận xét tôi đóng phim cũng được, không còn thấy hài nữa.
Rồi đến Hương vị tình thân, đạo diễn Danh Dũng mời tôi vào vai ông Tuấn thời trẻ. Tôi nhớ mãi phân cảnh người cha tìm con ở biển. Hôm ấy, tôi khóc, gào khản cả tiếng. Ở những cảnh chăm sóc con gái, tôi diễn cảm giác thích lắm, giống như mình đang chăm sóc bé Thóc (con gái của Duy Nam – PV) vậy. Khi lên mạng đọc bình luận, thấy khán giả khen, tôi xúc động lắm.
Bên cạnh diễn xuất, Duy Nam cũng có khả năng ca hát. Anh từng thi Gương mặt thân quen và lọt top 6.
Mới nhất, tôi tham gia phimThương ngày nắng về, màu sắc vai hài, dí dỏm. Thú thực làm phim truyền hình tốn nhiều thời gian, có khi phải theo ê-kíp vài tháng đến nửa năm. Nhưng chỉ cần vai phù hợp, tôi sẵn sàng sắp xếp dự án cá nhân để tham gia.
- Hầu hết vai diễn anh đảm nhận đến nay là vai nhỏ, xuất hiện ít. Anh kỳ vọng thế nào vào một nhân vật có đất diễn, màu sắc, chiều sâu tâm lý hơn?
- Tôi từng được giao vai chính rồi, trong phim của đạo diễn Trần Lực. Nhưng thời ấy phim truyền hình chưa được chú ý như bây giờ.
Thú thật, để tìm một vai nam chính cho Nam hay Trung Ruồi không dễ. Tôi không phải hình mẫu soái ca như anh Việt Anh hay Hồng Đăng.
Nếu có vai chính phù hợp với diện mạo của tôi, thì vai đó phải quái quái, khác biệt một chút. Như chị cũng biết, kịch bản truyền hình hiện nay không có nhiều hình mẫu nhân vật như vậy. Tôi cũng đang chờ đợi đấy. Nếu cơ hội đến, tôi sẽ chơi tất tay (cười).
- Đã bao giờ anh nghĩ sẽ làm sản phẩm web drama và phát trên kênh của mình. Như vậy, anh có thể tự xây dựng nhân vật theo ý muốn và được thoải mái sáng tạo?
- Đúng là sau các sản phẩm parody, tôi đang hướng đến dự án dài hơi. Tôi đã xemBố giàcủa anh Trấn Thành và sản phẩm từ một số nghệ sĩ khác. Đó thực sự là hướng đi hay để tôi học hỏi.
Tôi cũng đang thai nghén để viết một bộ cho chính mình. Hy vọng tôi sẽ làm được trong năm nay.
Diễn viên Duy Nam: 'Áp lực khi đóng vai của anh Xuân Bắc'
Trò chuyện với Zing, Duy Nam cho biết anh và Trung Ruồi đối diện áp lực, gặp khó khăn khi đóng vai Nam Tào - Bắc Đẩu ở Táo Quân 2022.Theo zingnews.vn
Táo quân 2022: Quang Thắng, Vân Dung 'song kiếm hợp bích' khiến khán giả đã mắt
Không chỉ ăn ý trên phim, cặp đôi Quang Thắng - Vân Dung còn có màn báo cáo chung chất lừ tại Táo quân 2022.
">...
【Giải trí】
阅读更多'Một nét văn hóa Hà Nội' qua sách và nghệ thuật
Giải tríĐể tạo dựng thói quen đọc sách, thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư thành phố, góp phần kết nối những đơn vị xuất bản, làm sách với cộng đồng và giới thiệu các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của thành phố nghìn năm văn hiến, Trường Phương và Mai Hà Books tổ chức sự kiện "Một nét văn hóa Hà Nội".
Theo ông Hà Huy Chiến, Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học, cố vấn tổ chức sự kiện, trọng tâm của "Một nét văn hóa Hà Nội" là các phiên chợ sách diễn ra trong ba ngày từ 16 -18/4, giới thiệu đến bạn đọc và những nhà sưu tập các dòng sách quý được sưu tập, phục dựng và xuất bản lại theo đúng nguyên gốc ban đầu. Hai đơn vị tổ chức tập trung vào dòng sách học thuật, sách di sản bản đẹp và dòng sách thiếu nhi, trong đó chủ yếu là sách thiếu nhi dịch từ văn học Liên Xô (trước đây) và văn học Nga đã từng gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Những gian trưng bày sách được thiết kế và sắp đặt đầy tính nghệ thuật, bao quanh khu vực Hồ Văn để tạo thành những không gian văn hóa Hà Nội xưa qua các thời kỳ, từ những năm cuối thế kỷ 19 cho đến những năm tháng kháng chiến và thời bao cấp gian khó cùng các đồ dùng sinh hoạt, trang phục đặc trưng thể hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân thành phố. Nhiều bộ sách quý bản đẹp được làm bằng chất liệu giấy dó theo phương thức thủ công truyền thống khá công phu và có hộp đựng sơn mài, kết tinh sáng tạo của những người làm sách và nghệ nhân. Ðiều này cho thấy các ấn phẩm sách ngày nay đã và đang được đầu tư nâng cao về hình thức cũng như chất lượng, tích hợp, truyền tải các giá trị văn hóa nghệ thuật khác nhau và vẫn thu hút bạn đọc, cho dù có sự cạnh tranh của các loại hình ấn phẩm sách, báo điện tử. Mỗi không gian tại chợ sách đều có những sân khấu tổ chức các loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống do các nghệ sĩ, diễn viên và nghệ nhân thể hiện theo hình thức sân khấu dân gian kiểu những chiếu chèo, chiếu xẩm hay các canh hát ca trù, ngâm thơ, lẩy Kiều… Bên cạnh đó, khách tham dự sự kiện còn có dịp tìm hiểu, trải nghiệm những thú chơi tao nhã của người Hà Nội và quy trình làm nghề in, ấn, làm giấy dó cổ truyền, làm cốm, giã giò..., tham gia các trò chơi dân gian hoặc thưởng thức những món quà đặc trưng trong những quán hàng mang đầy hoài niệm của "Hà Nội phố". Tình Lê
Tái hiện 'chợ sách' - một nét văn hoá của Hà Nội xưa
Một trong những điểm nhấn tại chợ sách "Một nét văn hóa Hà Nội" là trưng bày những tác phẩm được in trên chất liệu giấy dó, cùng với hoạt động trải nghiệm làm giấy.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Bình Định, 19h15 ngày 18/4: Tin vào chủ nhà
- Chàng thượng úy cưới nàng kế toán sau 1 năm tham gia Bạn muốn hẹn hò
- Tội phạm lợi dụng trẻ em làm sát thủ
- Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời
- Nhận định, soi kèo MU vs Lyon, 2h00 ngày 18/4: Hy vọng cuối cùng
- MC Hạnh Phúc tiết lộ về vợ và đám cưới bị hoãn 2 lần
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Santos Laguna, 10h05 ngày 17/4: Bắt vía chủ nhà
-
Đó là vào đợt nghỉ lễ dài ngày cách đây đúng 7 năm, bạn gái (vợ tôi bây giờ) đã quyết định dẫn tôi về nhà giới thiệu với gia đình sau gần 2 năm yêu nhau. Đây là lần đầu tôi đi ra mắt "nhà gái" nên tất nhiên phải chuẩn bị mọi thứ thật tốt để ghi điểm với gia đình.
Từ Hà Nội về quê Yên Bái của bạn gái tôi khá xa, xấp xỉ 200 km và nhà xa trung tâm nên việc đi xe khách là không tiện. Do đó, tôi lên kế hoạch thuê một chiếc ô tô tự lái để 2 đứa chủ động về quê, lại có vẻ "oách xà lách" cho lần đầu ra mắt. Tại thời điểm đó, tôi mới lấy bằng lái xe ô tô được khoảng 1 năm nhưng khá tự tin vì nhiều lần thuê xe để đi chơi loanh quanh thành phố.
Nhiều người chọn thuê xe tự lái để đi dịp 30/4-1/5. (Ảnh minh hoạ) Xe mà tôi thuê được cho chuyến đi lịch sử này là một chiếc Kia Morning số sàn. Với 2 người cùng một số đồ đạc, quà cáp, chiếc "xế hộp" này vẫn tỏ ra khá thoải mái. Hành trình lái xe từ Hà Nội đến nhà bố mẹ vợ tương lai đối với tôi không mấy khó khăn. Dù đường vào nhà bạn gái tôi khá ngoằn ngoèo với nhiều khúc cua gấp, nhưng tôi vẫn đưa xe một mạch lên tận sân. Ngày đầu ra mắt gia đình người yêu của tôi đã thành công rực rỡ và ai cũng thấy vui.
Nhưng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tôi không gặp phải một chuyện khá bi hài liên quan đến chiếc xe "chết tiệt".
Hôm sau là ngày giỗ bà ngoại của "vợ" và tôi được giao nhiệm vụ đưa cả nhà bao gồm bố mẹ và cậu em trai cùng sang nhà bác cách đó vài km. Thế nhưng, đường vào nhà bác thực sự là một vấn đề đối với chiếc xe vừa nhỏ vừa yếu và cả tay lái chưa có nhiều kinh nghiệm như tôi.
Đó là một khúc đường dài và hẹp với một bên là ruộng khá sâu, còn 1 bên là sườn đồi, có đoạn chỉ vừa khít chiếc xe, tưởng chừng không thể qua được. Tôi vừa lái xe mà toát mồ hôi hột ướt đầm lưng áo.
Cuối cùng tôi cũng vượt qua được đoạn đường hẹp và còn cách cổng nhà bác chừng 2 chục mét. Tuy nhiên, đây mới là đoạn khó khăn thực sự bởi ngay trước cổng là một đoạn dốc khá cao. Do trước đó vừa đi vừa dò dẫm nên chiếc xe đã không có đà và tỏ ra hụt hơi rồi bất thình lình chết máy giữa dốc - một tình huống mà tôi chưa từng nghĩ đến.
Tôi nhớ lại các bước của bài "đề pa lên dốc" trong thi sát hạch xe để áp dụng: Bật chìa khoá khởi động lại, đạp côn, vào số, ra côn từ từ, nhả phanh,... nhưng chiếc xe mới kịp chồm nhẹ lên đã lại bị chết lịm. Càng sốt ruột, tôi khởi động thêm 4-5 lần nữa và làm lại nhưng chiếc xe thậm chí còn bị tụt dốc hơn, thật là bất trị.
Lúc này, bên trong nhà có rất đông người và khi thấy có chiếc ô tô của cháu rể tương lai xuất hiện, cả nhà bên ngoại cùng đon đả ra đón. Sự xuất hiện của mọi người lại càng làm tôi cuống, mồ hôi vã ra như tắm, tim đập thình thịch, nhưng miệng vẫn cố nhoẻn ra để chào.
Thấy có vẻ không ổn, bạn gái tôi bảo bố mẹ và em xuống hết xe cho nhẹ và đi bộ vào nhà trước, nhưng tôi biết mục đích chính là để tôi đỡ ngại với người nhà "vợ". Ngay sau đó, chiếc xe tỏ ra ngoan ngoãn hơn và tôi đã lên được hết con dốc một cách dễ dàng.
Buổi ra mắt đại gia đình bên ngoại của bạn gái sau đó của tôi đã thành công tốt đẹp trong sự chào đón thân tình, nồng ấm. Tôi cũng đỡ ngượng và sớm quên đi con dốc “chết tiệt” kia.
Sau này khi đã cưới nhau, câu chuyện tôi lái xe để chết máy giữa dốc vẫn được mọi người nhắc trong mỗi dịp đoàn tụ, ai cũng cười phá lên khi tả lại nét mặt vừa hốt hoảng vừa ngượng ngùng của chàng rể tương lai. Tôi chỉ biết đổ hết lỗi cho chiếc xe đi thuê khiến mình một phen tẽn tò.
Hiện nay, vợ chồng tôi đã mua được một chiếc xe SUV đời mới để mỗi lần đưa các con về ngoại không còn vất vả nữa. Tự nhiên, tôi thấy con dốc trước cổng nhà bác vợ bây giờ trở nên thật hiền lành.
Độc giả Nguyễn Nhật Khoa (Thanh Trì, Hà Nội)
Hãy chia sẻ câu chuyện và những trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Ngày ra mắt nhà vợ tương lai, tôi đến xấu hổ vì chiếc xe bất trị">Ngày ra mắt nhà vợ tương lai, tôi đến xấu hổ vì chiếc xe bất trị
-
Cảnh hai chiến sĩ cảnh sát sau khi đuổi kịp hai thiếu niên đi xe máy đã nhảy xuống xe chuyên dụng, thay nhau dùng tay, chân, thậm chí dùng mũ bảo hiểm đánh người cầm lái… xảy ra vào ngày 25/9 (Ảnh cắt từ clip) Bao nhiêu tuổi thì được lái xe?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và có các loại giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Cụ thể, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ có quy định điều kiện về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;...
Như vậy, với loại xe máy có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên, người điều khiển bắt buộc phải trên 18 tuổi và có giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Còn với loại xe có dung tích xy-lanh dưới 50 cm3, người điều khiển dù không cần có bằng lái nhưng bắt buộc phải đủ 16 tuổi trở lên.
Hành vi vi phạm giao thông liên quan đến điều khiển xe máy của nhóm đối tượng là thiếu niên dưới 18 tuổi đang khá phổ biến. Mức phạt với hành vi điều khiển mô tô xe máy khi chưa đủ tuổi
Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP chỉnh sửa, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Đồng thời, người trực tiếp giao mô tô, xe gắn máy cho những đối tượng này điều khiển cũng sẽ bị xử phạt nặng.
Theo khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 tham gia giao thông có thể chịu các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân;
- Phạt tiền từ 1,6 đến 4 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức.
Trên thực tế, tình trạng nhiều thanh thiếu niên, học sinh cấp 2-3 đã "phi xe vèo vèo" trên đường là khá phổ biến. Thậm chí tại một số địa phương xuất hiện các nhóm thanh thiếu niên không chấp hành luật lệ giao thông, "kẹp 3, kẹp 4", không lắp gương chiếu hậu, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng,… khiến dư luận hết sức bức xúc.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử phạt đối với đối tượng trẻ dưới 18 tuổi và phụ huynh đưa xe cho con em mình điều khiển vẫn đang quá "nhẹ nhàng", chưa đủ sức răn đe. Do đó, ngoài có những giải pháp tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh thì việc các lực lượng chức năng tăng cường xử lý, xử phạt với hành vi này là rất cần thiết.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Học sinh đi xe máy 'đầu trần, kẹp ba' ra đường, phụ huynh có biết điều này?Nhìn những cô cậu học trò mặt búng ra sữa đã đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, thậm chí kẹp 3 kẹp 4 ngổ ngáo trên đường khiến tôi vô cùng bức xúc. Nhưng giận các em 1 phần thì giận bố mẹ các em 2-3 phần." alt="Học sinh cấp 2">
Học sinh cấp 2
-
, chị Phán rưng rưng. Em Vi Thị Ánh bị tai nạn giao thông đa chấn thương. Em Vi Thị Ánh (SN 2003, con gái chị Phán) là sinh viên năm cuối hệ dân sự trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (Hà Nội). Do đã hoàn thành hết chương trình học, em đang trong thời gian chờ lấy bằng và làm lễ tốt nghiệp. Nhà ở Kon Tum, sợ việc đi lại tốn kém, em quyết định xin làm tạm cho một công ty bán thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Khoảng 23 giờ ngày 25/10/2024, trên đường đi ăn tối cùng bạn sau ca làm muộn, tới khu vực cầu Nhật Tân, chiếc xe máy do bạn Ánh điều khiển cua chệch khiến Ánh ngồi sau bị ngã văng ra đường. Hậu quả, em bị chấn thương sọ não, máu tụ màng cứng bán cầu não phải, dập nhu mô phổi trái, gãy cột sống và xương bả vai.
Ngay lập tức, người dân có mặt tại hiện trường đưa em đi cấp cứu. Nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, Ánh tạm thời thoát khỏi cơn hiểm nghèo. Mặc dù vậy, do chấn thương quá nặng, em vẫn đối diện với nhiều hiểm nguy.
Chị Hà Thị Phán luôn lo lắng tình trạng của con gái. Nhận tin dữ, chị Phán bủn rủn chân tay, vội xoay xở tiền bạc ra Hà Nội với con. Trong nhà không đủ, chị vay khắp buôn làng mới gom được 50 triệu đồng. Vừa đóng tạm ứng viện phí 12 triệu đồng, chị Phán điêu đứng khi biết con cần dùng đến nhiều loại thuốc đắt đỏ nằm ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ, lên đến 5 triệu đồng/ngày. Thế nên chỉ trong thời gian ngắn, số tiền mang theo đã cạn sạch, giờ vẫn đang nợ viện phí.
Được biết, chị Phán là công nhân nhà máy sản xuất mì trên địa bàn huyện Đắk Hà, mức lương chừng 6 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm rẫy, thỉnh thoảng ai thuê gì làm nấy, thu nhập bấp bênh. Ngoài Ánh, hai vợ chồng vẫn còn cậu con trai đang học trường nghề.
"Em nó thương bố mẹ vất vả nên chưa kịp nhận bằng tốt nghiệp đã vội đi làm kiếm tiền. Mấy lần gọi điện, Ánh bảo con sẽ dành tháng lương đầu tiên biếu bố mẹ. Vậy mà chưa kịp...", chị Phán nấc lên.
Bởi chấn thương quá nặng, bác sĩ dự kiến thời gian điều trị của Ánh còn kéo dài và phục hồi cũng sẽ rất khó khăn. Đối diện với nhiều nguy cơ, điều khiến gia đình lo lắng nhất vẫn là gánh nặng viện phí của con. Trong túi chẳng còn tiền, bản thân sống nhờ vào những bữa cơm từ thiện, chị Phán vẫn không từ bỏ hi vọng, ngày đêm gọi điện nhiều nơi hỏi vay tiền. Tiếc rằng buôn làng nghèo khó, những ai giúp được đều đã giúp, họ cũng đã hết khả năng.
Tình cảnh của em Vi Thị Ánh đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ Phòng CTXH Bệnh viện Việt Đức xác nhận: Bệnh nhân Vi Thị Ánh (21 tuổi) bị tai nạn giao thông đa chấn thương, chấn thương sọ não, cột sống, gãy xương bả vai. Gia đình khó khăn, bố mẹ thuần nông, phải vay mượn để đóng viện phí nhưng không đủ. Với tình trạng hiện tại, bệnh nhân cần điều trị lâu dài, tốn kém. Rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ, tiếp thêm động lực cho bệnh nhân chữa trị.
" alt="Con gặp tai nạn nghiêm trọng, mẹ điêu đứng chẳng vay đủ tiền đóng viện phí">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Hà Thị Phán, thôn Thanh Xuân, xã Đắk Ngọk, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.
SĐT: 0373973959.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.316 (em Vi Thị Ánh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
Con gặp tai nạn nghiêm trọng, mẹ điêu đứng chẳng vay đủ tiền đóng viện phí
-
Nhận định, soi kèo U21 Cardiff City vs U21 Barnsley, 20h00 ngày 15/4: Lịch sử gọi tên
-
Theo Sohu, nghệ sĩ và êkíp diễn bốn đêm liên tiếp vở Khổng tước, buổi cuối hôm 17/11, tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Dù không đóng vai chính, tên tuổi Dương Lệ Bình hút khán giả, các đêm diễn đều "cháy" vé. Nhiều người cho biết xúc động khi bà xuất hiện ở chương "Đông" của tác phẩm. " alt="Vũ đạo của 'Chim công làng múa' Dương Lệ Bình">
Vũ đạo của 'Chim công làng múa' Dương Lệ Bình