Đêm bán kết chứng kiến sự đầu tư về trang phục, hầu hết các bộ dạ hội đều được thiết kế mới và ôm dáng để tôn hình thể thon gọn của các thí sinh. Giống với các mùa trước, dàn người đẹp chuộng các thiết kế đính kết đá tỉ mỉ với phom dáng đuôi cá hoặc xẻ tà như: Lê Hoàng Phương, Hương Ly, Đỗ Nhật Hà, Linh Chi, Đặng Thu Huyền, Lệ Nam, Lê Thảo Nhi…
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Nhiều thí sinh diện váy dạ hội kết hợp tà bay được xếp li như: Quỳnh Như, Ngọc Châu, Lý Tú Chi. Bên cạnh đó, nhiều ứng viên chọn trang phục dạ hội khoét eo táo bạo như: Bảo Ngọc, Quỳnh Trang, Kiều Nhung.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Cô gái duy nhất trong đêm bán kết mặc đầm dạ hội không đính kết là Trần Tuyết Như. Người đẹp gốc Thái Bình chọn thiết kế đầm ôm dáng xẻ tà màu đỏ, gây ấn tượng bởi sự khác biệt và những bước catwalk sang trọng.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sau quá trình tập luyện vất vả, các thí sinh đều cho thấy những sải bước tự tin và phong thái chuyên nghiệp tại một cuộc thi đề cao các phần trình diễn. Tuy nhiên, một vài người đẹp như: Quỳnh Như, Phương Thảo vấp nhẹ trước khi bước ra chính giữa sân khấu.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Cũng trong đêm bán kết, các giải thưởng phụ được giao gồm: Trình diễn đẹp nhất (Lê Hoàng Phương), Kỹ năng tiếng Anh tốt nhất (Lê Thảo Nhi), Hình thể đẹp nhất (Ngọc Châu),Video giới thiệu ấn tượng nhất (Hương Ly), Phỏng vấn tốt nhất (Thanh Khoa), Gương mặt đẹp nhất(Lệ Nam). Cùng với đó, 4 đại sứ trong phần thiNgười đẹp Bản lĩnhgọi tên: Đại sứ môi trường - Ngọc Châu, Đại sứ di sản - Phương Thảo, Đại sứ cộng đồng - Lệ Nam, Đại sứ du lịch - Thuỷ Tiên.
Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 diễn ra vào 25/06/2022, trực tiếp trên VTV3 và các đài địa phương khác.
Trúc Thy - Đức Thắng
Ảnh: Thanh Phi
" alt=""/>Bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022: Thí sinh diện váy xẻ tà, khoét eo táo bạo![]() |
"Đây là một kinh nghiệm cho thành phố trong xử lý một vấn đề có tác động lớn trong xã hội"- ông Hoan khẳng định.
Theo ông Hoan, sau khi tiếp nhận những phản hồi trong xã hội và xem xét thấu đáo vấn đề, UBND TP.HCM khẳng định cấm dạy thêm học thêm là việc nhạy cảm, cần có thêm thời gian để đánh giá tác động đến xã hội cũng như để chuẩn bị tâm lý cho phụ huynh, học sinh, giáo viên.
Tuy nhiên, do hiện nay tình trạng dạy thêm bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết như không công bằng cho các em học sinh, ép học sinh đi học thêm quá nhiều do áp lực từ giáo viên và phụ huynh; nhiều cơ sở dạy thêm đầu tư không đến nơi đến chốn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, học phí cao...Nhiều thầy cô giáo dạy thêm quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc đầu tư cho giáo dục chính khóa.
Do đó,TP.HCM chủ trương cấm dạy thêm học thêm tràn lan tiêu cực, chấm dứt tình trạng phải học thêm mới được điểm tốt, không học thêm thì bị o ép. Việc cấm dạy thêm, học thêm đem lại tiêu cực tràn lan theo đúng thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, việc triển khai có lộ trình, dựa trên tình hình thực tế của từng trường.
Để chấn chỉnh dạy thêm, thành phố cũng đưa ra nhiều giải pháp như tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy thêm trong và ngoài trường học, các trung tâm hướng nghiệp. xây dựng cơ chế chính sách chăm lo tốt hơn đội ngũ giáo viên về nhà ở, thu nhập, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho trường học,tăng cường học 2 buổi, đổi mới sách giáo khoa, thi cử.
Lê Huyền
Thị trường TMĐT ở Việt Nam đạt khoảng 13,7 tỷ USD năm 2021, tăng khoảng 15% so với năm 2020 và được dự báo có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025. Theo đánh giá, Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT đứng thứ ba trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới phát triển nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan đến quản lý thuế do những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế…
Theo thống kê, số thu từ hoạt động TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày 14/7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Ảnh: Tổng cục Thuế |
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trên cơ sở thông tin quản lý, tại thời điểm hiện nay ở Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT (trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay các đơn vị này trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với họ, tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Để quản lý thuế với hoạt động TMĐT của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Theo đó, nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới thông qua Cổng thông tin này.
Số thu thuế nhà thầu qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thuế |
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sau hơn 3 tháng triển khai, đến nay đã có 26 cung cấp nước ngoài lớn (Microsoft, Facebook, Netflix, Samsung, TikTok, eBay...) đã đăng ký, kê khai và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD. "Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 nước đầu tiên Khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam", ông Minh cho biết.
Duy Vũ
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chiếm 36% tổng doanh thu TMĐT của Việt Nam và dự kiến tiếp tục tăng. Theo đánh giá, xuất khẩu thông qua TMĐT là cơ hội tăng trưởng vượt bậc của các doanh nghiệp.
" alt=""/>Microsoft, Facebook, Netfix, Samsung, TikTok,eBay...nộp 20 triệu USD tiền thuế vào ngân sách