Với nỗ lực tiên phong đi đầu trong thực hiện Đề án 06, Công an tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo và thiết thực nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận việc chuyển đổi số.
Điển hình, trong đợt cao điểm hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD và kích hoạt tài khoản định danh điện tử vào tháng 5/2023, công an Quảng Nam đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào thi đua “Toàn dân thi đua tham gia tạo lập, kích hoạt VNeID”.
Công an các huyện Thăng Bình, Núi Thành, TP. Tam Kỳ phối hợp với ngành giáo dục, các trường THPT chọn học sinh cùng nơi thường trú với số công dân cần kích hoạt tài khoản để hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt và kích hoạt tài khoản cho công dân ở nơi cư trú và chọn ngày chủ nhật hàng tuần trở thành “Ngày tạo lập, kích hoạt tài khoản định danh điện tử”.
Trong khi đó, công an huyện Tây Giang phối hợp với các trường THPT trên địa bàn tổ chức tuyên truyền và đưa vào giảng dạy, thực hành ngoại khoá các nội dung về: cài đặt, kích hoạt, sử dụng định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến; để học sinh trở thành các “hạt nhân” tuyên truyền, nhân rộng Đề án 06 đến người thân, gia đình, hàng xóm… Đồng thời, đơn vị huy động các doanh nghiệp viễn thông cấp sim di động miễn phí cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa...
Hiệu quả tích cực
Với việc tích cực thực hiện chuyển đổi số, lực lượng công an Quảng Nam đã cung cấp nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp; giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; công khai, minh bạch… Bên cạnh đó, công tác làm sạch dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện đảm bảo yêu cầu, tiến độ theo chỉ đạo của Bộ Công an.
Hiện, Quảng Nam đã hoàn thành 2 nhiệm vụ: cấp CCCD cho 100% công dân đủ điều kiện cấp trên địa bàn; và vượt chỉ tiêu được giao về tạo lập, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Công an tỉnh cũng thường xuyên duy trì, đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.
Việc ứng dụng được dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử, CCCD trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến và nhiều tiện ích khác liên quan đem lại nhiều lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ tốt cho việc kết nối chia sẻ làm giàu cơ sở dữ liệu dữ liệu dùng chung với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh; giúp khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…
Đến nay, công an Quảng Nam đã hoàn thành 25/25 dịch vụ công thiết yếu của đề án, trong đó có 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông; đã phát sinh hồ sơ đối với 8/28 dịch vụ công thiết yếu.
Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công ngày càng được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, 11/25 và 1/28 dịch vụ công thiết yếu của lực lượng công an chủ trì, nhiều thủ tục có tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%.
Công an tỉnh cũng chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã triển khai sử dụng CCCD gắn chíp, ứng dụng VNeID thay thế bảo hiểm y tế. Qua đó, nâng cao chất lượng, tăng tính chính xác dữ liệu của người tham gia BHYT khi khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, công an tỉnh tổ chức triển khai phần mềm quản lý lưu trú ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; triển khai thiết bị và phần mềm xác thực thông tin công dân tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; triển khai chi trả trợ cấp qua tài khoản trong lĩnh vực an sinh xã hội, người hưởng lương hưu…; áp dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác hiệu quả.
Đặc biệt, công an tỉnh đã triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID. Phối hợp với Cảng hàng không Chu Lai triển khai thực hiện sử dụng định danh điện tử mức 2 phục vụ người dân đi tàu bay từ ngày 1/6/2023.
Đơn vị này còn phối hợp, hướng dẫn các ngân hàng phát triển các tính năng khai thác thông tin khách hàng thông qua mã QR trên CCCD hoặc tài khoản VNeID mức 2.
Công an tỉnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai ứng dụng Smart Quảng Nam. Hiện, ứng dụng này cơ bản hoàn thiện các chức năng tiện ích cung cấp thông tin, dịch vụ công, các dịch vụ thiết yếu cho công dân, tra cứu hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính và đang tổ chức chức triển khai “mô hình 24 chuẩn hóa xác thực tập trung (SSO)” để dùng tài khoản VNeID đăng nhập vào ứng dụng này và nhiều nền tảng ứng dụng, trang web của tỉnh.
Ngoài ra, công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức, hội, đoàn thể, sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an cấp xã triển khai, thu thập, cập nhật, làm giàu dữ liệu theo chỉ đạo của Tổ Công tác Đề án 06 Chính phủ.
Nguyễn Nam
" alt=""/>Công an Quảng Nam tích cực, sáng tạo trong chuyển đổi sốĐể tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung.
Theo đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.
Bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, khởi nghiệp và ngoại ngữ,... thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.
Phấn đấu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20.
![]() |
Thủ tướng ra chỉ thị đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. |
Làm tốt công tác dự báo nhu cầu xây dựng và cập nhật dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới và cập nhật dữ liệu theo định kỳ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về nước để phát huy các thế mạnh của họ trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.
Chỉ đạo rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ. Nhanh chóng ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.
Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.
Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp
Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật... Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam.
Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt.
Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quản lý và đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng đề án chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp, đề án phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động.
Tăng cường năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thúc đẩy mạnh phong trào thi kỹ năng nghề ở các cấp; nghiên cứu, thí điểm thành lập hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề.
Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tiếp tục triển khai các chương trình chuyển giao từ nước ngoài có hiệu quả để nhân rộng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp;...
Đề xuất “Ngày kỹ năng lao động Việt Nam”, giải thưởng quốc gia dành cho người học tiêu biểu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp,...
Ngoài ra, Chỉ thị cũng đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành khác và các UBND tỉnh, thành trực thuộc TƯ.
Thanh Hùng
Vào lúc 14h, thứ 5, ngày 28/5/2020, Báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề: "Cơ hội du học tại chỗ từ giáo dục nghề nghiệp".
" alt=""/>Thủ tướng ra chỉ thị đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghềPGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, cho biết phương án tuyển sinh của trường cơ bản giữ ổn định như năm 2019, có sự mở rộng phạm vi và tăng chỉ tiêu với đối tượng xét tuyển theo phương thức kết hợp xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Theo ông Triệu, để tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển vào trường, trong mùa tuyển sinh rất đặc biệt này trong lịch sử, hội đồng tuyển sinh trường đã quyết định mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu diện xét tuyển kết hợp. Tuy vậy chỉ tiêu phân bổ cho xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm phần lớn là 60%.
Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể từng ngành như sau:
Bên cạnh đó, nhà trường cũng công bố học phí dự kiến đối với sinh viên hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2020-2021. Mức học phí được tính theo ngành/ chương trình học dao động từ 14-19 triệu đồng/năm, cụ thể như sau:
Đối với các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao; đào tạo, học bằng tiếng Anh có mức học phí dao động từ 41-80 triệu đồng/năm, cụ thể như sau:
Thúy Nga
- Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh nhằm đảm bảo tính ổn định cao nhất cho thí sinh.
" alt=""/>Học phí Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm tới từ 14