Được thành lập vào năm 1955, Harvey Mudd College nổi tiếng với thế mạnh về khoa học, kỹ thuật và toán học.
Cụ thể, trường cung cấp một số chuyên ngành trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Sinh vật học, Hoá học, Khoa học máy tính, Kỹ thuật, Toán học, Vật lý. Ngoài ra, Harvey Mudd College còn cung cấp một số chương trình liên ngành như Sinh học Toán học và Máy tính, Khoa học thần kinh Toán học và Máy tính...
Đáng chú ý, học phí của Harvey Mudd College thuộc hàng top trên thế giới.
Tổng chi phí cho năm học 2022-2023 vào khoảng 81.748 USD (1.94 tỷ VNĐ), khiến trường được gắn mác đại học "đắt đỏ nhất" trên thế giới. |
Chi phí trên bao gồm cả học phí, sinh hoạt phí, đồ dùng học tập... Năm học 2022-2023, riêng học phí của trường đã lên đến 60.675 USD (hơn 1.4 tỷ VNĐ).
Tuy nhiên, "bước chân" vào Harvey Mudd College cũng chẳng dễ dàng. Trường chỉ nhận khoảng 15% trong tổng số ứng viên.
Chọn lọc như vậy, trường cung cấp các gói hỗ trợ tài chính "hào phóng" cho những sinh viên đủ điều kiện nhằm giảm chi phí cho những em có thành tích xuất sắc nhưng vướng mắc vấn đề tài chính.
Trên thực tế, khoảng 70% sinh viên tại Harvey Mudd College nhận được một số hình thức hỗ trợ tài chính, với mức trung bình là 52.068 USD (hơn 1.2 tỷ VNĐ)/năm. |
Harvey Mudd College cũng tự hào với danh tiếng ấn tượng về kết quả tốt nghiệp.
Theo Báo cáo Kết quả nghề nghiệp năm 2020 của trường, 97% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, được nhận vào các khóa sau đại học hoặc các cơ hội khác trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm trung bình cho sinh viên tốt nghiệp là 95.000 USD (gần 2.3 tỷ VNĐ), với mức lương cao nhất được ghi nhận là 200.000 USD (khoảng 4.8 tỷ VNĐ)/năm). |
Harvey Mudd College luôn được xếp hạng là một trong những trường giáo dục khai phóng hàng đầu tại Mỹ.
Theo bảng xếp hạng của U.S. News & World Report (2022), Harvey Mudd College xếp thứ 3 trong số các trường về giáo dục khai phóng. Trong Bảng xếp hạng của Times Higher Education (2021), Harvey Mudd College đứng thứ 23 tại Mỹ. |
Mặc dù chi phí "trên trời", Harvey Mudd College vẫn là một lựa chọn phổ biến cho sinh viên tìm kiếm một nền giáo dục chất lượng hàng đầu về khoa học, kỹ thuật và toán học.
Các chương trình học thuật nghiêm ngặt, quy mô lớp học nhỏ và cam kết sinh viên được "học đi đôi với hành" khiến trường trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những sinh viên đam mê các lĩnh vực này.
Độc đáo Bộ Quy tắc danh dự
Một khía cạnh thú vị của văn hóa Harvey Mudd College là Bộ Quy tắc Danh dự (Honor Code).
Bộ quy tắc là một hệ thống do sinh viên thiết lập nhằm thúc đẩy sự liêm chính và tin cậy học thuật giữa sinh viên, giảng viên và nhân viên nhà trường.
Theo đó, sinh viên được tin tưởng để tự chịu trách nhiệm về hoạt động học thuật của chính mình.
Điều này có nghĩa là các kỳ thi thường không có giám thị. Sinh viên được phép làm bài kiểm tra theo tốc độ và không gian riêng của họ. Ngoài ra, sinh viên phải duy trì các giá trị của sự trung thực và liêm chính học thuật trong tất cả các khía cạnh học tập khác, bao gồm bài tập về nhà, các dự án và công trình nghiên cứu.
Quy tắc Danh dự cũng mở rộng ra ngoài lĩnh khác để thúc đẩy văn hóa tôn trọng và trách nhiệm trong khuôn viên trường.
Ví dụ: Bộ Quy tắc bao gồm các điều khoản quy định trách nhiệm trong các hành vi ứng xử xã hội, như tôn trọng quyền riêng tư của người khác, tránh các hoạt động có thể đe dọa sự an toàn hay sức khỏe của người khác.
Tử Huy
" alt=""/>Trường học 'đắt đỏ nhất' thế giới, sinh viên ra trường lương gần 5 tỷ VNĐ/thángĐể chuẩn bị cho cuộc tuyển chọn có tỉ lệ chọi lớn, anh đã phải tự học nhiều kiến thức mới. Phùng Hề Kiều học đến mức không có thời gian nghỉ ngơi.
Bởi, đây là một cuộc thi khó, chỉ dành cho những người có thành tích học tập xuất sắc hoặc những học viên cao học trở lên đăng ký tham gia. Cuộc thi yêu cầu người tham dự viết đề tài, luận án ngang bằng trình độ tiến sĩ.
21 tuổi nhận được học bổng của Đại học Harvard
Kỳ thi tuyển chọn nhân tài đưa Phùng Hề Kiều đến Đại học Harvard. Tại ngôi trường này, anh bắt đầu thực hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình ở Mỹ, ngoài học tập và nghiên cứu, Phùng Hề Kiều còn tham gia nhiều hoạt động như biểu diễn violin, tham gia các buổi dạ hội và các hoạt động thể thao, ngoại khóa khác. Ở lĩnh vực nào, anh cũng đều hoàn thành tốt, nên được thầy cô và bạn bè yêu quý.
Sau một quá trình nỗ lực học tập, Phùng Hề Kiều nhận được tấm bằng thạc sĩ loại xuất sắc và tiếp tục học lên tiến sĩ. Trong vòng 4 năm rưỡi ở Mỹ, anh đã hoàn thành luận án tiến sĩ, khiến ai cũng phải ngỡ ngàng, thán phục. Tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ ở Đại học Harvard, Phùng Hề Kiều được các công ty lớn, nhiều trường đại học săn đón.
35 tuổi trở thành giáo sư của Đại học California
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Harvard, Phùng Hề Kiều được được mời về làm trợ giảng cho giáo sư tại Đại học California. Đến tháng 7/1995, anh chính thức trở thành giáo sư của Đại học California ở tuổi 35.
Anh là một trong những giáo sư trẻ nhất tuổi nhất trường. Thậm chí, anh còn được nhiều giáo sư đánh giá cao: “Chàng trai này có khả năng thay đổi thế giới vật lý trong tương lai”.
Trở thành giáo sư ở tuổi 35, Phùng Hề Kiều đã chứng minh được năng lực của bản thân, khiến ai nấy đều nể phục. Thậm chí, thời điểm lúc bấy giờ anh còn là tấm gương sáng cho những người đam mê, mong muốn theo đuổi con đường nghiên cứu vật lý.
Tự tử ở tuổi 35
Ngày 16/9/1995, Phùng Hề Kiều khép lại cuộc đời bằng cách nhảy từ tầng 15 của tòa chung cư xuống mặt đất. Sự ra đi đột ngột của anh khiến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại trường không khỏi bàng hoàng.
Đến nay, vẫn chưa có ai lý giải được nguyên nhân Phùng Hề Kiều tự tử là gì. Nhiều người đồn đoán về câu chuyện, có người đưa ra giả thiết anh đã nghĩ quẩn vì tình yêu. Tuy nhiên, luận điểm này đã bị loại bỏ vì không mấy thuyết phục.
Trước đó, Phùng Hề Kiều có gặp được một cô gái Pháp hơn anh gần 10 tuổi. Sau một thời gian tìm hiểu, cả hai đã quyết định yêu nhau. Thế nhưng, Phùng Hề Kiều và bạn gái thường xuyên cãi nhau vì những mâu thuẫn trong cuộc sống khó giải quyết.
Có giả thiết lại cho rằng, Phùng Hề Kiều mắc chứng rối loạn tâm lý từ lâu cộng với việc chia tay người yêu, nên anh đã lựa chọn việc nhảy lầu để kết thúc cuộc đời.
Bạn thân của Phùng Hề Kiều cho rằng, cái chết này liên quan đến việc anh luôn mong muốn theo đuổi sự hoàn hảo: "Phùng Hề Kiều theo đuổi sự hoàn hảo. Tôi nghĩ đây có thể là lý do khiến anh ấy tự tử. Trong mắt bạn bè, anh ấy là người cầu toàn". Do đó, nhiều người cho rằng, với một người cầu toàn thì ít nhiều Phùng Hề Kiều cũng sẽ cảm thấy trầm cảm vì cuộc sống.
Sau khi Phùng Hề Kiều kết thúc cuộc đời, người ta phát hiện trên bàn làm việc của anh có một cuốn sách nói về Bill Gates: "Ông ấy trở thành người giàu nhất thế giới ở tuổi 38”. Đến lúc tự tử, là anh 35 tuổi, cho nên họ cho rằng có thể Phùng Hề Kiều tự tử do những áp lực phải trở thành người thành công.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là suy đoán và đến nay lý do thực sự thì vẫn là một bí ẩn. Không có một tài liệu hay bằng chứng nào chứng minh được nguyên nhân dẫn đến việc Phùng Hề Kiều tự tử.
An Dương
(Theo 163, Sina)
" alt=""/>Cái chết đột ngột đầy bí ẩn của giáo sư vật lý ở tuổi 35