Nhìn cảnh cụ bà trong vùng “rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình run rẩy xúc từng thìa cơm trắng để ăn sau những ngày mưa lũ, ánh mắt thất thần chờ tin con trai mất tích khiến nhiều người rớt nước mắt.
Cụ bà mà chúng tôi nói đến là cụ Trương Thị Long (84 tuổi, trú thôn 4, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Cụ Long là mẹ của ông Thái Xuân Năng (63 tuổi) – người bị nước cuốn mất tích khi dắt bò đi tránh lụt mà thi thể vừa được tìm thấy vào trưa 17/10.
Con trai mất tích khi mang bò đi tránh lũ
Ngày 17/10, chúng tôi tìm về xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) – địa phương được coi là vùng “rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình. Khi những ký ức kinh hoàng về trận lũ lịch sử năm 2010 còn chưa phai thì 6 năm sau, một trận lũ lớn không kém lại kéo đến khiến xóm làng Tân Hóa một lần nữa tan hoang.
Thời điểm chúng tôi đến, hầu hết các địa phương bị ngập lụt ở Quảng Bình nước đã rút thì vùng “rốn lũ" này vẫn bị cô lập.
Ông Hồ Thanh Đá - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) cho biết, nước lũ bắt đầu tràn về Tân Hóa từ ngày 13/10, đến ngày 15/10 nước lũ dâng cao nhấn chìm gần như toàn bộ các hộ gia đình trong xã. Còn duy nhất một hộ là không bị nhấn chìm do nằm ở vị trí cao.
“Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ 7 thôn trên địa bàn xã bị nước lũ nhấn chìm. Trong đó, hai thôn bị ngập sâu nhất là thôn 3 và thôn 4 với mực nước ngập là 3 – 6m. Một người trong quá trình di chuyển tài sản lên chỗ cao tránh lũ đã bị nước cuốn trôi mất tích”, ông Đá thông tin.
Nạn nhân mất tích sau đó được xác định là ông Thái Xuân Năng (63 tuổi, trú thôn 4, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa) và là con trai của cụ Trương Thị Long (84 tuổi, trú cùng thôn).
Ngày 14/10, ông Năng cùng 5 người khác dắt bò lên vùng cao để tránh lũ thì ông Năng cùng những người trên bị nước lũ cuốn trôi. Tuy nhiên, do còn khỏe nên 5 người kể trên bơi được vào bờ, còn ông Năng do tuổi cao, sức yếu không bơi nổi nên đã bị nước cuốn mất tích.
Sau khi ông Năng bị nước lũ cuốn trôi, gia đình đã cử 5 người cùng cơ quan chức năng tìm tung tích ông Năng nhưng không thấy.
Thời điểm chúng tôi đến, ông Thái Xuân Năng vẫn mất tích và người thân đã lập bàn thờ, thắp nhang khấn vái với hi vọng sớm tìm thấy thi thể ông - Ảnh: Nguyễn Vương.
Nước mắt hòa nước lũ, thẫn thờ chờ tin con
Sau khi con trai mất tích, cụ Trương Thị Long mất ăn, mất ngủ vì ngóng tin con. Dù mọi người trong gia đình đã lập bàn thờ khi ông Năng mất tích, nhưng trong tâm của người mẹ già vẫn le lói một tia hi vọng con còn sống và sẽ trở về. Đêm nào nước mắt cũng tuôn rơi trên đôi mắt của người mẹ già vì thương nhớ con.
Thời điểm chúng tôi tìm đến nhà cụ Trương Thị Long thì nước lũ rút, mọi người trong nhà vừa dọn dẹp nhà cửa xong. Ngôi nhà trống không, mọi tài sản và vật nuôi đều đã bị nước lũ cuốn trôi hết cả.
Cụ Long kể, nước lũ dâng rất nhanh và nhấn chìm mọi thứ nhưng rất may, nhà cụ có căn nhà nổi (nhà được thiết kế cho mùa lụt sau trận lụt lịch sử năm 2010 – PV) nên khi nước lũ dâng cao, các con kịp đưa hai vợ chồng cụ (chồng cụ Long là cụ Thái Xuân Tằng, 88 tuổi) lên nhà nổi ở nên hai cụ có thể sống sót sau trận lụt kinh hoàng.
Theo lời cụ Long, những ngày lũ ăn uống rất khổ cực, mọi tài sản gần như bị nước lũ cuốn trôi hết cả. Chút lương thực giữ được cũng cạn kiệt dần do những ngày dài bị cô lập trong nước lũ.
Trong ánh mắt thất thần của người mẹ ấy vẫn le lói tia hi vọng con trai vẫn còn sống và sẽ quay trở về - Ảnh: Nguyễn Vương.
“Những ngày dài sống trong cảnh nước lũ mênh mông, con cái cho ăn gì thì ăn nấy, món ăn chủ yếu hàng ngày là mì tôm”, cụ Thái Xuân Tằng (chồng cụ Trương Thị Long) chia sẻ.
Khi nước rút, các con nấu cơm cho hai cụ ăn, cơm ngày nước rút cũng chẳng có gì ngoài cơm trắng, canh và một ít thịt lợn mỡ xào mặn. Thế nhưng, so với những bữa mì tôm thay cơm thì như vậy cũng quý lắm rồi. Ngỡ tưởng sau những ngày thiếu cơm, hai vợ chồng già sẽ ăn ngon lành nhưng hai cụ chẳng ai nuốt nổi khi con trai các cụ sẽ chẳng bao giờ trở về nữa.
Ở nhà cụ Long, nhìn cảnh cụ run rẩy xúc tùng thìa cơm trắng để ăn sau những ngày “nước mắt hòa nước lũ” cùng ánh mắt thất thần chờ tin con trai mất tích khiến chúng tôi chẳng thể nào cầm được nước mắt.
“Mấy ngày nay tôi rất đau buồn, hầu như đêm nào tôi cũng khóc vì mong tin con. Cả nhà ai cũng đi ra đi vào không yên. Tôi luôn hy vọng con may mắn thoát nạn, cả nhà thức cả đêm để đợi con quay về”, cụ Long chia sẻ.
Cụ Thái Xuân Tằng ngồi bên chiếc chõng tre để ngoài hiên nhà, nhìn xa xăm nhìn vào dòng nước đang chảy xiết trước sông. Có lẽ cụ cũng đang ngóng chờ tin con trai mất tích.
Khi chúng tôi rời nhà cụ Trương Thị Long không lâu thì nhận được tin, khoảng 11h30 trưa 17/10 cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể của ông Thái Xuân Năng ở khúc sông thuộc địa phận thôn Cổ Liêm (xã Tân Hóa, huyện Hướng Hóa) cách nơi ông Năng bị nước lũ cuốn trôi khoảng 3km.
Vậy là tia hi vọng con vẫn còn sống của hai vợ chồng cụ Trương Thị Long cũng đã đi theo dòng nước lũ. Hình ảnh người mẹ già run rẩy cầm bát cơm sau những ngày nước mắt hòa nước lũ có lẽ sẽ ám ảnh tâm trí chúng tôi suốt những ngày về sau./.
Theo VTC News
VietNamNet sẽ là cầu nối để bạn đọc có tấm lòng nhân ái cùng chung tay giúp đỡ ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua cơn hoạn nạn này. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ Mã số 2016.265 (ủng hộ miền Trung) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 102010002381523 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 |
Ted tốt nghiệp trung học, sớm hơn 2-3 năm so với độ tuổi. Với sự khuyến khích của cha mẹ, cậu quyết định ghi danh vào Trường Đại học Harvard.
Mẹ của Ted vốn xuất thân từ một gia đình nhập cư. Cuộc sống nghèo khó khiến bà luôn tin rằng, giáo dục là con đường tốt nhất mở ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, trong suốt quãng tuổi thơ của anh em Ted, hiếm khi chúng ra ngoài chơi mà chủ yếu ở nhà đọc sách, chơi cờ vua.
Đến năm 1957, Ted tốt nghiệp trung học, sớm hơn 2-3 năm so với độ tuổi. Với sự khuyến khích của cha mẹ, cậu quyết định ghi danh vào Đại học Harvard. Ted bắt đầu năm thứ nhất đại học ở tuổi 16 và giành được nhiều học bổng.
Trong những năm đầu, Ted dường như bị tách biệt trong một khu nhà ở dành cho những sinh viên năm nhất chưa trưởng thành. Điều này khiến bản chất hướng nội của Ted bộc lộ rõ hơn. Cậu thường xuyên dành phần lớn thời gian ở trong phòng hoặc trên thư viện.
Đến năm thứ 2 đại học, Ted được mời tham dự vào một nghiên cứu tâm lý dành cho những người trẻ có năng khiếu và được giám sát bởi giáo sư Henry Murray. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Ted phải xin ý kiến của mẹ trước khi quyết định. Nhưng Wanda đã gật đầu đồng thuận vì cô lo lắng cho sức khỏe tâm thần của con trai. Mẹ Ted đã từng cân nhắc đến việc kiểm tra chứng tự kỷ cho cậu.
17 tuổi, Ted trở thành đối tượng thử nghiệm bất đắc dĩ của giáo sư Murray về tác động của stress đối với tâm lý con người.
Ted được yêu cầu đến phòng thí nghiệm và viết một bài luận về niềm tin, giá trị và lý tưởng cá nhân. Một người ẩn danh nhận các bài luận này và trực tiếp tranh luận với Ted kèm theo những lời chê bai, giễu cợt.
Giáo sư Murray sẽ ghi lại sự tức giận của cậu, sau đó phát lại cho cậu xem. Ted mô tả đó là một trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời, nhưng cậu vẫn ở lại với nghiên cứu này tận 3 năm.
Năm 1962, sau khi tốt nghiệp cử nhân Đại học Harvard, Ted tiếp tục theo học Đại học Michigan để theo đuổi bằng thạc sĩ và sau đó là bằng tiến sĩ. Trí tuệ của Ted khiến các giáo sư ở Michigan phải thốt lên: “Nói cậu ấy thông minh thôi là chưa đủ”.
Tuy nhiên, chính tại đây, Ted bắt đầu thay đổi dần.
Ở tuổi 25, Ted trở thành giáo sư toán học trẻ nhất tại Đại học California. Nhưng theo đánh giá từ hầu hết sinh viên, Ted không nhận được sự yêu quý vì thiếu kiên nhẫn. Cuối năm thứ 2 giảng dạy ở trường, Ted đột ngột nghỉ việc.
Ted nói với gia đình rằng tiến bộ công nghệ là thảm họa đối với nhân loại nên không muốn làm giáo sư toán nữa. Sau đó, Ted chuyển đến Canada ở trong một cabin nhỏ, sống cuộc sống không điện không nước, dựa vào những kỹ năng sinh tồn để tồn tại.
Càng ngày, Ted càng hoang tưởng nặng. Mỗi lần thất vọng chuyện gì đó, Ted lại cảm thấy tim loạn nhịp và thất sức khỏe của mình đang đi xuống.
Ted tới gặp bác sĩ và được xác định hoàn toàn khỏe mạnh. Cậu đượ kê một số loại thuốc ngủ cùng thuốc chống lo âu. Không tin tưởng vào kết quả, Ted tự mua máy đo huyết áp về để theo dõi các dấu hiệu của mình và gửi cho bác sĩ kết quả 6 tháng 1 lần trong 5 năm.
Bên ngoài căn nhà gỗ của Ted Kaczynski
Ngày 25/5/1978, Ted Kaczynski gửi đi quả bom tự chế đầu tiên. Năm 1979, Ted đặt bom trong một vali trên chuyến bay của hãng hàng không Mỹ từ Chicago đến Washington. Tuy nhiên, do lỗi hẹn giờ, quả bom không phát nổ mà chỉ bốc khói. Cuộc điều tra sau đó phát hiện ra, quả bom ấy đủ mạnh để phá hủy toàn bộ máy bay.
Trong suốt 17 năm, Ted đã gửi đi 24 quả bom tới khắp nước Mỹ, khiến 3 người chết và 23 người bị thương. Trên mỗi quả bom đều khắc chữ cái "FC" (viết tắt của "Freedom Club").
Vào năm 1995, Ted gửi thư đến các tòa soạn báo và đưa ra yêu cầu hứa sẽ dừng khủng bố nếu bài luận dài 35.000 từ mang tên “Xã hội công nghiệp và Tương lai của nó” do mình viết được xuất bản.
Giám đốc FBI và Bộ trưởng Bộ Tư pháp cuối cùng phải chấp thuận yêu cầu của này vì không muốn có bất kì một cuộc đánh bom nào nữa. Thật bất ngờ, sau khi được xuất bản, bài báo nhận được không ít sự hưởng ứng và ủng hộ.
Ted rất nỗ lực để không bị bắt, nhưng năm 1996, anh đã bị bắt tại nhà gỗ.
Bài luận khiến em trai của Ted là David vô cùng nghi ngờ. Nó gợi cho anh nhớ về trước đây anh trai mình đã từng bày tỏ quan điểm không tin tưởng vào khoa học. Sau khi kiểm tra toàn bộ, so sánh với những lá thư được tìm thấy trước đây của anh trai mình, David vô cùng kinh hãi và quyết định gọi cho FBI.
Ted rất nỗ lực để không bị bắt, nhưng năm 1996, anh đã bị bắt tại nhà gỗ. Cơ quan điều tra phát hiện các thành phần chế tạo bom, 40.000 trang báo xoay quanh chủ đề đánh bom và một quả bom chuẩn bị được gửi đi. Họ cũng tìm thấy bản thảo “Xã hội Công nghiệp và Tương lai của nó”.
Mặc dù luật sư của Ted đưa ra lý do giảm án vì vấn đề thần kinh của Ted, nhưng đều bị chính Ted từ chối. Ted nhấn mạnh rằng thần kinh của mình bình thường và động cơ phạm tội là kết quả của suy nghĩ cẩn thận.
Nói về cuộc sống ở trong tù, Ted cho biết: "Đến giờ tôi vẫn chưa thể thích nghi. Tôi sợ rằng những năm tháng trong tù sẽ làm tôi quên mất cuộc sống tuyệt vời trong căn nhà giữa núi rừng".
Trường Giang (Theo The Atlantic)
Ông Shawn Pleasants là thủ khoa thời trung học. Ông được nhận vào Harvard nhưng lại lựa chọn học chuyên ngành Kinh tế ở Yale. Hiện tại ông đang là người vô gia cư trên vỉa hè Los Angeles.
" alt=""/>Từ thần đồng toán học Harvard đến kẻ đánh bom hàng loạtĐịa điểm: văn phòng du học Cầu Xanh, 13 Quốc Tử Giám, HN.
Đăng kí tới dự vào cửa tự do hoàn toàn miễn phí: https://cauxanhbb.edu.vn/dang-ky-nhan-tu-van.html
![]() |
Du học Pháp đang là cơ hội rộng mở đối với đông đảo sinh viên với nhiều lợi ích:
- Nhận được các hỗ trợ của chính phủ Pháp về các dịch vụ công, hỗ trợ y tế, nhà ở và các hoạt động văn hoá, xã hội giống hoàn toàn sinh viên bản địa.
- Được hỗ trợ về mặt học phí khiến chi phí du học Pháp rẻ hơn nhiều so với các nước nói tiếng Anh.
- Có thể đi du học Pháp học bằng tiếng Anh hoặc học bằng tiếng Pháp.
- Có thể đi du học Pháp mà mới bắt đầu học tiếng Pháp
- Có cơ hội ở lại Pháp tìm việc làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp tại Pháp.
- Cơ hội xin việc làm và định cư cao.
- Pháp và trung tâm của Châu Âu với điều kiện sống dễ chịu, thuận tiện đi lại tới tất cả các nước Châu Âu khác trong khối schengen mà không cần xin visa.
- Cơ hội kết nối và phát triển nghề nghiệp tốt nhất.
Nhiều thông tin các bạn cần biết để chuẩn bị cho du học Pháp năm 2020 được chia sẻ cùng trường Vatel tại Cầu Xanh.
Theo đó, tại buổi chia sẻ thông tin do công ty tư vấn du học Cầu Xanh tổ chức cùng trường Vatel Pháp, các bạn sẽ được tư vấn và làm hồ sơ hoàn toàn miễn phí cùng trường Vatel, cung cấp lộ trình du học tối ưu, tiết kiệm nhất và chắc chắn visa nhất.
Công ty Cầu Xanh, văn phòng tuyển sinh uy tín đầu tiên cho Vatel Pháp và Thuỵ Sỹ tại Việt Nam hỗ trợ dịch vụ coaching chất lượng trong suốt thời gian làm hồ sơ và du học tại Pháp.
Công ty Cầu Xanh có chuyên gia tư vấn là cựu sinh viên du học Pháp, từng giành được học bổng du học Pháp từ ĐSQ Pháp, đã có quốc tịch Pháp với nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế giúp các bạn đạt lợi ích tối đa khi du học Pháp.
Các bạn cũng đảm bảo nhận vào chương trình thạc sỹ bằng tiếng Pháp ngành Kinh tế lao động và quản lí nguồn nhân lực tại đại học Toulouse khi bạn đáp ứng đủ điều kiện.
![]() |
Trường Vatel, ngôi trường được nhiều sinh viên lựa chọn để học ngành Kinh doanh dịch vụ DLKS. |
Trường Vatel thành lập cách đây hơn 30 năm, lãnh đảo bởi đội ngũ các chuyên gia hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng nhất trong ngành công nghiệp khách sạn. Trường Vatel nằm trong “top” 10 trường đứng đầu thế giới về đào tạo du lịch khách sạn. Công ty Cầu Xanh tự hào là đơn vị đại diện chính thức đầu tiên và uy tín nhất ở Việt Nam tuyển sinh cho trường Vatel tại Pháp và Thụy Sỹ.
Trường Quản trị khách sạn Vatel nổi tiếng trên toàn thế giới về đào tạo ra những khóa sinh viên khi ra trường đảm nhiệm những vị trí từ trung đến cao cấp trong ngành công nghiệp Du lịch khách sạn.
Trường Kinh doanh khách sạn Vatel xếp thứ nhất trong số tất cả các trường tại Châu Âu, theo nguồn IF Hotel Business School ranks IFOP. Cả khóa cấp bằng cử nhân lẫn khóa cấp bằng thạc sĩ của trường đều được Bộ giáo dục Pháp và Hiệp hội nghề nghiệp Khách sạn công nhận.
Tại Pháp và Thuỵ Sỹ, chương trình đào tạo của trường Vatel được giảng dạy bằng hai thứ tiếng, học sinh có thể lựa chọn học bằng tiếng Anh hoặc học bằng tiếng Pháp.
Chương trình học được cấp bằng theo hệ thống tín chỉ chuyển đổi chung Châu Âu cấp bằng đại học và bằng thạc sỹ.
Liên lạc trực tiếp với công ty tư vấn du học Cầu Xanh để được hỗ trợ tận tình, chuyên nghiệp về du học Pháp từ cựu sinh viên du học Pháp, có quốc tịch Pháp.
Cầu Xanh, cầu nối vững chắc giữa gia đình, nhà trường và HSSV trong suốt quá trình du học Pháp. Tự hào là công ty tư vấn hàng đầu về du học Pháp.
Địa chỉ: 13 Quốc Tử Giám, Đống Đa, HN.
Điện thoại: 0984023247 hoặc 0975758924
www.cauxanhbb.edu.vn
www.facebook/duhocBB
Thúy Ngà
" alt=""/>Tư vấn du học Pháp cùng đại diện trường Vatel