|
Hôm thứ Ba, đại sứ Mỹ Richard Grenell tiết lộ rằng chính phủ của ông bày tỏ quan ngại về kế hoạch rút 300 triệu euro tiền mặt của Iran tại các ngân hàng ở Đức, theo tờ Reuters đưa tin. “Chúng tôi khuyến khích các quan chức cấp cao nhất của chính phủ Đức can thiệp và ngừng kế hoạch này lại”, Grenell nói.
Iran dường như đang sa vào vũng lầy với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuy nhiên, với việc Tổng thống Trump tăng cường áp lực lên Tehran, người dân Iran đã buộc phải chuyển sang Bitcoin như một nơi trú ẩn an toàn.
Nói cách khác, mạng lưới Bitcoin không quan tâm bạn là ai hoặc tại sao bạn lại thực hiện giao dịch. Đó là một cuộc cách mạng bằng hình thức tiền trung lập đầu tiên, có thể được giao dịch tự do với bất kỳ ai trên thế giới. Hơn nữa, Bitcoin rất dễ để lưu trữ – không giống như vàng – và bạn hoàn toàn kiểm soát khóa riêng tư để đảm bảo quyền truy cập vào tài sản của mình.
Chính vì những lý do này mà tiền mật mã đang ngày càng trở nên hấp dẫn, theo nhà phân tích Juan Villaverde của Weiss Cryptocurrency Ratings:
“Trong quá khứ, khi các chính phủ tham nhũng phá giá đồng nội tệ hoặc chiếm đoạt tài sản từ người dân, các nhà đầu tư sẽ chạy sang đồng đô la Mỹ hoặc vàng. Ngày nay, nhiều người đang chuyển sang tiền mật mã, vì tiền của họ nằm trên một sổ cái phân phối toàn cầu mà không có ngân hàng trung ương hoặc chính phủ nào có thể đụng vào".
Mặt khác, số dư tài khoản ngân hàng của bạn chỉ dành cho mục đích hiển thị. Thậm chí ngân hàng có thể đóng băng tài khoản của bạn và số tiền sẽ không còn là của bạn nữa – điều mà Iran đang mắc phải.
Người dân Iran và các biện pháp trừng phạt của Mỹ
">