- Trong trận Đức – Mexico vòng bảng Worldcup vừa rồi,độbóngđámuốnkiệnngượclạinhàcágiải ngoại hạng anh tôi cá cược đội Đức thắng, kết quả tôi thua cược mất 100 triệu đồng. Tôi mới trả cho nhà cái được 60 triệu, còn 40 triệu xin khất 2 tháng nữa trả nốt. Tuy nhiên họ không chịu, nằng nặc đòi tôi trả hết bằng được. Họ còn cho người đến nhà dọa dẫm bố mẹ tôi. Xin hỏi luật sư nếu tôi tố cáo công an thì trường hợp này tôi bị xử phạt thế nào?
Muốn hòa giải khi ly hôn nhưng bị bố mẹ vợ ngăn cản
Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, hai bạn đã thuận tình ly hôn với quyết định bạn là người trực tiếp nuôi con và không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, thời gian gần đây do gặp một số khó khăn trong cuộc sống nên bạn muốn chồng bạn hỗ trợ cấp dưỡng nuôi con.
Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Căn cứ vào quy định của pháp luật, hiện tại bạn là người trực tiếp nuôi con tức là người chồng cũ là người không trực tiếp nuôi con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy, bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người chồng cũ đang cư trú hoặc làm việc để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn để chồng cũ của bạn nhận nuôi 1 người con để có thể chăm sóc đảm bảo quyền lợi cho con cái. Tại Khoản 1, 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Bạn có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp nuôi con để đảm bảo tốt hơn điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chia tài sản khi xây nhà trên đất bố mẹ chồng
Vợ chồng tôi lấy nhau đã được 9 năm, xây nhà và sinh sống trên đất của bố mẹ chồng. Nay chúng tôi ly hôn, ngôi nhà và tài sản trong nhà tôi có được chia không?
Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về vật chứng:
“Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Như vậy, việc thu thập vật chứng rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Vật chứng là chứng cứ chứng minh quan trọng không thể thiếu trong mọi vụ án. Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Như thông tin bạn cung cấp, bạn bị mất xe máy và cơ quan công an đã tìm thấy chiếc xe của bạn, xác minh chính xác xe máy này là xe máy của bạn. Theo đó, xe máy của bạn được xem là vật chứng của vụ án. Chiếc xe máy là tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Lúc này, tài sản này sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy việc trả lại vật chứng (chiếc xe máy) không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Tóm lại, xe của bạn đã bị mất cắp, và đã được cơ quan có thẩm quyền là cơ quan công an tìm thấy. Do đó, cơ quan điều tra phải xác minh vụ việc, xác định vụ án
Chiếc xe của bạn được xem là vật chứng của vụ án này, cho nên bạn chỉ cần làm thủ tục xác minh tài sản đó là của mình như có giấy đăng ký xe, hồ sơ đăng ký xe, giấy báo mất tài sản với công an hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh được chiếc xe đó là tài sản của mình.
Thẩm quyền xử lý chiếc xe của bạn ở từng giai đoạn là khác nhau, nếu xét thấy việc trả lại chiếc xe cho bạn không làm ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc Hội đồng xét xử có quyền trả lại xe cho bạn trong từng giai đoạn khác nhau. Thời gian bạn nhận được xe phụ thuộc vào việc giải quyết vụ án nhanh hay chậm của cơ quan có thẩm quyền. Có khả năng sau khi giải quyết xong vụ án thì bạn mới nhận được lại xe, thời hạn giải quyết một vụ án hình sự tùy thuộc vào việc điều tra, xét xử của cơ quan có thẩm quyền, những vụ khác nhau thì thời hạn là khác nhau.
Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Thanh Tùng; Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Công ty bị xử phạt khi không nộp BHXH cho NLĐ nước ngoài
Công ty tôi thuê người nước ngoài làm việc từ năm 2017, trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019 không đóng BHXH bắt buộc cho họ mà đóng từ năm 2019-2021. Vậy công ty tôi có bị phạt không?
" alt="Điều kiện nhận lại xe máy sau 10 năm bị mất cắp"/>