NTK Orlando cho biết, "Mùi hương giúp chúng ta cảm nhận thời trang theo một cách rất riêng và giúp mọi thứ trở nên thân mật, gần gũi hơn".
Sáng kiến kết hợp mùi hương và thời trang đã chứng tỏ rằng, đắm mình trong thế giới thời trang còn mở ra “cánh cổng” tận hưởng mùi hương của những bộ trang phục. Bên cạnh cách thức phối đồ và thần thái người mặc, mùi hương mà bộ trang phục tỏa ra đang trở thành “ngôn ngữ” mới của thời trang.
Hương thơm vải vóc - sức sống cho thời trang đẳng cấp
Một thiết kế đẳng cấp không chỉ được đánh giá qua dáng dấp, đường nét mà còn qua hương thơm mê đắm mà bộ trang phục toả ra. Vì thế, quần áo là phải thơm trở thành lựa chọn được yêu thích đối với phụ nữ.
Có một nơi mà người ta đang miệt mài tạo ra thứ nước thơm giúp quần áo lúc nào cũng vương vấn. Đó chính là vườn hoa hồng lai tại nước Pháp xinh đẹp, nơi tinh dầu thiên nhiên từ hoa hồng được chiết xuất ra để tạo nên hương thơm kì diệu cho Comfort Hương Nước Hoa Thiên Nhiên.
Comfort đã dành tặng cho phụ nữ mùi hương làm thay đổi cách thưởng thức thời trang và cả cách người phụ nữ thể hiện sự quyến rũ, sang trọng của mình. Giờ đây, một bộ trang phục thơm ngát Comfort Hương Nước Hoa Thiên Nhiên sẽ đánh thức bao con timchỉ bằng cách chạm đến khứu giác của họ trong những giây đầu tiên. Và hương thơm không còn là điểm nhấn cuối cùng được phái đẹp trưng dụng bằng nước hoa mỗi khi ra đường, mà hương thơm sẽ ẩn nấp e ấp trong từng lớp vải, tỏa ra mùi thơm quyến rũ mọi lúc mọi nơi.
Lấy cảm hứng từ những bông hồng cao cấp nước Pháp, Comfort Hương Nước Hoa Thiên Nhiên không chỉ thiết lập định nghĩa mới cho thời trang - đẹp là phải thơm, mà còn là nguồn cảm hứng cho đỉnh sao sáng tạo thiết kế, khi kết hợp nhà thiết kế Lâm Gia Khang và phái đẹp cùng “đồng chế tác” để tạo ra BST “Dấu ấn Nàng Hương” độc đáo và sáng tạo.
Để góp ý tưởng cho bộ sưu tập của NTK Lâm Gia Khang, truy cập ứng dụng:
http://fashionologyfestival.vn/webroot/comfortdangcapthoitrang/
Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, truy cập:
https://www.facebook.com/comfortvietnam/
Thanh Triết
Nhà khoa học xuống đồng hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác mới
Đây chỉ là 1 trong nhiều giải pháp kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp thuộc Chương trình Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) được HTX Khiết Tâm và các nhà khoa học Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp thực hiện nhiều năm nay. Nhờ hoạt động liên kết của nông dân - nhà khoa học, lúa của Khiết Tâm cứng cây, khó đổ ngã khi mưa bão, dễ thu hoạch; giúp giảm chi phí lại cải thiện môi trường đồng ruộng. Lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, bớt lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu.
Không chỉ ở tổ hợp Khiết Tâm, Global GAP đang trở thành phong trào rộng khắp nông thôn Việt Nam. Nhiều nhóm nhà nông chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các viện khoa học, sôi nổi tham gia tập huấn KHKT, tự tin chuyển đổi giống cây trồng, ứng dụng kỹ thuật canh tác mới theo Quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP (xây dựng dựa trên Global GAP). Trong chăn nuôi thì thực hiện phương châm “Sản phẩm sạch là tiêu chí hàng đầu”. Vì thế, từ lúa gạo, rau trái đến thủy sản, thịt gia súc gia cầm của các HTX này đều bán chạy.
Mạnh dạn chuyển hướng làm ăn
Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đang tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc thay thế cho trồng lúa, ngô và sắn kém hiệu quả. Hợp HTX kiểu mới chính là một trong những mắt xích quan trọng, giúp người dân tìm được phương án sản xuất hợp lý và đầu ra ổn định.
Kho bảo quản gạo của HTX Khiết Tâm (TP.Cần Thơ)
Tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, trên diện tích đất khai hoang chủ yếu là đồi dốc, người dân chuyên trồng ngô, rồi mận hậu, xoài lùn...; giá trị kinh tế thấp, giá cả bấp bênh và đầu ra không ổn định.
Ông Nguyễn Văn Ngân, Giám đốc Hợp tác xã cam Văn Yên cho biết, ông đã 2 lần phải chặt bỏ các cây trồng không hiệu quả để chuyển đổi, nhưng vẫn thất bại. Sau khi đi nhiều nơi tìm hiểu và nhận thấy trồng cam trên đồi dốc cho năng suất cao, ông đã trồng thử 500 cây ca. Hiệu quả thực tế đã thôi thúc ông thành lập HTX cam Văn Yên để bà con cùng tham gia. HTX hiện có 9 ha trồng cam được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap, mang lại nguồn thu nhập trung bình cho mỗi thành viên khoảng 30 triệu đồng/năm.
Tại Bản Chiềng Ban 2, huyện Yên Châu, người dân cũng thành lập HTX hoa quả Quyết Tâm, cùng nhau chuyển đổi từ cây ngô sang trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày. Được HTX hỗ trợ phân bón, kỹ thuật chăm sóc và quan trọng nhất là đầu ra cho các sản phẩm luôn được đảm bảo; thu nhập mang lại hàng trăm triệu đồng trên 1ha.
Tìm doanh nghiệp để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Tổ Trưởng tổ hợp tác Khiết Tâm (TP.Cần Thơ) cho biết, từ vụ đông xuân 2011-2012, chương trình xây dựng xã nông thôn mới lấy cơ sở là tổ hợp tác sản xuất Khiết Tâm mở rộng lên 340 ha và hơn 160 hộ dân để hình thành cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, các nông gieo một loại giống, xuống giống đồng loạt, khi thu hoạch được các công ty bao tiêu. Cùng với đó, cán bộ bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp... thường xuyên xuống đồng hỗ trợ nông dân. Trung bình năng suất hàng năm thì vụ đông - xuân là hơn 7,5 tấn, vụ hè - thu và thu - đông thì khoảng 5,5 tấn/ha.
Rau quả sạch trồng theo tiêu chuẩn Viet Gap của các HTX chiếm lĩnh siêu thị
Được sự hỗ trợ tích cực từ phía ngành Nông nghiệp, các cấp chính quyền và Hội nông dân TP.Cần Thơ như: ưu tiên đưa vào chương trình hưởng lợi từ các dự án phát triển nông nghiệp; giới thiệu, tạo điều kiện để ký kết hợp tác với DN, giải quyết cho các hộ thành viên khó khăn được vay vốn sản xuất từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Liên tục làm ăn hiệu quả, đến nay, tổ hợp tác đã đủ điều kiện công nhận là HTXsản xuất, kinh doanh lúa giống chất lượng cao và mở rộng ký kết với đối tác phía Bắc.
Có thể thấy, HTX kiểu mới là nền tảng liên kết giữa HTX và DN để có thể cạnh tranh xuất khẩu, hội nhập. Mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới đã phát huy hiệu quả trong việc đổi thay cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết “4 nhà”, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
“HTX kiểu mới sẽ tạo ra động lực kép, mạnh mẽ để tạo đột phá phát triển của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. HTX kiểu mới vừa duy trì sự quan tâm, nỗ lực, sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân (trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá,...). Các nông hộ vẫn là người chủ đầy đủ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời họ được sự hỗ trợ rất hiệu quả của HTX nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp nhận tối đa các hỗ trợ của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ các liên kết với DN và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hội nhập quốc tế về thương mại”. |
Q.H - Thu Trà
" alt=""/>Có HTX kiểu mới, nông dân giàuChủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhằm phát huy truyền thống văn hóa và tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”.
Chương trình đã được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng nhiệt tình, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp, những đóng góp quan trọng của đồng bào đồng chí cả nước, của các địa phương đối với người nghèo và đối với phong trào thi đua có ý nghĩa nhân văn cao quý này.
Công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, tính từ năm 2000 đến 2023, với sự tham gia tích cực của các lực lượng quân đội, công an, Mặt trận Tổ quốc, các doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, hơn 1,7 triệu căn nhà đã được xây mới và sửa chữa cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, qua rà soát cả nước còn khoảng 400 ngàn căn nhà tạm, nhà dột nát, chưa đảm bảo “3 cứng” hoặc thiếu hụt về chất lượng.
Trong Lễ phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tối 5/10, Thủ tướng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp hãy chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa trong việc chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát với tinh thần “Ai có gì góp nấy, ai có của góp của, ai có công góp công, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít” để mọi người dân được sống trong ấm no, hạnh phúc, trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào và không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Với sức lan tỏa mạnh mẽ, ngay sau khi kết thúc chương trình truyền hình trực tiếp lễ phát động, số tiền ủng hộ để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước là 5.932 tỷ đồng, trong đó 3.287 tỷ đồng huy động trực tiếp tại chương trình và 2.645 tỷ đồng là số tiền các địa phương đã huy động được trong thời gian qua.
Với kinh phí ủng hộ 100 tỷ đồng trong Lễ phát động, Agribank mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.
Với truyền thống, đạo lý “lá lành đùm lá rách”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào, yêu thương đùm bọc lẫn nhau”, trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Agribank luôn dành nguồn lực lớn tập trung chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với nhiều hoạt động ý nghĩa. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, toàn hệ thống Agribank đều dành kinh phí 100 tỷ đồng hỗ trợ công tác chăm lo cho người nghèo, các gia đình chính sách trên khắp mọi miền Tổ quốc với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, trọn vẹn.
Đối với phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Thủ tướng Chính phủ phát động, trong những tháng đầu năm 2024, Agribank đã ủng hộ 20 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Hoà Bình; 15 tỷ đồng xây nhà tình nghĩa tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Đắk Lắk; 5 tỷ đồng ủng hộ chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" tại tỉnh Lâm Đồng; và tại nhiều địa phương trong cả nước với kinh phí hàng chục tỷ đồng…
Khẳng định thương hiệu “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank là một trong những đơn vị luôn chủ động và tích cực trong các hoạt động an sinh xã hội. Hàng năm, Agribank dành trên 500 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực như: tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, trạm y tế, công trình giao thông; tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng; chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng; hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong cuộc sống…
Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực trong thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng; kiên định sứ mệnh cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, gắn bó đồng hành cùng người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp trên khắp mọi miền đất nước. Agribank luôn duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 65-70% tổng dư nợ của ngân hàng, chiếm thị phần lớn nhất về tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam với nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, góp phần quan trọng hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế - xã hội đất nước.
(Nguồn: Agribank)
" alt=""/>Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng giúp người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát