Chọn 1 trong 4 phương án
Căn cứ quy định của Luật Đất đai năm 2024, TPHCM có thể tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025 hoặc điều chỉnh bảng giá đất theo luật mới cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất của địa phương.
Theo Sở TN-MT, nếu điều chỉnh bảng giá đất thì việc định giá phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, tức không còn quy định về khung giá đất, và sở đã đưa ra 4 phương án.
Phương án 1:Giữ nguyên, không điều chỉnh bảng giá đất hiện hành. Nếu áp dụng phương án này thì giá tại bảng giá đất thấp hơn nhiều so với giá bồi thường thực tế, không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất.
Phương án 2:Điều chỉnh theo hướng lấy giá tại bảng giá đất hiện hành nhân với hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) mới nhất. Như vậy, kết quả giá đất vẫn khá thấp so với giá đất thực tế.
Phương án 3:Để giải quyết tình trạng thiếu giá đất tái định cư, tại các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư thì điều chỉnh giá đất theo giá thực tế. Đối với các tuyến đường đã thể hiện trong bảng giá đất hiện hành, giá đất được tính bằng cách lấy giá nhân với hệ số K.
Nếu tính giá đất của các tuyến đường đã thể hiện trong bảng giá đất hiện hành bằng cách lấy giá nhân với hệ số K sẽ có những hạn chế như phương án 2. Còn việc điều chỉnh giá đất tại các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư theo giá thực tế sẽ dẫn đến trên cùng một tuyến đường hoặc hai khu dân cư giáp ranh có hai mức giá chênh lệch nhau rất lớn, dù điều kiện cơ sở hạ tầng như nhau.
Ngoài ra, sẽ có sự không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Trước đây, giá đất tái định cư được xác định theo giá thị trường nhưng từ nay phải căn cứ vào bảng giá đất.
Phương án 4: Điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TPHCM. Đây là phương án được chọn để xây dựng dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất.
Cơ sở dữ liệu về giá đất của phương án này được chọn lọc từ các nguồn như: Giá đất bồi thường, giá đất cụ thể đã được các địa phương phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ các cơ quan đăng ký đất đai và chi cục thuế.
Những trường hợp bị ảnh hưởng khi điều chỉnh bảng giá đất
Có 12 trường hợp sử dụng đất sẽ chịu sự tác động khi TPHCM áp dụng bảng giá đất điều chỉnh. Trong đó, hai nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Thứ nhất, người được bố trí tái định cư sẽ xác định được ngay giá đất nền tái định cư theo bảng giá đất điều chỉnh. Điều này tạo sự minh bạch và công bằng khi thu hồi đất và bố trí tái định cư.
Thứ hai, người dân khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Về công nhận quyền sử dụng đất, bảng giá đất điều chỉnh sẽ ảnh hưởng khi người dân thực hiện thủ tục này nhưng mức thu và tỷ lệ thu phụ thuộc vào thời điểm sử dụng đất.
Đối với chuyển mục đích sử dụng đất, tác động của bảng giá đất điều chỉnh được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1 gồm 13 quận (các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, và Tân Bình) không bị ảnh hưởng do không còn đất nông nghiệp hoặc còn nhưng thuộc ranh dự án.
Nhóm 2 gồm 9 quận, huyện còn lại và TP Thủ Đức, bị ảnh hưởng do còn tổng cộng 111.090,9ha đất nông nghiệp.
Bảng giá đất điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến việc thu tiền sử dụng đất khi người dân chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức đất ở. Phần diện tích ngoài hạn mức đất ở không ảnh hưởng nhiều bởi từ trước đến nay đã được định theo giá thị trường. Nay, mức giá này được cập nhật vào bảng giá điều chỉnh.
Tránh tình trạng mua bán hai giá, giảm đầu cơ đất đai
Ngoài những tác động nêu trên, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM còn ảnh hưởng đến mức thu, nộp đối với 5 loại thuế, phí và mức phạt.
Nếu áp dụng bảng giá đất điều chỉnh, người dân phải nộp thuế thu nhập cao hơn khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, điều này phù hợp với mặt bằng giá đất trên địa bàn TPHCM, tránh tình trạng kê khai giá bán thấp hơn nhiều so với giao dịch thực tế để “né” thuế.
Bảng giá đất điều chỉnh cũng sẽ làm tăng tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong việc quản lý, sử dụng đất.
Với số lợi bất hợp pháp phải nộp lại và mức bồi thường tăng lên, sẽ giúp kéo giảm tình trạng đầu cơ đất đai, chậm đưa đất vào sử dụng.
7.779 thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu sẽ ra sao?
Theo thống kê, TPHCM hiện có 1.728.639 thửa đất. Tính đến tháng 6/2024, Sở TN-MT đã cấp giấy chứng nhận đạt tỷ lệ 99,55%. Còn 7.779 thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận và chủ yếu nằm ở vùng ven.
Nếu 7.779 thửa đất nói trên được cấp giấy chứng nhận lần đầu theo hình thức được công nhận quyền sử dụng đất thì sẽ thuộc nhóm 6 trường hợp không phải đóng tiền sử dụng đất hoặc thuộc nhóm 4 trường hợp đóng tiền sử dụng theo tỷ lệ từ 10% đến 60% giá đất điều chỉnh.
Trường hợp không đủ điều kiện nộp tiền sử dụng đất thì có thể ghi nợ, khi chuyển nhượng thì nộp theo quy định.
Bảng giá đất điều chỉnh đảm bảo hài hoà lợi ích
Qua phân tích và đánh giá tác động, Sở TN-MT TPHCM cho rằng bảng giá đất điều chỉnh sẽ bổ sung giá đất tái định cư để tránh ách tắc giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm của thành phố.
Đồng thời, sẽ có tác động tích cực, tạo ra sự công bằng giữa các nhóm sử dụng đất. Khi công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có quá trình sử dụng đất thì mức độ ảnh hưởng không lớn.
“Việc ban hành bảng giá đất điều chỉnh là phù hợp với giá đất thực tế tại TPHCM và tuân thủ quy định Luật Đất đai năm 2024. Điều này đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư”, Sở TN-MT đánh giá.
Ngoài ra, còn có dự án Khu phố mới FairyTown phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên do CTCP Fairyland làm chủ đầu tư; Khu nhà ở hỗn hợp văn phòng dịch vụ tại Khu đô thị chùa Hà Tiên của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Vĩnh Phúc (hết tiến độ vào quý IV/2015).
Khu phố thương mại truyền thống Shophouse Thổ Tang tại thị trấn Thổ Tang, xã Tân Tiến, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường của CTCP Đầu tư An Huy (tiến độ hết 2021); Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường của CTCP BQL Real (tiến độ 60 tháng kể từ ngày 20/9/2021).
Khu nhà ở đô thị tại phường Khai Quang, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên; Khu nhà ở đô thị tại phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên của Công ty TNHH Xây dựng Phát triển hạ tầng Vân Hội (tiến độ quý I/2020 - quý IV/2021);
Khu nhà ở đô thị Việt Thành tại xã Định Trung, TP Vĩnh Yên của CTCP Bất động sản Việt Thành (thời gian hoàn thành toàn bộ dự án là tháng 12/2020); CTCP Hồng Hạc Đại Lải có 2 dự án chậm tiến độ gồm Khu du lịch sinh thái Đại Lải - Khu A và Khu B.
Tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao và khu nhà ở Bảo Quân của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân (tiến độ 2017-12/2019).
Có 2 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ trong danh sách là Khu nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà (60 tháng từ tháng 12/2018-quý IV/2023).
Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên của CTCP Tư vấn Xây dựng và Thương mại Doanh Gia (24 tháng kể từ ngày 7/12/2021)...
Theo kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích nhà ở tăng thêm dự kiến đạt mức trên 1,1 triệu m2 sàn. Trong đó, diện tích nhà ở thương mại, khu đô thị là 333.287 m2 (chiếm tỷ lệ 30%); diện tích sàn nhà ở xã hội là 22.333 m2 (chiếm tỷ lệ 2%) và diện tích sàn nhà ở dân tự xây là 756.170 m2 (chiếm tỷ lệ 68 %).
Bên cạnh 78 dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh, theo danh mục dự án đề xuất khu nhà ở, khu đô thị dự kiến triển khai còn có 76 dự án.
Cũng theo kế hoạch, Vĩnh Phúc dự kiến sẽ phát triển 11 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh.
" alt=""/>Dự án Bắc Đầm Vạc biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 chậm tiến độ ở Vĩnh PhúcCùng với việc chỉ rõ 6 kết quả nổi bật, 5 tồn tại hạn chế, 5 bài học kinh nghiệm cùng 5 quan điểm phát triển kinh tế số, trong kết luận phiên họp, Thủ tướng cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, trưởng ngành, bí thư, chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, với tinh thần ‘3 tăng cường’ và ‘5 đẩy mạnh’.
Trong đó, tinh thần ‘3 tăng cường’ gồm: Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; Tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; Tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.
Tinh thần "5 đẩy mạnh" bao gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số; Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; Đẩy mạnh an toàn thông tin mạng, an ninh mạng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Tăng ít nhất 5 bậc chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các nhiệm vụ trong Đề án 06, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Theo đó, các bộ, cơ quan, địa phương được yêu cầu khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số trước ngày 10/5/2024, bảo đảm hoạt động mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả.
Ưu tiên các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia và 3 chiến lược về phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển dữ liệu số; Trong đó, khẩn trương xử lý các nhiệm vụ quá hạn, tồn đọng trong giai đoạn 2022 - 2023.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu kinh nghiệm của Bộ Công an về triển khai Đề án 06, xây dựng đề án chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm kết nối với Đề án 06 trong nửa đầu năm nay; Tiến hành tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, an ninh cho người dân đối với các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý theo hướng dẫn của 3 bộ Công an, Quốc phòng, TT&TT...
Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn thông, điện lực xóa bỏ các vùng lõm sóng di động tại các thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, hoàn thành trước tháng 12/2024; tiếp tục nâng cao chất lượng mạng băng rộng di động.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để bảo đảm Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc tăng ít nhất 5 bậc và Chỉ số an toàn an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu.
Bộ TT&TT cũng cần sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5/2024 về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi) đúng tiến độ; Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 73 năm 2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong tháng 5; Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cấp bộ, tỉnh; Xây dựng cơ chế, công cụ đo lường, giám sát việc triển khai kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.