Soi kèo phạt góc Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 27/4


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs MU, 2h00 ngày 2/5: Muốn hòa cũng khó -
1.200 học sinh trường THCS Lương Định Của (quận 2, TP HCM) sẽ được học 1-2 tiết mỗi tuần với máy chiếu và kính 3D như ngoài rạp chiếu phim, đọc sách điện tử và học trên app với máy tính bảng... Độc đáo lớp học 3D ở THCS Lương Đình CủaThư viện thông minh F&N chính thức đi vào hoạt động sáng ngày khai giảng 5/9. Dự án được Công ty TNHH F&N Việt Nam thuộc Tập đoàn Fraser and Neave (Singapore) tài trợ xây dựng.
Dự án này bao gồm lớp học 3D dành cho 30 học sinh và phòng đọc sách có sức chứa 20 người. Trong hôm khai giảng, nhà trường đã mở cửa thư viện đón những học sinh đầu tiên vào trải nghiệm. Dự kiến, mỗi tuần học sinh các khối sẽ được học luân phiên 1-2 tiết 45 phút tại một trong những thư viện thông minh và hiện đại nhất của TP HCM.
Lớp học 3D mô phỏng rạp chiếu phim
Học sinh trải nghiệm phòng đọc sách mới với các đầu sách chuẩn quốc tế Lớp học 3D được F&N trang bị máy chiếu, kính 3D, hệ thống âm thanh AV và tường cách âm. Ngoài ra còn bổ sung hàng loạt series phim 3D về chủ đề khoa học giúp trẻ tiếp thu kiến thức theo cách mới mẻ, trực quan, sinh động hơn.
Nhiều học sinh cho biết, trải nghiệm học trong lớp thú vị giống như ngoài rạp chiếu phim thu nhỏ, chứ không khô khan như trên giáo trình sách vở.Thông qua hệ thống máy chiếu và kính 3D, học sinh cũng nắm bắt được kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.
Phòng đọc sách trang bị máy tính bảng
Ngoài thư viện truyền thống rộng 135m2 với hơn 5.000 đầu sách giấy, học sinh THCS Lương Định Của năm nay còn có thêm phòng đọc sách điện tử, được đầu tư 20 máy tính bảng đời mới.
Lớp học 3D trang bị đầy đủ các thiết bị nghe nhìn hiện đại như rạp chiếu phim thu nhỏ. Máy cài đặt sẵn lượng sách giáo khoa điện tử, sách tham khảo và truyện dân gian phong phú nhằm kích thích trẻ ham tìm tòi, thay đổi văn hóa đọc kiểu mới. Ngoài ra, còn tích hợp các app giáo dục theo chủ đề STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và tiếng Anh, giúp trẻ có trải nghiệm lý thú học mà chơi, chơi mà học.
Đặc biệt, thông qua tài trợ của công ty xuất bản và in ấn Times Publishing Limited thuộc Tập đoàn F&N, thư viện thông mình còn nhận được hơn 40 đầu sách tiếng Anh thuộc nhiều chủ đề khác nhau cho các em học sinh. Trong đó, có nhiều sách của nhà xuất bản Marshall Cavendish nổi tiếng Singapore, được cả thế giới ưa chuộng nhờ cách diễn giải sinh động, lôi cuốn theo chủ đề.
Căn phòng được chính tay các nhân viên F&N Việt Nam trang trí, sơn màu sắc tươi sáng giúp trẻ thêm yêu thói quen đọc sách mỗi ngày. Tất cả được xây dựng và thiết kế trong một không gian mát mẻ với hệ thống điều hòa 2 chiều.
Không gian rộng rãi và hiện đại của thư viện thông minh nhất quận 2, TP HCM. Phát biểu tại lễ bàn giao thư viện từ F&N, thầy Trần Văn Tình - Hiệu trưởng Trường THCS Lương Định Của cho biết: “Trước xu thế hoà nhập với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang trên vai trọng trách sản sinh nguồn nhân lực cho tương lai, giáo dục trong nhà trường đang từng bước chuyển mình sang một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp. Do đó, nhà trường đánh giá cao việc tài trợ thư viện thông minh của F&N Việt Nam, giúp học sinh có cơ hội tiếp cận hiệu quả kiến thức và kỹ năng thông qua các công cụ học tập kỹ thuật số và không gian hiện đại”.
THCS Lương Định Của là ngôi trường thứ 2 tại TP HCM được doanh nghiệp Singapore tài trợ thư viện thông minh kiểu mới. Năm ngoái, thư viện hiện đại đầu tiên đã được F&N trao tặng cho trường THCS Nguyễn Chí Thanh (quận 12) và nhận được phản hồi tích cực từ phía học sinh, nhà trường.
Sau một năm thư viện đầu tiên đi vào hoạt động, cô Nguyễn Thị Ngọc Phú - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Chí Thanh đánh giá: “Kể từ ngày khánh thành thư viện thông minh F&N, toàn thể học sinh và giáo viên nhà trường đã có những trải nghiệm giáo dục hết sức thú vị. Hiện nay, mỗi tuần, mỗi lớp vẫn đang duy trì 1 tiết học 45 phút ở phòng 3D và phòng thư viện điện tử”.
Vũ Minh
"> -
Chủ tịch FPT: '1 tỷ USD không chỉ là con số mà là cuộc đời của người FPT'Doanh thu 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài của FPT đến chủ yếu từ ba thị trường trọng điểm là Nhật Bản, châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Ra nước ngoài là mang tri thức, công nghệ số của Việt Nam đi mở cõi
Tại Hội nghị Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài hồi tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Bộ TT&TT sẽ mở chiến dịch hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài.
Theo Bộ trưởng, đi ra nước ngoài là mang tri thức, công nghệ số của Việt Nam đi mở cõi. Đi ra nước ngoài là để Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Không đi ra nước ngoài, không cạnh tranh, không chinh phục, không có doanh thu từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển có thu nhập cao được.
Sau lời “hiệu triệu” của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ngành CNTT Việt có một năm thành công với hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022. Doanh thu của các khu công nghệ thông tin tập trung vào khoảng 15 triệu USD/ha/năm, cao hơn khoảng 15 lần so sánh với doanh thu của các khu công nghiệp.
Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ TT&TT ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%.
Trong số các doanh nghiệp CNTT thành công tại thị trường nước ngoài, FPT là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong những tháng cuối năm 2023 khi cán mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu phần mềm. Con số này đã đưa FPT gia nhập nhóm doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD, khẳng định năng lực triển khai các dự án quy mô hàng trăm triệu USD cho các tập đoàn hàng đầu thế giới, ghi dấu ấn trí tuệ Việt trên toàn cầu.
Tăng trưởng gấp đôi trong vòng 3 năm, doanh thu 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài của FPT đến chủ yếu từ ba thị trường trọng điểm là Nhật Bản, châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Tính đến thời điểm hiện tại, các thị trường này đều tăng trưởng trên 30%. Trong đó, thị trường Nhật Bản tăng 54%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số.
Đại diện FPT cho biết, những năm gần đây, dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài của FPT đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang những công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ, với 50% tổng doanh thu từ nước ngoài đến từ dịch vụ chuyển đổi số và tăng gấp gần 6 lần trong vòng 5 năm qua. Trong đó, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud - chiếm 40% doanh thu dịch vụ chuyển đổi số, các công nghệ khác như AI, phân tích dữ liệu chiếm 12%; RPA & Lowcode chiếm 10%...
Để thành công tại thị trường quốc tế, FPT đã thực hiện nhiều bước đi quan trọng như: Hợp tác với các đối tác lớn trong nhiều lĩnh vực; Nâng cao năng lực công nghệ trong các lĩnh vực chuyên ngành (domain); Nâng cao nguồn lực con người, công nghệ làm sức mạnh cạnh tranh cốt lõi.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình. Khát vọng hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, nói rằng 1 tỷ USD không chỉ là con số mà là cuộc đời, tuổi thanh xuân của những người FPT. FPT đã làm rất nhiều việc để đưa trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài, ghi tên bản đồ Việt Nam trên bản đồ số thế giới.
“35 năm trước, chúng tôi đã nói tâm nguyện của mình góp phần làm hưng thịnh quốc gia bằng khoa học công nghệ. Ngày ấy, chúng tôi không biết phần mềm là gì, nhưng ý tưởng đi lên bằng công nghệ giúp đời sống nhân dân và đất nước tốt đẹp hơn từ ngày đó đến ngày hôm nay vẫn không thay đổi. Ban đầu, chúng tôi chỉ cố gắng phải sống, phải nuôi nhau được đã. 10 năm sau, chúng tôi bắt đầu nghĩ đến phải làm sao có căn cứ địa công nghệ để phát triển và đó chính là Hòa Lạc. Ngày đó, chúng tôi cũng không biết Hòa Lạc là gì và dành thời gian tìm mảnh đất cho khu công nghệ cao. Khi có khu công nghệ cao mới nảy sinh ý tưởng làm gì ở khu này. Lúc đó, Ấn Độ cho chúng tôi bài học. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ Ấn Độ làm thế nào và tôi tin rằng chúng tôi làm được. Nhưng chúng tôi đã thất bại, thất bại và thất bại. Bước ngoặt với chúng tôi là gặp một lãnh đạo của Sumitomo và đã mở hướng cho FPT đi sang thị trường Nhật”, ông Trương Gia Bình nói.
Chia sẻ tiếp về câu chuyện này, ông Phạm Minh Tuấn, Tổng giám đốc Fsoft cho biết: Mốc 1 tỷ USD rất nhiều cảm xúc, nhưng nó không cảm xúc bằng khi đạt 1 triệu USD từ xuất khẩu phần mềm, bởi đó là mốc sinh tử của FPT.
“Tôi là người đi đầu tiên, sau khi thất bại lần đầu phải quay về. Lúc đó, trong nội bộ chúng tôi có nhiều ý kiến. Sau 3 năm, đạt mốc 1 triệu USD, chúng tôi có niềm tin bước tiếp. Chúng tôi chững lại ở con số 100 triệu USD. Nhưng khi động đất sóng thần, chúng tôi sát cánh cùng đối tác Nhật với câu nói: Chỉ khi người Nhật rời Nhật Bản chúng tôi mới quay về Việt Nam. Sau đó, chúng tôi lại đạt con số tăng trưởng mạnh mẽ. Sau khi đạt 500 triệu USD, chúng tôi đã biết 1 tỷ USD là trong khả năng. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu phần mềm lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ”, ông Phạm Minh Tuấn chia sẻ.
Trong hành trình đem trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài, nhiều người đặt câu hỏi đâu là sức mạnh để FPT có thể cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Bản thân một lãnh đạo của Sumitomo sau khi nghỉ hưu đầu quân cho FPT đã từng bỏ ra 8 tháng để tìm bí kíp mà FPT có thể cạnh tranh với các đối thủ, nhưng không tìm ra. Tuy vậy, vị lãnh đạo ấy nhận thấy rằng FPT có tinh thần máu lửa khát vọng, lan tỏa từ lãnh đạo đến từng nhân viên bán hàng, và đây có thể là bí kíp của FPT mà khó có thể sao chép cho các công ty khác được.
Chủ tịch Fsoft cho hay, hiện FPT đã có hợp đồng trăm triệu USD và đang săn tìm hợp đồng tỷ USD. FPT đang hướng đến 1 công ty toàn cầu và phải có hợp đồng tỷ USD, doanh thu tỷ USD từ 1 thị trường và lợi nhuận tỷ USD.
Vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, FPT nuôi tham vọng lớn hơn bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD, với cột mốc tiếp theo 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào năm 2030, đạt quy mô doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ USD từ một thị trường, một ngành và một hợp đồng duy nhất.
Cùng với FPT, Viettel thành công ở nhiều nước từ Châu Á, châu Phi đến Mỹ La tinh. Tập đoàn Viettel đã làm được thiết bị mạng 5G, vũ khí công nghệ cao. Nhiều công ty CNTT quy mô vừa và nhỏ song ngay từ ngày đầu thành lập đã hướng tới thị trường nước ngoài như NTQ Solution, SmartOCS, RikkeiSoft, OMI, VMO... MOR Software, Savvycom tăng trưởng gấp 2 lần, CMC Global tăng trưởng 70% ở thị trường thế giới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đi ra nước ngoài là cạnh tranh với những người xuất sắc nhất. Đây là cách để chúng ta trở nên xuất sắc, có năng lực cạnh tranh quốc tế và cũng vì có năng lực cạnh tranh quốc tế mà chúng ta tồn tại được lâu dài ở trong nước. Đi ra nước ngoài cũng là để bảo vệ Việt Nam. Như vậy, những doanh nghiệp CNTT Việt đã và đang thực hiện sứ mệnh giúp Việt Nam hoá rồng, hoá hổ, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
"> -
Sếp Nvidia thăm Trung Quốc lần đầu sau 4 nămCEO Nvidia Jensen Huang trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Singapore tháng 12/2023. (Ảnh: Reuters) Đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà sáng lập Nvidia tới Trung Quốc sau hơn 4 năm, khi gã khổng lồ chip Mỹ vẫn đang mắc kẹt trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông Huang ở Trung Quốc là vào tháng 12/2019, khi ông nói về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực ô tô, trò chơi và chăm sóc sức khỏe.
Tháng 6/2023, người đứng đầu Nvidia được cho là đã lên kế hoạch đến thăm Thượng Hải, nơi ông dự định gặp gỡ lãnh đạo các công ty công nghệ Trung Quốc bao gồm Tencent Holdings, ByteDance và Xiaomi. Tuy nhiên, ông cuối cùng đã hủy chuyến đi.
Chuyến thăm mới nhất của ông Huang diễn ra trong bối cảnh Nvidia phải đối mặt với những cơn gió ngược ngày càng tăng tại thị trường Trung Quốc. Tháng 10/2023, chính phủ Mỹ tiếp tục siết chặt các hạn chế xuất khẩu chip, chặn quyền truy cập của Trung Quốc với bộ xử lý đồ họa (GPU) mà Nvidia đã thiết kế riêng cho khách hàng đại lục để “lách” các hạn chế trước đó.
Trong báo cáo tài chính công bố hồi tháng 11 năm ngoái, Nvidia dự đoán doanh số bán hàng sang Trung Quốc và các khu vực bị Mỹ hạn chế - vốn đóng góp 20-25% doanh thu trung tâm dữ liệu trong vài quý trước – sẽ giảm đáng kể trong quý cuối năm 2023.
Nvidia hiện đang phát triển các sản phẩm mới cho thị trường Trung Quốc nhưng cảnh báo quá trình sẽ mất thời gian, khi công ty cố gắng "tìm sự cân bằng phù hợp" cho khách hàng của mình ở đại lục trước những hạn chế về chip của Mỹ.
"Chúng tôi phải đưa ra những con chip mới tuân thủ quy định và một khi hoàn thành, chúng tôi sẽ quay trở lại Trung Quốc", Huang nói vào tháng 11 tại hội nghị DealBook của The New York Times. "Chúng tôi cố gắng kinh doanh với bất kỳ ai có thể. Mặt khác, vấn đề an ninh quốc gia và năng lực cạnh tranh quốc gia của chúng ta rất quan trọng".
Một tháng sau, người đứng đầu Nvidia cho biết đã "phối hợp rất chặt chẽ" với chính phủ Mỹ để tạo ra các sản phẩm tuân thủ quy định. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói Nvidia "có thể, sẽ và nên bán chip AI cho Trung Quốc vì hầu hết các chip AI sẽ dành cho các ứng dụng thương mại", nhưng nhấn mạnh rằng công ty không thể bán chất bán dẫn tiên tiến nhất của mình cho khách hàng ở đây.
(Theo SCMP)
">