Nhận định

Kết quả bóng đá TP.HCM 0

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-03 12:52:43 我要评论(0)

Ghi bàn:Nam Định: Văn Đạt (45',ếtquảbóngđálịch thi đấu tối nay 45'+4), Mpande (49')Nam Định thắng thlịch thi đấu tối naylịch thi đấu tối nay、、

Ghi bàn:

Nam Định: Văn Đạt (45',ếtquảbóngđálịch thi đấu tối nay 45'+4), Mpande (49')

tphcm vs nam dinh.jpg
Nam Định thắng thuyết phục CLB TP.HCM. Ảnh: VPF

Đội hình thi đấu

TP.HCM:Patrik Lê Giang (Bùi Tiến Dũng 55'), Matheus Rocha (23), Thanh Thảo (3), Adriano Schmidt (19), Mạnh Cường (32), Vũ Tín (8), Ngọc Hậu (12), Endrick (14), Ngọc Long (18), Thanh Khôi (16), Sorga (9).

Nam Định:Nguyên Mạnh (26), Đức Huy (32), Lucas Alves (4), Văn Kiên (13), Hồng Duy (7), Caio Cesar (77), Văn Công (16), Văn Vũ (28), Văn Đạt (19), Hoàng Anh (88), Mpande (18).

lich thi dau vleague vong 7.jpeg

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội có: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; lãnh đạo các ban, bộ, ngành…

Hội nghị được kết nối tới 14.535 điểm cầu trực tuyến trên toàn quốc với trên 1,3 triệu đại biểu tham dự.

Theo chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế". Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề "Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025".

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu hướng dẫn công tác tuyên truyền các nội dung của Hội nghị. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, qua 7 năm thực hiện, đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo ông Lê Minh Hưng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới…

Nguyên nhân chủ yếu được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đưa ra là do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện; nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động thiếu quyết liệt.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất rất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng kết sớm, toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW trong toàn hệ thống chính trị.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: VGP)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: VGP)

Ông Lê Minh Hưng cho hay, Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng", "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở".

Cùng đó cần xác định những nội dung, công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, quyết tâm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra.

Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, việc tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cầu thị, cụ thể, sâu sắc, khẩn trương; đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, xác định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất lại; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian.

Ông Lê Minh Hưng lưu ý, cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, chống lãng phí; chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công…, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân…

Anh Văn" alt="Hơn 1,3 triệu đại biểu nghe quán triệt các chủ trương về tinh gọn bộ máy" width="90" height="59"/>

Hơn 1,3 triệu đại biểu nghe quán triệt các chủ trương về tinh gọn bộ máy

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.

 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.

Nghiên cứu sáp nhập các cơ quan Đảng

Về phương án cụ thể, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, phương án chung sẽ nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn trong các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng lập các đảng bộ.

Cùng đó, nghiên cứu, đề xuất giải thể, sáp nhập, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng giảm đầu mối, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; giảm tầng nấc trung gian.

"Nghiên cứu tổ chức lại hoạt động của các báo, tạp chí, truyền hình, cổng thông tin điện tử của các ban Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ để tăng cường chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí", ông Lê Minh Hưng nói.

Cụ thể, đối với các cấp Ủy, tổ chức Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, nghiên cứu, đề xuất sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương.

Nghiên cứu, kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng.

Nghiên cứu, kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện trung ương.

Nghiên cứu, đề xuất chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động các tạp chí của các Ban Đảng Trung ương, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Tạp chí Cộng sản. Giao các Ban Đảng Trung ương, Tạp chí Cộng sản chịu trách nhiệm sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; tập trung xây dựng Tạp chí Cộng sản là cơ quan nghiên cứu, tuyên truyền lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Báo Nhân Dân. Giao Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân Dân chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân Dân, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài truyền hình Việt Nam; giao Báo Nhân dân chịu trách nhiệm chính về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế.

"Tập trung xây dựng báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tập trung vào báo in, báo điện tử để thực hiện nhiệm vụ chính trị và được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi hoạt động", ông Lê Minh Hưng nói.

Cùng với đó, nghiên cứu kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan Tư pháp Trung ương trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức Đảng trong các ban Đảng, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Văn phòng Trung ương Đảng.

Theo ông Lê Minh Hưng, nghiên cứu kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, chuyển các tổ chức Đảng ở các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước về trực thuộc Đảng ủy Chính phủ và Đảng ủy một số bộ chuyên ngành (tùy theo quy mô, tính chất quan trọng của Đảng bộ doanh nghiệp).

Nghiên cứu lập Đảng bộ Chính phủ và Đảng bộ Quốc hội

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương gồm các tổ chức Đảng trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và một số Đảng bộ tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước. Riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay.

Đảng ủy Chính phủ ngoài các chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ trực thuộc Trung ương, còn bao gồm chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự Đảng như hiện nay. Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hoạt động của Chính phủ và các cấp ủy trực thuộc.

Đảng ủy Chính phủ gồm Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm Thủ tướng làm Bí thư; các Phó Thủ tướng, một số thành viên Chính phủ và có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách.

Bộ Chính trị chỉ định nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy; quy định Ban Thường vụ Đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của Ban Cán sự Đảng Chính phủ hiện nay.

Bên cạnh đó, kết thúc hoạt động của các Ban Cán sự Đảng, lập Đảng bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ.

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm Bộ trưởng làm Bí thư, các Thứ trưởng, vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ và 1 Phó Bí thư chuyên trách.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông tin, nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội, lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan thuộc khối Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại cơ quan Quốc hội.

Đảng ủy Quốc hội ngoài các chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ trực thuộc Trung ương, còn bao gồm chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn như hiện nay; lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hoạt động của khối Quốc hội và các cấp ủy trực thuộc.

Đảng ủy Quốc hội gồm Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư, các Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách.

Bộ Chính trị chỉ định nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; quy định Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của Đảng đoàn Quốc hội hiện nay.

Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng, lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Đảng ủy Quốc hội (tương tự Đảng bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ).

Nghiên cứu lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng với đó, nghiên cứu, đề xuất kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Đảng đoàn các tố chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.

Lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trực thuộc Trung ương, gồm các tổ chức Đảng ở các cơ quan thuộc khối MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Ủy ban Trung ương MTT Việt Nam.

Đảng ủy MTTQ Việt Nam ngoài các chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ trực thuộc Trung ương, còn bao gồm chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn như hiện nay; lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hoạt động của khối MTTQ Việt Nam và các cấp Ủy trực thuộc.

"Thực hiện phương án này tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, giảm 25 Ban cán sự Đảng, giảm 16 Đảng đoàn trực thuộc Trung ương và tăng 2 Đảng ủy trực thuộc Trung ương", ông Lê Minh Hưng nói.

Đề xuất giảm 5 Bộ, 2 cơ quan thuộc Chính phủ

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng. (Ảnh: quochoi.vn)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng. (Ảnh: quochoi.vn)

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông tin về định hướng phương án nghiên cứu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể:

Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Tài chính.

Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, chuyến đổi số; chuyển một số nhiệm vụ khác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.

Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường; chuyển một số nhiệm vụ khác về các Bộ và các cơ quan liên quan.

Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan liên quan.

Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.

Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan.

Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc, thành lập Ủy ban Dân tộc - Tôn giáo.

Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 2 viện hàn lâm khoa học và 2 đại học quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.

Nghiên cứu sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu đề xuất kết thúc nhiều mô hình 

Ông Lê Minh Hưng cho biết, nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các Bộ, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố.

Tiếp tục xem xét sắp xếp mô hình tổ chức một số đơn vị bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam. Giao Chính phủ chỉ đạo Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế.

"Tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia. Tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi cho các hoạt động", ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Nghiên cứu, xây dựng, cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.

Nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành. Rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

"Thực hiện phương án này, tối thiểu giảm được 5 Bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ", ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nói.

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn)

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn)

Giảm 4 Ủy ban của Quốc hội

Trình bày phương án sáp xếp, tinh gọn bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ​Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng sáp nhập Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách; sáp nhập Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục; sáp nhập Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Pháp luật.

Bên cạnh đó, kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại, chuyển nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao, các ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Nghiên cứu chuyển Ban Dân nguyện thành Ban Giám sát và Dân nguyện. 

Ngoài ra, nghiên cứu tinh gọn mô hình Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và Ban Thư ký Quốc hội. Nghiên cứu chuyển các Vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Ông Lê Minh Hưng, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam. Giao Quốc hội chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế.

"Không bố trí chức danh Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các Ủy ban của Quốc hội có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách. Thực hiện phương án này, giảm được 4 Ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nói.

Phương án với Mặt trận Tổ quốc và các Hội

Đối với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sẽ rà soát lại tất cả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, sáp nhập, kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

Đồng thời, rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết.

Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm đầu mối bên trong, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Định hướng với các địa phương

Đối với các địa phương, ông Lê Minh Hưng nêu rõ, cấp Ủy, Ban thường vụ cấp Ủy, cấp tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, giải thể một số ban, cơ quan, ban chỉ đạo của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tương tự như ở Trung ương.

Cùng đó là kết thúc hoạt động của các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy khối cấp tỉnh; lập 2 Đảng bộ trực thuộc cấp Ủy cấp tỉnh.

Trong đó Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, tư pháp cấp tỉnh, gồm:

Các tố chức Đảng trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, HĐND, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp tỉnh; có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại cơ quan cấp ủy cấp tỉnh.

Đảng bộ chính quyền cấp tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, một số doanh nghiệp Nhà nước (tuy theo quy mô, tính chất quan trọng của đảng bộ doanh nghiệp) (doanh nghiệp khác chuyển về trực thuộc cấp ủy cấp huyện).

Có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại cơ quan UBND cấp tỉnh.

Đảng ủy chính quyền cấp tỉnh ngoài các chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ trực thuộc cấp Ủy cấp tỉnh, còn bao gồm chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự Đảng như hiện nay.

Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với hoạt động của UBND cấp tỉnh và các cấp Ủy (Chi bộ) trực thuộc.

Dự kiến đề xuất chuyển một số nhiệm vụ công tác Đảng vụ của Đảng ủy chính quyền cấp tỉnh (tương đương cấp huyện) về Đảng ủy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (cấp cơ sở), một số nhiệm vụ sẽ do ban Đảng cấp Ủy cấp tỉnh thực hiện.

Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 2 đảng ủy nêu trên.

Anh Văn" alt="Đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc TƯ, 5 Bộ, 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 Uỷ ban của Quốc hội" width="90" height="59"/>

Đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc TƯ, 5 Bộ, 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 Uỷ ban của Quốc hội

Ngày 29/11, tin từ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh này vừa giải cứu thành công anh T.V.V (SN 2004, trú xã Mậu Tài, xã Phú Mậu, TP Huế) bị lừa bán sang Campuchia.

Trước đó, đường dây nóng của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T. V.Q và bà L. T. N. C (trú thôn Mậu Tài) về việc con trai là anh T. V.V bị lừa bán sang nước Campuchia.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn chỉ đạo Phòng An ninh điều tra tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế khẩn trương thực hiện xác minh, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng để giải cứu anh T.V.V.

Số đường dây nóng của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế được niêm yết công khai tại nhiều trụ sở công an phường, xã trong tỉnh để tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân. (Ảnh minh hoạ: CACC)

Số đường dây nóng của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế được niêm yết công khai tại nhiều trụ sở công an phường, xã trong tỉnh để tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân. (Ảnh minh hoạ: CACC)

Qua điều tra, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định, đầu tháng 8/2024, anh T. V.V do không có công ăn việc làm ổn định nên lên mạng tìm kiếm công việc qua mạng xã hội TikTok và bị một chủ tài khoản Tiktok đang làm việc cho các tổ chức tội phạm tại Campuchia dụ dỗ, lôi kéo sang nước này làm việc.

Anh T.V.V được cam kết trả lương 800 USD/tháng, mọi chi phí khi sang Campuchia đều được công ty chi trả và được thêm hoa hồng từ doanh thu của công ty. Tin lời, ngày 17/8, anh T.V.V chủ động làm hộ chiếu và liên hệ với chủ tài khoản TikTok kể trên và được bố trí đưa đón.

Ngày 17/8, V. bị nhóm người trong đường dây HR (đường dây tuyển người và đưa người sang Capuchia) đón tại TP.HCM đưa sang Campuchia làm việc cho tổ chức tội phạm do người Trung Quốc quản lý. Tại đây T. V. V bị tịch thu toàn bộ điện thoại, thiết bị điện tử mang theo.

Tại Campuchia, T. V. V được giao lừa người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư để kiếm lợi nhuận với mức lương thỏa thuận 200USD/tháng kèm thêm 10% doanh số thu được. Tuy nhiên, sau 2 tháng, T. V. V không đạt được doanh số, không kiếm được khách đầu tư nên bị quản lý thông báo bán sang công ty khác nên anh này tìm cách liên lạc về với gia đình để cầu cứu.

Sau khi xác định thông tin từ gia đình, qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định cụ thể vị trí của anh T.V.V và phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam tại Campuchia để giải cứu nạn nhân về Việt Nam.

Đến ngày 11/10, anh T. V. V được cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam tại Campuchia và lực lượng Cảnh sát nước bạn giải cứu và bàn giao cho Tổng Cục Di trú Campuchia làm hồ sơ trao trả về Việt Nam.

Thấy con trai được trở về nhà an toàn, lành lặn, gia đình ông T.V.Q viết thư để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lực lượng Công an Thừa Thiên - Huế và các đơn vị chức năng giải cứu con trai mình trở về với gia đình.

NGUYỄN VƯƠNG" alt="Giải cứu thành công nam thanh niên bị lừa bán sang Campuchia" width="90" height="59"/>

Giải cứu thành công nam thanh niên bị lừa bán sang Campuchia