"Con người Việt Nam hiện đại phải được nền giáo dục tạođiều kiện cho trải nghiệm liên tục và tạo môi trường để thử sức vàkhám phá bản thân".
TheườiViệtcầnnềngiáodụcgìkết quả bóng đá c1o dõi các ý kiến của những người làm giáo dục về vấn đề "Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục?', anh Trịnh Minh Giang, Giám đốc Giáo dục của Hệ thống Giáo dục Hà Nội VIP, thành viên sáng lập công ty xuất bản Alpha Books "rất muốn đóng góp ngắn gọn vài quan điểm, đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, làm sách và từ thực tế quản lý và xây dựng chương trình giáo dục". Dưới đây là ý kiến của anh.
|
Rất khó để trường học tổ chức các hoạt động giúp trẻ em phát triển giáo dục toàn diện nếu học sinh luôn phải học trên vỉa hè như tình cảnh của một ngôi trường giữa Thủ đô như thế này. Ảnh: Lê Anh Dũng
|
Triết lý giáo dục khác nhau theo thời gian và vị trí địa lý, thế nhưng về bản chất, triết lý giáo dục thể hiện quan điểm và tầm nhìn của những nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới nền giáo dục đương đại mà trong rất nhiều trường hợp, chỉ được khẳng định bởi lịch sử. Mỗi quốc gia hay mỗi nền giáo dục thường chịu tác động của hơn một triết lý hay quan điểm giáo dục, từ đó mà gạn lọc được con đường tinh túy và phù hợp nhất với thực tiễn và nhu cầu xã hội.
Từ xưa đến nay, triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục lớn, có tác động chủ đạo thường xuất phát từ các bài luận hay các tác phẩm, trình bày và bảo vệ quan điểm với tính thuyết phục cao. Triết lý, quan điểm được cho là hợp lý không chỉ bởi thuyết phục được những người có vai trò hoạch định chính sách giáo dục mà còn phải thuyết phục được người dạy, người học và quan trọng không kém là những người sử dụng thành quả của giáo dục tức là những người sử dụng lao động, nhân tố quyết định đối với kết quả mà nền giáo dục đem lại cho quốc dân.
Dưới tác dụng của công nghệ mà đặc biệt là công nghệ viễn thông thông tin và công nghệ vận tải, thế giới đang ngày một thu hẹp về khoảng cách và gia tăng về tốc độ. Chỉ hơn một thế kỷ trước, phải hàng tháng người ta mới nhận được tin tức của nhau thì giờ đây có thể trao đổi trực tiếp và nhìn thấy nhau ngay khi họ muốn. Tốc độ làm việc chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ phát triển công nghệ. Trình độ công nghệ càng cao thì sự cách biệt về công nghệ càng lớn mà có lẽ các nước đang phát triển không bao giờ đuổi kịp, nhất là khi các bằng sáng chế ngày càng được sử dụng để làm rào cản chống cạnh tranh công nghệ.
Sống trong một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, con người Việt Nam cần phát huy những điểm mạnh gì vốn có, cần được trang bị kiến thức, kỹ năng, phẩm chất gì để gia tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực với các nước khác, cần giảm tải những kiến thức gì để tránh lãng phí thời gian và công sức. Đó là những câu hỏi mà triết lý hay quan điểm giáo dục phù hợp sẽ trả lời được.
Theo tôi, con người Việt Nam hiện đại phải được nền giáo dục tạo điều kiện cho trải nghiệm liên tục và tạo môi trường để thử sức và khám phá bản thân.
Tạo điều kiện trải nghiệm liên tục
Ngô Bảo Châu có lẽ đã phải mất hàng ngàn giờ giải toán trước khi được trao tặng giải thưởng Field, Edison thường phải trải qua hàng ngàn giờ thí nghiệm trước khi có được những phát minh, The Beatles cũng phải trải qua hàng ngàn giờ tập đàn ở các quán bar nhỏ trước khi thành công, Beckamp cũng phải trải qua rất nhiều năm tập luyện từ khi còn nhỏ để có được thành công, Bill Gates cũng mất hàng ngàn giờ vùi mình vào lập trình cho đến khi trở thành chuyên gia...
Học tập trong một môi trường trải nghiệm liên tục, học sinh sẽ dần thành thạo , tự rút kinh nghiệm để rồi đạt đến độ điêu luyện trong bất kỳ lĩnh vực gì. Học - Trải nghiệm - Rút kinh nghiệm - Trải nghiệm - Rút kinh nghiệm... sẽ dần trở thành thói quen, đặc biệt phù hợp với đức tính kiên nhẫn và tập trung cao độ mà hình như không còn được nhắc đến nhiều khi nói đến người Việt trẻ.
Tất cả các môn học cơ bản như toán, lý, hóa... hay các môn công cụ như ngôn ngữ, tin học, kỹ năng... càng trải nghiệm, thực hành nhiều, học sinh sẽ càng điêu luyện và càng tạo được cái sáng tạo riêng cho mình.
Tạo môi trường khám phá bản thân
Mỗi người mỗi vẻ. Ngay cả trẻ sinh đôi cùng trứng cũng có nhiều đặc điểm tính cách và năng khiếu khác nhau. Vì vậy là một nền giáo dục áp đặt sẽ làm thui chột nhiều tài năng.
Chẳng ai có thể nói Mozart hay Beckamp không thông minh mặc dù tôi có thể chắc chắn rằng điểm toán ở trường của họ chẳng cao chút nào. Chẳng ai có thể nói Léonard de Vinci ôm đồm khi mà ông là bậc thầy trong rất nhiều chuyên ngành, từ hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, y khoa, kỹ thuật, giải phẫu, sáng tạo cho tới triết học. Đó là vì ông dám thử sức mình trên mọi lĩnh vực và quan trọng hơn, ông có điều kiện làm việc đó.
Vì vậy mà rất ngay từ nhỏ, học sinh rất cần có một môi trường có thể tạo điều kiện cho các em tự khám phá bản thân, không chỉ là toán học, văn học, hay vật lý mà còn trong các lĩnh vực như thể thao, mỹ thuật, âm nhạc.
Tư duy giáo dục ở đây phải coi các bộ môn ấy quan trọng như nhau. Môi trường toàn diện ấy không thể chỉ thể hiện trong chương trình đào tạo mà phải thể hiện trong mọi hoạt động cuả nhà trường. Học sinh được học, được sống với những gì mình thích và mình có năng khiếu, đó là điều mà triết lý giáo dục hiện đại cần bao hàm từ đó phát huy điểm mạnh của từng con người Việt Nam.
Rất mong những quan điểm trên đây sẽ có ích cho sự hình thành một triết lý giáo dục mà quốc dân trông đợi.
THẢO LUẬN KHÁC
|