当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Tartu JK Tammeka vs Flora Tallinn, 23h00 ngày 8/4: 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Northern Tigers vs Lindfield FC, 15h45 ngày 8/4: Lần đầu chạm mặt
Vẻ đẹp Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
Tập ký Trước nhà có cây hoàng mai của nhà báo Minh Tự mở then dẫn người đọc ghé vào cõi Huế ấy.
Nhà báo Minh Tự mở ra cõi Huế bằng một nét phác thanh nhã tựa những bức cổ họa thanh bình của bậc ẩn tu: gốc hoàng mai trước ngôi nhà thâm trầm cổ kính. Gốc hoàng mai là điểm nhấn trong những khu vườn xứ Huế, còn khu vườn, theo tác giả, là “nơi trú ngụ của tâm hồn Huế”.
Việt Nam có nhiều cố đô, nhưng dấu vết của những khu vườn cổ gần như không còn mấy, chỉ còn những “công viên”, vốn là dấu vết của quá trình Tây hóa theo lối hiện đại. “Vườn” khác với công viên, vườn mang dấu ấn cá nhân của người chủ, là nơi người chủ và những người thợ vườn biểu hiện góc bình yên nhất của tâm hồn.
Tác giả viết: “Vua chúa chơi vườn, thường dân cũng chơi vườn. Các vị tu sĩ cũng hành đạo bằng thú chơi thanh tao đó, làm nên loại hình vườn chùa nằm khắp thành phố. Còn có một kiểu nhà vườn khác nữa, đó là từ đường của các dòng họ, tôn nghiêm và mực thước. Lăng tẩm của các vị vua Nguyễn chẳng phải là những khu vườn Huế đó sao? Mỗi lăng là một kiểu vườn, mà lăng Minh Mạng và Tự Đức là hai tác phẩm nhà vườn Huế đạt đến tuyệt mỹ.”
Những khu vườn Huế qua trang viết của Minh Tự dễ gợi đến triết lý ẩn đằng sau những khu vườn Islam. Triết gia hiện đại người Pháp Alain de botton đã viết rằng đối với người Islam, vườn là nơi trú ngụ của linh hồn, là thiên đường nơi trần thế: “Khu vườn trở thành một ngôi nhà hoàn hảo cho những thú vui còn sót lại giữa thế gian rối bời; đó là nơi chúng ta có thể chỉnh trang để chiêm ngưỡng những hòn đảo của cái đẹp ngay khi chúng ta nhận ra và buồn bã chèo lái giữa bể khổ”.
Tác giả Minh Tự cũng tìm thấy triết lý này ở những người chủ vườn xứ Huế, nhưng vườn Huế không phải là sự mô phỏng thiên đường như những khu vườn Islam mà là sự hiện thực hóa thú vui điền viên dân dẫn bình yên trong những câu thơ cổ của bậc chí sĩ.
Từ vẻ đẹp điền viên của những khu vườn Huế, với gốc mai già, với ngôi nhà rường… nhà báo Minh Tự gợi lên nhiều câu hỏi lớn về dáng dấp của cố đô. Viết về những vẻ đẹp cổ xưa còn sót lại giữa làn sóng đô thị hóa, để trân trọng, để hiểu chân giá trị của một đô thị di sản. Giá trị của một đô thị di sản không nằm ở những tòa nhà cao tầng hay thu nhập bình quân trên đầu người, mà là vẻ thanh bình thư nhàn được tạo tác bởi các bậc trí giá. Trong bầu không khí ấy là những con người tỉ mẩn thương từng ngọn cỏ cành cây, là lãng đãng hồn thơ, là những cuộc đàm luận thư tịch…
![]() |
Sách Trước nhà có cây hoàng mai. Ảnh: NXB Phụ nữ Việt Nam. |
Ai tới Huế cũng khen giá thành rẻ mà ngon, nhưng người ta cũng không quên chặc lưỡi chê Huế nghèo. Nhưng nhà báo Minh Tự gợi một góc nhìn khác về xứ Huế. Dân Huế không nghèo, dân Huế chỉ đề cao thú chơi, tức là trong sự chơi ấy, tiền bạc trở nên không quan trọng.
Khu vườn Huế đẹp dường ấy, đáng quý hơn những tòa nhà chọc trời có thể mang lại lợi nhuận trăm tỉ. Thôn làng Huế đẹp dường ấy, có vẻ như còn “đắt giá” hơn những khu đô thị hiện đại.
Xứ Huế không ăn để lấy no, không ăn thật nhanh, dân xứ Huế coi “ăn” là một thú chơi. Món bánh, bát bún, miếng mè xửng, bát chè sen…rẻ đến thế, nhưng cũng làm tinh xảo hết mực.
Nhà báo Minh Tự cho biết “trong kho tàng ẩm thực Việt có khoảng 1.700 món thì Huế chiếm đến 1.300 món, hiện còn lưu truyền trong dân gian 700 món”. Dẫu là món bình dân hay món ăn cung đình, người Huế cũng rất cầu kỳ trong các quy tắc kết hợp để đạt đến cảnh giới cao nhất của vị giác.
Đâu chỉ có thú ẩm thực hay thú điền viên, người Huế lấy chơi làm nghiệp của mình. Có những nghệ nhân vẽ tranh bằng mũi kim thêu. Có những người thợ chơi với nghề đan nón. Có người thợ vườn, có người thợ sửa nhà rường, có người sưu tầm tiền cổ.. Và có những bậc trí giả chơi với sách, với thơ… Nếu nói dân Huế “nghèo”, mà “nghèo” theo lối đó thì bao nhiêu người giàu ở xứ khác cũng không sánh nổi. Bởi vì, theo đuổi một thú chơi mà chẳng bận tâm đến tiền tài danh vọng, chính là lẽ sống của những người giàu: giàu cảm xúc, giàu tinh thần, giàu trí tuệ.
Người dân cõi Huế vẫn giữ được hồn cốt ấy, dẫu cho trải qua bao biến thiên của lịch sử. Bom đạn có thể tàn phá các di tích, nhưng hồn cốt Huế vẫn vậy, vẫn mỉm cười như gốc hoàng mai vào độ ra hoa kiêu sa không suy chuyển khí chất. Đó là khí chất cao quý của nước Việt Á Đông khi xưa còn sót lại, và hiện lên sống động trong từng trang viết của nhà báo Minh Tự: chân thực, thuần phác mà thanh nhã.
Cuốn sách không nuối tiếc “vang bóng một thời”, thông qua những ghi chép của nhà báo Minh Tự, cái đẹp cổ xưa vẫn hiện diện và đồng tồn ở thế giới hiện đại, và trở thành cõi bình yên lui về sau những chộn rộn của đời người.
Bài viết của nhà văn Hà Thủy Nguyên, được gửi từ email "ha...hn@gmail.com"
" alt="Hồn Huế trú ngụ trong những khu vườn cổ"/>Chia sẻ với VietNamNet, Thu Trà cho biết: "Sau khi thi xong và biết điểm, tôi có một chút nuối tiếc nhưng cũng hài lòng với bài thi Ngữ văn đạt 9 điểm. Tôi đặt nguyện vọng vào 2 trường: Học viện An ninh nhân dân và ĐH Kinh tế quốc dân. Hiện tại tôi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chinh chiến cho hành trình sắp tới của Hoa hậu Việt Nam 2020".
Thu Trà tâm sự, cô từng tự ti khi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nhưng cao tới 1,75m. "Từ nhỏ, tôi đã cao hơn bạn bè, thân hình lại gầy nên hay bị trêu là "cao như cái sào chọc ổi". Lớn lên, tôi thêm trân trọng và cảm thấy tự hào với chiều cao đó", nữ sinh bộc bạch.
![]() |
Nữ sinh cao hơn các bạn cùng trang lứa từ nhỏ. |
Bên cạnh điểm 9 văn tốt nghiệp, người đẹp từng đạt 2 giải Nhì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân vào năm lớp 9 và lớp 12, đạt giải nhì cuộc thi Tiếng hát làng Sen khi đại diện cho huyện nhà Đô Lương tham dự liên hoan văn nghệ toàn tỉnh.
Thu Trà chia sẻ, bố mẹ là nguồn động lực lớn nhất và luôn ủng hộ cô tham dự cuộc thi năm nay. "Để có tấm hình chỉn chu cho tôi đăng ký dự thi, cả hai mẹ con đã bắt xe buýt từ huyện xuống tận TP.Vinh chụp ảnh. Bạn bè và cô giáo cũng ủng hộ hết mình và cho tôi những lời khuyên bổ ích", 10x thổ lộ.
Hai mẹ con Thu Trà phải bắt xe buýt từ quê xuống TP.Vinh để chụp ảnh dự thi. Người đẹp đặt mục tiêu đi sâu nhất có thể tại Hoa hậu Việt Nam 2020.
Nữ sinh chia sẻ, trước đây, vì tự ti về ngoại hình mà cô sống hơi khép mình. Từ khi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi huyện và tỉnh môn Giáo dục công dân, Thu Trà đã học được những bài học bổ ích, những lẽ sống đúng đắn và cởi mở hơn, tự tin hơn về bản thân. "Tôi muốn mọi người thấy được tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân - bộ môn mà nhiều người vốn coi thường và bỏ bê", Thu Trà tâm sự.
Thu Trà cảm nhận dàn thí sinh năm nay đều rất sáng giá và có vẻ đẹp riêng. "Tôi nghĩ điểm khác biệt làm nên dấu ấn của mình là một cô gái 18 tuổi có chiều cao nổi bật, đôi chân dài 1,12m và nụ cười tươi đầy thiện chí", 10x cho biết.
Thu Trà sẽ mang đến cuộc thi hình ảnh một cô gái vừa năng động, hiện đại; vừa chân chất, đoan trang, hiền thục đậm nét chân quê. Nữ sinh được kỳ vọng tiếp nối thành công của Đào Thị Hà tại Hoa hậu Việt Nam 2016.
Đức Thắng
Hai thí sinh của Hoa hậu Việt Nam 2020 là Nguyễn Thanh Ngân và Nguyễn Thanh Trâm đang nhận được sự chú ý của người hâm mộ khi dự thi ở độ tuổi 18 và có sắc vóc nổi bật.
" alt="Nữ sinh Nghệ An 18 tuổi, chân dài 1,12m thi Hoa hậu Việt Nam 2020"/>Nữ sinh Nghệ An 18 tuổi, chân dài 1,12m thi Hoa hậu Việt Nam 2020
Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng
Hàng trăm người tham gia tìm kiếm xuyên đêm học sinh bị đuối nước.
Thông tin ban đầu, lúc 16h chiều 15/11, có 4 em học sinh lớp 10A5, trường THPT Lê Thành Phương (xã An Mỹ, huyện Tuy An) tắm tại bãi biển thôn Nhơn Hội.
Khoảng 17h, em Lê Bình Quốc Việt (SN 2009, trú thôn Phú Phong, xã An Hiệp) bị sóng cuốn ra xa, đuối nước. Phát hiện sự việc, 3 học sinh còn lại lập tức lên bờ gọi người ứng cứu.
Tuy nhiên khi người lớn đến thì em Việt đã bị nước cuốn mất tích. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền huyện Tuy An cùng lực lượng chức năng và đông đảo người dân được huy động xuống khu vực nơi nam sinh mất tích để tìm kiếm.
Lực lượng chức năng luôn có mặt ở khu vực tìm kiếm.
Tuy nhiên, đến sáng nay, vẫn chưa tìm thấy tung tích nạn nhân.
Thời tiết Phú Yên trong những ngày qua có mưa rải rác, biển động mạnh. Theo lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp, vào mùa biển động, dòng chảy rút xa bờ xuất hiện rất mạnh ở hầu hết các bãi tắm Phú Yên nên hay xảy ra các trường hợp đuối nước.
Nghiên cứu của Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên cho thấy, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, bãi tắm của Phú Yên thường xuất hiện dòng chảy rút xa bờ. Để tránh nguy hiểm đến tính mạng, dân địa phương lẫn du khách không nên tắm biển trong mùa biển động, nhất là những người không biết bơi, bơi yếu.
MINH MINH" alt="Trăm người xuyên đêm tìm nam sinh tắm biển bị đuối nước ở Phú Yên"/>Trăm người xuyên đêm tìm nam sinh tắm biển bị đuối nước ở Phú Yên
Thời phong kiến, tham nhũng được hiểu là những hành vi của quan lại tham ô, bớt xén của công, vơ vét của dân để mang lợi cho mình, nhận tiền bạc hối lộ, lợi dụng chức quyền để mưu lợi, mượn việc công để giải quyết việc riêng (bắt lính, bắt dân phục dịch cho bản thân và gia đình), nhũng nhiễu và chậm trễ trong việc giải quyết các đơn từ, án kiện của nhân dân...
Những hành vi này là nỗi lo, nỗi trăn trở của bậc quân vương. Từ nỗi trăn trở đó, buộc các vị vua phải tìm biện pháp để ngăn ngừa và xử lý tệ tham nhũng.
![]() ![]() |
Sách Những vụ án tham những qua Châu bản triều Nguyễn. Ảnh:Tuấn Bình. |
Thông qua sử sách, chúng ta từng được biết đến nhiều vụ án tham nhũng của các triều đại phong kiến nói chung và triều Nguyễn nói riêng. Tuy nhiên, cuốn sách Những vụ án tham những qua Châu bản triều Nguyễncó nhiều khác biệt. Điểm khác biệt nhất của cuốn sách là các vụ án đều có bút tích phê duyệt, chỉ đạo của các Hoàng đế. Điều này cho thấy mỗi vụ án được kể không đơn giản chỉ là một câu chuyện đã xảy ra mà còn là sự quan tâm phòng chống tệ nạn tham nhũng cũng như quyết tâm răn trừng tham quan ô lại của các vua triều Nguyễn.
Trong vụ án tham nhũng ở trấn Nam Định có Quyền nhiếp ấn vụ huyện Mỹ Lộc Phạm Thanh và Thư kí Bùi Khắc Kham đều bị dân tố cáo là hung ác vô cùng. Sau khi điều tra, Kinh lược sứ Nguyễn Văn Hiếu tâu: "Ở Nam Định có tên thư kí là Bùi Khắc Kham và cai án là Phạm Thanh điên đảo án văn, xuất nhập nhận tội, (án nào cũng bớt, cũng thêm, kẻ mà chạy thoát, lại chêm cột vào), chuyên làm những việc lợi mình hại người, dân địa phương ấy không chịu nổi sự đau khổ đều gọi là phường hung dữ. Xin chánh pháp tru lục để làm gương cho kẻ tham ô".
Bản tấu này cũng chỉ rõ tội trạng của Bùi Khắc Kham: "Loại tham ô ở Nam Định không ai quá hơn tên Bùi Khắc Kham, nhưng hành vi của hắn rất tinh vi quỷ quyệt, ngay một việc tá canh ruộng công của xã Mỹ Giá mà trong khế văn mượn không phải mượn, thuê không phải thuê, khiến người ta tự rơi vào mưu kế để hắn vơ lấy lợi lớn. Qua đó có thể thấy bình sinh hắn gian giảo thế nào. Huống hồ khi chúng thần tới địa phương trấn đó, tên phạm ấy chưa bị dân tố cáo hắn đã chạy trốn trước".
Trên cơ sở điều tra tội trạng, các quan kinh lược sứ xin kết án: "Tên sâu mọt lớn ấy sớm nên chính điển hình để làm gương răn kẻ quan tham lại nhũng. Còn 20 mẫu ruộng công mà tên phạm ấy tá canh của xã Mỹ Giá thì trả lại cho xã ấy nhận cày cấy. Ngoài ra, xin giải tên phạm Bùt Khắc Kham tới trân chếm đầu để thị chúng". Về phần tài sản của Bùi Khắc Kham đều đem chia cho dân nghèo.
Trước những tội trạng của Bùi Khắc Kham, vua Minh Mệnh đã cho trừng phạt nặng. Điều này được thể hiện trong lời châu phê trên văn bản: "Cho áp giải tên quan lại sâu mọt Bùi Khắc Kham đến chợ ở trấn chém ngang lưng, lại bêu đầu lên cọc cao để răn đe kẻ khác. Ngoài ra chuẩn y nghị bàn. Khâm thử!"
Nhìn chung, các bản tấu liên quan đến vụ án tham nhũng ở trấn Nam Định này đều có bút tích phê duyệt của vua Minh Mệnh. Từng lời ngự phê đã cho thấy quan điểm, biện pháp xử lý của nhà vua. Đồng thời, trên văn bản được đóng dấu Kinh lược sứ quan phòng, kim bảo Ngự tiền chi bảo, kiềm bảo Văn lý mật sát đã góp phần khẳng định độ tín thực của nguồn sử liệu châu bản này.
Nhà báo Nguyễn Phan Khiêm chia sẻ: “Những vụ án tham những qua Châu bản triểu Nguyễnlà một trong nhiều công trình đánh dấu hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, cẩn trọng và tâm huyết của cán bộ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I trong việc khai thác, công bố những báu vật trong khối di sản đồ sộ, vô giá mà Trung tâm được giao trọng trách bảo quản… Phủi lớp bụi thời gian, 'kho bí tịch' dần được hé lộ với nhiều câu chuyện trị quốc an dân, trong đó có câu chuyện chống tham nhũng nhằm mục đích làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước của người xưa. Những kinh nghiệm của tiền nhân là bài học cho hậu thế. Vì vậy, ấn phẩm Những vụ án tham nhũng qua Châu bản triều Nguyễnlà một bài học quý giá về phòng chống tham những, có giá trị tham khảo rất cao cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay".
Bài viết của độc giả Tuấn Bình, được gửi từ email "ng...binh@gmail.com"
" alt="Những án tham nhũng lớn thời Nguyễn"/>