3 chiếc Ford Mustang GT mang 3 màu sắc của quốc kỳ Mỹ.Ảnh: The Drive
Được mệnh danh là “người đàn ông Ford”, Martin dành gần như toàn bộ sự nghiệp để cống hiến cho Ford. Ông nghỉ hưu vào năm 1993 sau 30 năm gắn bó với hãng xe xứ cờ hoa.
Tính đến hiện tại, tổng cộng số ôtô mà Martin từng và đang sở hữu lên tới khoảng 200 chiếc. Chiếm đa số trong đó là xe Ford, đặc biệt là hơn 20 chiếc Mustang.
Ở Martin, niềm đam mê xế hộp chưa bao giờ bị vơi đi bởi tuổi tác: “Thời gian trôi rất nhanh. Vậy nên, tôi đã bắt đầu nghĩ về sinh nhật lần thứ 90 của mình”.
" alt=""/>Sinh nhật 80 tuổi, cụ ông 'chơi lớn' tặng Ford Mustang GT cho các conNhiều khách hàng may mắn đã chiêm ngưỡng được bộ sưu tập siêu xa xỉ này, tại Triển lãm những bộ sưu tập nội thất cổ điển đẳng cấp thế giới “Italian Legancy” diễn ra từ 16/6 - 26/6/2016. Tại đây, khách hàng không khỏi “tròn mắt” trước những bộ sưu tập nội thất sang trọng lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng Hà Nội với những tên tuổi hàng đầu của ngành nội thất cổ điển Ý như Swarovski, Colombostile, Medea… Toàn là những chi tiết mạ vàng, bạc cầu kỳ, tinh xảo bậc nhất, được chế tác bằng phương pháp thủ công dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân bậc thầy người Ý.
![]() |
Nội thất Ý cầu kỳ, tinh xảo bậc nhất được chế tác bằng phương pháp thủ công |
Khách hàng còn ngạc nhiên hơn khi biết rằng chất lượng, tính sáng tạo và sự độc đáo đến từng chi tiết của các sản phẩm nội thất này đã khiến chúng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các cung điện tráng lệ nhất thế giới và các khách sạn siêu sang, như điện Kremlin ở Moscow hay Khách sạn Burj Al Arab ở Dubai…
Đặc biệt, nhiều khách hàng “choáng” thực sự khi vào những tấm biển nhỏ đề “cái giá” phải bỏ ra để được sở hữu những sản phẩm đó. Một chiếc bàn trà thương hiệu Swarovski lên tới 955 triệu đồng, hay của chiếc tủ ngăn kéo thương hiệu Rozzoni, bọc da rắn màu nâu, mặt bàn đá và tay cầm đính pha lê là gần 840 triệu đồng. Càng sốc hơn nữa khi chiếc bàn đá khổng tước thương hiệu Baldi được “xướng giá” lên đến 7,5 tỷ đồng...
Tính ra, để trang bị nội thất cho một phòng ngủ, khách hàng sẽ phải chi từ 1,7 - 2 tỷ đồng dù ở mức giá đã được chiết khấu tới 35%. Còn nếu trang bị nội thất cho toàn bộ căn nhà 3 phòng ngủ bằng những thương hiệu đang trưng bày thì chi phí phải lên tới 7 - 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây chính là những bộ nội thất “hợp gu” với những căn hộ siêu sang. Bởi các sản phẩm nội thất Ý - được chế tác thủ công khéo léo, tinh tế từng chi tiết và hoàn hảo về tổng thể, đã được toàn thế giới công nhận - mới đúng là sự lựa chọn hoàn hảo.
Hiểu được tâm nguyện ấy của chủ sở hữu các căn hộ, đích thân ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng các kiến trúc sư sang Ý để mục sở thị từng công đoạn sản xuất của các thương hiệu nội thất hàng đầu như Longhi, Bamax, Sige Gold,… - những thương hiệu nội thất được các tỷ phú Mỹ, những nhà tài phiệt Nga hay giới siêu giàu ở Trung Đông, Paris, lựa chọn và đặt hàng từng sản phẩm phù hợp cho Dự án D’. Palais de Louis.
Ông Dũng cũng tiết lộ, chính nhờ được hưởng chiết khấu đặc biệt do đặt hàng trực tiếp mà giá thành căn hộ D’. Palais de Louis đã được giảm đi không nhỏ.
Không những thế, Tân Hoàng Minh còn đặt hàng sản xuất nội thất theo phong cách riêng, độc đáo cho các căn hộ D’. Palais de Louis, tạo nên đẳng cấp khác biệt cho chủ nhân và sự xa xỉ bậc nhất cho dự án D’. Palais de Louis. Tất cả là để các chủ nhân của D’. Palais de Louis có được một phong cách sống vương giả, hoàng gia giữa đất kinh kỳ.
![]() |
Tinh hoa nội thất Ý hội tụ tại D’. Palais de Louis |
Mới đây tạp chí New York Times (Mỹ) cũng bài viết nhận định về các dự án được đánh giá là sang trọng bậc nhất trên thế giới trong đó có dự án D’. Palais de Louis. Hiện Tân Hoàng Minh đã hoàn thiện 5 căn hộ mẫu theo 5 phong cách nội thất khác nhau để khách hàng mục sở thị.
Nội thất phòng tắm D’. Palais de Louis hoàn hảo đến từng chi tiết với bộ vòi mạ vàng sang trọng và tinh tế
![]() |
Nội thất phòng tắm D’. Palais de Louis hoàn hảo đến từng chi tiết với bộ vòi mạ vàng sang trọng và tinh tế |
Doãn Phong
" alt=""/>Căn hộ siêu sang giá chục tỷ vẫn… hờiKể từ 31/5 vừa qua, các nhân viên làm việc trong các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật trên toàn thế giới đã âm thầm công khai mức lương của họ trong một bảng tính Google (Spreadsheet) với tiêu đề "Arts + All Museums Salary Transparency 2019" (Minh bạch tiền lương bảo tàng nghệ thuật 2019). Và chỉ chưa đầy một tuần sau, bảng tính này đã có hơn 1.800 mục được điền vào.
Bảng tính kỳ lạ này còn liệt kê danh sách các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật nơi các nhân viên làm việc, cùng quốc gia, vai trò, ưu đãi trong công việc, trình độ giáo dục, giới tính, dân tộc cùng nhiều thứ khác. Nó xuất hiện trong bối cảnh các cuộc khảo sát về lương trong ngành nghệ thuật đang được nghiêm túc xem xét trên toàn thế giới sau nhiều năm trời nằm trong bí mật.
Bảng tính noi trên được cho là tạo ra bởi một trợ lý giám tuyển tại Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Michelle Millar Fisher, lấy ý tưởng từ Dự án Adjunct của Đại học Thành phố New York (CUNY) - dự án hướng đến mục tiêu công bằng lương bổng cho các sinh viên đang theo học chương trình Tiến sỹ và giảng dạy trong hệ thống của CUNY. Cả hai dự án có cùng một điểm chung: khuyến khích minh bạch tiền lương.
"Tôi từng là một nhân viên phụ việc, một bảo mẫu, một đầu bếp - và rất nhiều công việc khác để kiếm sống" - Fisher nói. "Tất cả những người làm trong ngành nghệ thuật như chúng ta hẳn từng làm những công việc khác, và có thể ai cũng vậy".
Dù các vị trí như trợ lý giám tuyển có mức lương vào khoảng 40.000 USD mỗi năm, vị trí cao nhất trong một viện bảo tàng, như Chủ tịch hay Giám đốc bảo tàng, có thể kiếm được từ 400.000 USD đến 800.000 USD - theo những gì thể hiện trong bảng tính. Công việc nhân viên thời vụ trong các bảo tàng cũng ngày càng phổ biến hơn.
Dù dữ liệu này không thể được xác nhận bởi bản chất nặc danh của các nguồn dữ liệu, bảng tính xuất hiện trong bối cảnh nhiều ngành công nghiệp đang có những cuộc tranh luận hết sức nghiêm túc và cởi mở xoay quanh vấn đề bất bình đẳng lương bổng. Ví dụ, một phân tích mới đây của Axios cho thấy mức lương trung bình của một CEO lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vào năm 2018 là 7,7 triệu USD, và CEO của 177 công ty thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có mức lương tổng cộng lên đến 2,6 tỷ USD.
Và một phân tích của Tạp chí Wall Street vào năm 2019 cho thấy mức lương trung bình của 132 CEO trong bảng xếp hạng S&P 500 là 12,4 triệu USD vào năm 2018, tăng từ mức 11,7 triệu USD vào năm 2017.
Theo GenK
" alt=""/>Rộ lên trào lưu mới của giới nhân viên bảo tàng trên toàn thế giới: khoe lương trên Google Sheet