Tuy nhiên, theo Inc, một điều khá thú vị là bộ ba ứng dụng nổi tiếng của Meta – Facebook, Instagram và WhatsApp – đều không có tên trong danh sách, bất chấp chúng vô cùng phổ biến và đều có hơn 1 tỷ người dùng. Ngay cả khi đổi tên từ Facebook thành Meta, công ty của Mark Zuckerberg vẫn bị đánh giá tiêu cực vì hành vi theo dõi gần như mọi hành động của người dùng trên mạng và dùng cho mục đích quảng cáo. Ngược lại, Apple khẳng định họ không thu thập và chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ ba. Nhà sản xuất iPhone cũng thường xuyên nói về việc họ xem quyền riêng tư là “nhân quyền cơ bản”.
Năm 2021, Apple giới thiệu các thay đổi lớn trên hệ điều hành iOS, yêu cầu nhà phát triển ứng dụng phải xin phép trước khi theo vết người dùng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của Facebook. Thậm chí, Facebook còn chạy quảng cáo trên các tờ báo lớn để cảnh báo Apple là nguy cơ lớn đối với Internet và có ý đồ gây tổn hại đến các doanh nghiệp nhỏ.
Những điều này phần nào lý giải vì sao Apple không đưa các ứng dụng của Meta vào danh sách gợi ý. Một chi tiết khác, không rõ vô tình hay cố ý, đó là 4 cái tên đầu tiên được gợi ý lại là Snapchat, TikTok, YouTube và Google – những đối trọng của Meta trong 4 lĩnh vực.
Theo Inc, có hai bài học rút ra ở đây. Đầu tiên, vấn đề của Meta lớn hơn những gì công ty muốn thừa nhận. Đổi tên không đồng nghĩa với “đổi vận” hay xóa bỏ những hành vi sai trái của Facebook. Dù vẫn phổ biến, rõ ràng Apple không hề muốn bạn cài đặt nó trên thiết bị. Không chỉ không chịu thừa nhận sai sót, Facebook còn phàn nàn lỗi do người khác. Gần đây, công ty còn bị “vạch trần” sự thật đã thuê một hãng truyền thông để “dìm hàng” TikTok. The Verge cũng chỉ ra trong 6 tháng, lượng tin xấu độc trên Bảng tin Facebook đột ngột tăng mạnh nhưng họ chỉ nói do lỗi phần mềm.
Nhìn lại những phản hồi của Meta trước các bê bối cho thấy công ty không sẵn lòng nhận trách nhiệm mà luôn đổ lỗi cho người khác. Ngoài ra, dù đang chuyển hướng sang vũ trụ ảo, phần lớn doanh thu quảng cáo của Meta vẫn dựa vào người dùng, trong đó có người dùng iPhone. Apple nắm quyền lực lớn đối với số phận của Facebook.
Từ đây, bài học thứ hai lại dành cho Apple. Do quyền lực lớn của mình, Apple nên cẩn thận khi sử dụng nó. Công ty đang đối mặt với áp lực lớn từ nhà chức trách và nhà lập pháp khắp thế giới. Danh sách gợi ý không bao gồm Netflix và Spotify - hai dịch vụ stream video và âm thanh nổi tiếng nhất. Cả hai ứng dụng đều không cho phép người dùng đăng ký trong ứng dụng mà thực hiện thông qua trình duyệt web, đồng nghĩa Apple không thể tính phí từ các thuê bao của họ.
Nếu danh sách gợi ý lại thiếu vắng các đề cử nổi bật chỉ vì họ không đem lại lợi ích tài chính cho Apple, nó chỉ khiến hình ảnh của “táo khuyết” bớt đẹp trong mắt công chúng.
Du Lam (Theo Inc)
Một nhóm kỹ sư Facebook phát hiện sự cố lớn trong thuật toán xếp hạng, khiến người dùng mạng xã hội này thấy nhiều nội dung độc hại hơn trên News Feed 6 tháng qua.
" alt=""/>Apple loại Facebook trong danh sách ứng dựng ‘phải có’ cho người dùng iPhoneCụ thể, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL được yêu cầu phải tăng cường kỷ luật, đề cao vai trò dẫn dắt chuyển đổi số của người đứng đầu; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chính trị quan trọng để thường xuyên đôn đốc thực hiện.
Công tác đầu tư, mua sắm trong các kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cần theo nguyên tắc: Có người làm, có người giám sát độc lập, kiểm tra kịp thời từ khâu lúc kế hoạch, phê duyệt chủ trương, lập dự toán đến các khâu thực hiện đầu tư, mua sắm và khâu quyết toán.
Dự toán phải được tính đúng, tính đủ, đúng quy định, định mức và đơn giá của nhà nước, phù hợp với thị trường, tham khảo giá và công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ các quy trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo cạnh tranh, minh bạch; sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất.
Bộ VHTT&DL cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ rà soát, tháo gỡ theo thầm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc, các điểm nghẽn trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho CNTT, chuyển đổi số.
Tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, đồng bộ, chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ quan; tránh đầu tư dàn trải, chồng chéo. Hệ thống CNTT phải bảo đảm các yêu cầu an toàn thông tin theo cấp độ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật đã được ban hành.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL cần nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định các nhiệm vụ, chương trình, dự án CNTT và chuyển đổi số. Trong đó, xác định rõ giải pháp kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với quy mô, tính chất, đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn là các sản phẩm, dịch vụ tốt ở thời điểm lựa chọn.
Xác định rõ hiệu quả đầu tư, hiệu quả đầu tư cần đo lường, định lượng được: Tùy theo quy mô và tính chất dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu; hoặc phân tích chi phí – lợi ích, xác định được khả năng tiết kiệm được nhờ đầu tư, trước khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, cần tăng cường sự tham gia của các cơ quan, đơn vị chuyên trách CNTT vào khâu giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các mô hình như tổ, ban giám sát đầu tư.
Với vai trò là Bộ được Chính phủ giao quản lý đầu tư trong lĩnh vực CNTT của cả nước, là cơ quan dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, ngày 28/2, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước. Việc này nhằm mục đích tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho CNTT, chuyển đổi số bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, khoa học, phòng tránh sớm các rủi ro, sai phạm, tiêu cực.
Trong khuôn khổ khóa bồi dưỡng, tập huấn cho lãnh đạo đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, ngành, địa phương vào ngày 6/4, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh quản lý hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước là một việc quan trọng nhất với các cơ quan, đơn vị khi tiến hành chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại bộ, tỉnh: “Bộ TT&TT đề nghị các đơn vị chuyên trách CNTT tập trung vào nhiệm vụ này, tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước”.
Theo Thứ trưởng, chúng ta đẩy mạnh chuyển đổi số thì đồng nghĩa với việc tăng cường chi phí cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Do vậy, nếu không cẩn thận, có thể sẽ xảy ra những “tai nạn” không mong muốn. Khi chi cho chuyển đổi số, để đảm bảo hiệu quả, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện “5 đúng”: Đúng bài toán - Mọi nhiệm vụ đều yêu cầu phải có thuyết minh rõ ràng về hiệu quả đầu tư và hiệu quả mang lại phải lớn hơn chi phí bỏ ra; Đúng người – Xác định đúng người tư vấn, chọn đúng người triển khai, người thẩm định, giám sát và phải theo nguyên tắc người làm có người thẩm định, người làm có người kiểm tra, giám sát; Đúng sản phẩm – Xác định đúng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, an ninh mạng ngay từ khi bắt đầu bài toán; Đúng giá – Xác định đúng giá sản phẩm, dịch vụ đầu tư, thuê; Đúng quy trình – Thực hiện đúng quy trình về phê duyệt chủ trương, lập dự toán, đấu thầu, nghiệm thu, đưa vào sử dụng theo quy định pháp luật.
Vân Anh
Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, tỉnh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 với định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số và triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.
" alt=""/>Giám sát ngay từ khâu lập kế hoạch khi đầu tư chuyển đổi số bằng ngân sách nhà nước