- Từ kinh nghiệm công tác lâu năm ở bậc tiểu học, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đắk Dục (Ngọc Hồi – Kon Tum) Vũ Việt Thắng đã có một số góp ý cho dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến rộng rãi.Dưới đây là những góp ý cụ thể của tác giả Vũ Việt Thắng.
Khoản 2, Điều 17(về sĩ số học sinh trong lớp học): Dự thảo điều lệ quy định sĩ số học sinh không quá 35 em/ lớp là giữ nguyên như cũ đã lạc hậu và không phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục sắp tới. Sĩ số 35 em/ lớp là quá đông gây quá tải cho giáo viên trong việc giảng dạy, quản lý, theo dõi và đánh giá học sinh (theo phương châm giáo giáo dục đáp ứng năng lực người học và cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30/ 2014), nhất là học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.
|
Môt tiết hoc theo chương trình VNEN của học sinh Trường Tiểu học Thạch Bằng, Thạch Hà, Hà Tĩnh (Ảnh Hạ Anh) |
Thực tế thời gian qua, giáo viên đã rất vất vả trong việc tổ chức, quản lý đánh giá học sinh ở những lớp học có số học sinh từ trên 30 em trở lên dẫn tới nhiều việc làm hình thức, đối phó gây thiệt thòi cho học sinh. Cũng vì đông mà học sinh không được giáo viên quan tâm đúng mức.
Hiện tượng sĩ số học sinh đến 50, 60 em/ lớp chỉ là cá biệt ở một số nơi, nhất là các thành phố lớn, các địa phương cần phải có cách giải quyết. Điều lệ lần này gắn liền với công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới, nó có tầm nhìn lâu dài nên cần có những lựa chọn phù hợp trong đó có việc quy định về sĩ số học sinh.
Khoản 1, Điều 18(về tổ chuyên môn), quy định mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. Đề nghị quy định thêm trường hợp tổ chuyên môn ghép từ 2 khối lớp trở lên (như Tổ chuyên môn khối 1+2; Tổ chuyên môn khối 1+2+3… thường ở những trường nhỏ, ít lớp) phải có tổ phó dù có thể không đủ 7 thành viên nếu không sẽ rất khó khăn cho việc tổ chức, điều hành của tổ trưởng tổ chuyên môn.
Đề nghị xem xét lại Điểm b, Khoản 2, Điều 18về nhiệm vụ của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn không thể đủ khả năng cả về năng lực, con người, thời gian và phương tiện thực hiện các nhiệm vụ như bồi dưỡng chuyên môn, quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ. Không thể coi tổ chuyên môn là một “nhà trường thu nhỏ”, như thế sẽ quá tải, không thể thực hiện được hiệu quả trong khi các công việc chuyên môn thuần túy lại không có thời gian thực hiện. Coi tổ chuyên môn là “nhà trường thu nhỏ” sẽ làm sai chức năng của tổ chuyên môn. Mặt khác, tổ chuyên môn ở trường tiểu học chứ không phải là một “khoa” ở các trường CĐ, ĐH.
Trong Điều 20 và 21của dự thảo quy định hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy bình quân hai tiết/tuần và hiệu phó dạy bốn tiết/tuần là rất hình thức, rất không thực tế. Đây là những quy định cũ còn giữ lại nó đã không khả thi trong thực tế thời gian qua vì: Công việc quản lý không tạo điều kiện cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giảng dạy đúng như lịch giảng dạy đã phân công làm xáo trộn công tác nhà trường.
Vì việc xen vào mấy tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thậm chí phá vỡ “tính hệ thống” của giáo viên phụ trách môn học. Có thể quy định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giảng dạy một số tiết trong học kỳ theo hình thức “thao giảng” để họ “nhớ nghề” và nắm được tình hình học sinh sẽ phù hợp hơn đồng thời quy định mỗi tuần họ phải dự một số tiết quy định để phục vụ công tác quản lý (việc dự giờ họ có thể rất chủ động thực hiện và thực hiện có hiệu quả).
Điểm a, Khoản 2, Điều 23, về các thành phần của Hội đồng trường, đề nghị phải có thêm Phó chủ tịch Hội đồng trường để trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt vì nhiều lý do khác nhau có người có thẩm quyền điều hành Hội đồng trường.
Điều 24về Hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng tư vấn đề nghị ghi rõ thành phần phải có là chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên (trong dự thảo hiện không có phó chủ tịch). Nếu không có phó chủ tịch các hội đồng sẽ gặp khó khăn, rắc rối trong trường hợp vắng mặt củ tịch hội đồng.
Điều 28 về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: Đề nghị nghiên cứu lại đề mục này trong điều kiện đổi mới giáo dục sắp tới bởi vì như trong mô hình trường học mới VNEN hiện nay không gọi là “Sách giáo khoa” mà gọi là “Tài liệu hướng dẫn học”.
Điều 30:Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường.
Ở khoản 1, điểm g:Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên, đề nghị ghi rõ: Sử dụng phần mềm quản lý nhà trường (phần quản lý nhân sự PMIS). Vì hiện nay, phần này đã rất đầy đủ, chi tiết về lí lịch cán bộ, giáo viên, rất tiện ích nên không cần sinh thêm một mẫu sổ nữa vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa rườm rà phức tạp.
Ở khoản 2, về hồ sơ của giáo viên, đề nghị ghi rõ các loại sổ: Giáo án; Sổ hội họp; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm); Sổ dự giờ; Sổ theo dõi chất lượng học sinh; Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội); Sổ chi đội – sao nhi (đối với anh, chị phụ trách).
Ghi như dự thảo hiện nay rất rườm rà, khó hiểu, không đầy đủ, không cụ thể và khó thực hiện.
Khoản 2, Điều 31về việc bàn giao học sinh cho trường THCS cùng địa bàn không nên đưa vào điều lệ vì như thế có thể vi phạm quyền được chọn trường học của học sinh và cha mẹ học sinh. Việc bàn giao như thế, nếu có thể, nên để các địa phương chủ động tổ chức thực hiện.
Một số ý kiến không đồng ý với cách gọi lớp trưởng bằng chức danh “chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng tự quản” vì cho rằng không phù hợp và đưa học sinh vào hệ thống "quyền lực” quá sớm... Tuy nhiên, theo tôi nên thống nhất như Điều 17 của dự thảo điều lệ chọn hai cách: hoặc gọi là “lớp trưởng, lớp phó”, hoặc là “chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản” tùy theo lựa chọn của mỗi nhà trường.
Việc tổ chức theo mô hình “chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản” thời gian qua ở mô hình VNEN không có gì là nặng "quyền lực” mà nó rất hiện đại, văn minh - là việc giáo dục học sinh sử dụng "quyền lực”, ứng xử với "quyền lực” theo cách dân chủ, văn minh; là việc huấn luyện năng lực ”lãnh đạo” văn minh cho các em.
Trên đây là một số góp ý của tôi với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng một Điều lệ trường tiểu học phù hợp và hiệu quả sắp tới.
TIN BÀI LIÊN QUAN: >> Sẽ có chủ tịch hội đồng tự quản học sinh ở lớp tiểu học?"> Lớp tiểu học có 35 em là quá đông!
| |
|
Ngay từ chiều qua (16.12) báo chí đã đưa tin, tỉnh Bình Phước đã dồn công, dồn sức cho phiên tòa xét xử lưu động với ba bị cáo trong vụ giết 6 người. Nào rò mìn, rồi huy động trên 300 cảnh sát, chưa kể các lực lượng khác để phục vụ cho phiên tòa được mở vào sáng hôm nay.
Rồi người dân ở các tỉnh lân cận cũng thuê xe ô tô, đi từ mờ sáng để đến được huyện Chơn Thành ( Bình Phước) sớm nhất. Có người còn nhanh trí, dùng ô tô chở đồ đến bán để phục vụ người xem. Người dân ở đây còn cho thuê ghế…
Có thể nói, người dân - theo thông tin trên báo chí thì ước khoảng 4.000 người - đến xem xử án, nô nức, hứng khởi có khác gì như đi trẩy hội? Có người dân hồ hởi khi trả lời báo chí:Tôi về đây để xem bắn người.
Từ sáng sớm, phương tiện truyền thông, đài thì truyền hình trực tiếp, báo thì tường thuật online… nghĩa là người dân cả nước có thể như đang có mặt tại phiên toà ở tận huyện Chơn Thành xa xôi. Trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện những câu hỏi, những lo lắng về phiên tòa xét xử lưu động này.
Không hiểu vì sao tỉnh Bình Phước lại quyết định xử lưu động? Lại tốn kém huy động lực lượng quá lớn cho phiên tòa này? 6 di ảnh của người đã mất được người thân đem đến phiên tòa lưu động, thật thê lương. Tiếng khóc, gào thét của thân nhân nạn nhân… tác động không nhỏ đến hàng nghìn người dự phiên tòa? Nhà báo Trương Quang Vĩnh - nguyên Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ đã viết: Cái ác đến tận cùng được mang ra công khai qua xét xử lưu động. Báo chí cũng đua nhau trực tiếp online đến từng chi tiết, cách giết, cách đâm… Và rất đông người dán mắt vào truyền hình trực tiếp.
Và nhà báo khẳng định: Đây là sự nhân bản cho cái ác, kích thích máu say trong một số ác thủ (chưa xuất hiện) hơn là giáo dục, răn đe ai. Dư luận cũng như các luật sư lên tiếng về việc, trong vụ án nào thì xử lưu động, vụ án nào thì không. Và với vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước thì không nên xử lưu động, bởi tính giáo dục, răn đe thì ít mà kích thích tính tò mò của số đông thì nhiều, khiến người ta không còn thấy ghê sợ với cái ác.
Nói ác mãi sẽ đi đến sát thủ
Nickname Kien Tran chia sẻ: Đi xem xử án mà như đi trẩy hội, đi coi đại nhạc hội. Những buổi xử án kiểu này chỉ tổ đánh thức bản năng trả thù trong con người… không có ích gì trong việc hướng xã hội về văn minh, nhân bản và pháp quyền cả. Luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu cũng đặt câu hỏi: “Liệu đưa tin quá rầm rộ thế này có giúp xã hội trở nên tốt hơn, nhân bản hơn? Giúp răn đe được tội phạm không hay chỉ thỏa mãn những nhu cầu bản năng của độc giả? Làm cho những kẻ tội phạm tiềm năng thấy dễ được “nổi tiếng” khi phạm tội? Người dân phẫn nộ trước cái ác và đôi khi xét xử lưu động được chọn như một phương pháp vừa để xoa dịu dư luận, vừa để răn đe, giáo dục cộng đồng. Mục tiêu này là tích cực, song, câu hỏi đặt ra là, liệu một xã hội văn minh, pháp quyền hướng đến nền tư pháp công bằng có chỗ cho kiểu xét xử này không?
Và chính thẩm phán, luật sư cũng sẽ chịu sức ép rất lớn từ số đông người dự tại phiên tòa lưu động. LS Duy Hậu dẫn chứng: Nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp là Gustave Le Bon chỉ ra rằng, đứng giữa một đám đông, vị thẩm phán khó lòng giữ được quan điểm của riêng mình. Luật sư cũng không thể phát huy hết vai trò, các quyết định của thẩm phán bị ảnh hưởng, dù là vô tình hay hữu ý, thì công bằng trong xét xử - tiêu chỉ hàng đầu của một nền tư pháp, sẽ khó đạt được. LS Bùi Quang Nghiêm bày tỏ: Xét xử lưu động ở nước ra được phát sinh trong hoàn cảnh xã hội ở thời điểm mà các phương tiện thông tin chưa phát triển và gắn với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Hiện nay, phương tiện truyền thông, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông phát triển rộng. Đã đến lúc nên chấm dứt việc xét xử lưu động, vừa gây tốn kém cho ngân sách và quan trọng hơn là, không nên bắt bị cáo phải chịu thêm hình phạt mà luật không hề quy định, không nên bắt người thân của bị cáo phải chịu thêm sức ép của cộng đồng.
Và tôi có cảm giác là truyền thông, mạng xã hội đang "thua đủ” với tội ác máu lạnh. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân không phải để người dân thấu được cái man rợ của kẻ giết người. Nên nhớ là: Nói ác mãi sẽ đi đến sát thủ.
Bạn nghĩ gì khi người dân bình thản nói rằng: Tôi tưởng xử xong sẽ bắn, thế là đi xem.
Theo Linh Trần(Pháp luật plus)
"> Đi xem... bắn người