Nhận định, soi kèo Kaya FC vs Incheon United FC, 15h00 ngày 13/12
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/43d792181.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
Những bộ luật hiện hành tại Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến Google khó mà sinh tồn ở đây được, cụ thể là điều khoản “Các điều luật về kiểm định nội dung của Trung Quốc có thể được xem là nhạy cảm bởi chính quyền XHCN hiện tại, và luật yêu cầu các công ty phải lưu trữ dữ liệu của cửa hàng App tại Trung Quốc”. Cuối cùng thì Google cũng không chịu được cảm giác thất bại khi từ bỏ miếng bánh béo bở nhất, và buộc phải có những điều chỉnh thích hợp tuân thủ theo luật pháp Trung Quốc.
6 năm rời xa khỏi chiến tuyến có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp. Trở ngại đầu tiên mà Google phải đối mặt chính là những quy định nghiêm ngặt về kiểm duyệt, theo ngay sau đó là sự cạnh tranh khốc liệt của những công ty nội địa như Baidu.
Để có thể quay lại và thâm nhập thành công vào thị phần quá đông này, trước tiên Google chọn chiến lược là tung ra Google Play và hy vọng nó có thể tìm được chỗ đứng. Tuy vậy, đây có vẻ không phải là chuyện đơn giản vì cư dân Trung Quốc vốn đã quen với việc tải phần mềm/ game miễn phí và còn khá xa lạ với các dịch vụ trả phí.
Mặc dù vậy, Google vẫn quyết định đón nhận các thử thách bằng cách tung ra Google Play tại Trung Quốc vào thời điểm ngay sau Tết Âm Lịch 2016.
theo gamenoob
">Google quay lại 'tấn công' thị trường mobile Trung Quốc
Cho đến thời điểm này, chỉ có 1679 trên tổng số 6000 chuyến bay dự định cất cánh trong ngày 8/8 của hãng cất cánh được. Đến đêm qua (giờ Việt Nam), hãng đăng tải trên Twitter rằng mặc dù hệ thống đã "online trở lại", song chắc chắn sẽ có thêm nhiều chuyến bay bị hoãn và hủy tới đây.
Hàng trăm chuyến bay bị hủy và hàng ngàn chuyến bay bị hoãn do sự cố của Delta Air Lines |
"Tôi xin lỗi vì những rắc rối đã gây ra cho các bạn", Tổng giám đốc Ed Bastian của Delta nói trong đoạn video clip chính thức được hãng phát đi mới đây. "Chúng tôi đang làm việc cật lực để khôi phục hệ thống nhanh nhất có thể".
Delta bắt đầu cảnh báo hành khách về việc hủy - hoãn các chuyến bay "trên diện rộng" vào đầu giờ sáng thứ Hai. Nói sơ bộ vì nguyên nhân, hãng cho biết một sự cố sập hệ thống máy tính tại trụ sở chính ở Atlanta đã khiến cho các chuyến bay sắp cất cánh bị ảnh hưởng. Rất may là những chuyến bay đã khởi hành vẫn bay được bình thường.
"Sự cố mất điện xảy ra lúc gần 2.30 sáng thứ Hai, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống máy tính của Deltra và hoạt động của hãng trên toàn cầu... Chúng tôi đã biết được việc hệ thống hiển thị trạng thái chuyến bay, bao gồm cả các màn hình hiển thị thông tin ở sân bay... đã trình chiếu thông tin thiếu chính xác về các chuyến bay trong thời gian qua", thông cáo báo chí của Delta nói thêm.
Hiện hãng hàng không này vẫn đang cập nhật thông tin đều đặn cho các hành khách của mình thông qua Twitter, bao gồm cả việc hãng đang điều tra nguyên nhân gây ra mất điện tại trụ sở chính.
Mặc dù vậy, mọi chuyện cũng đã có tiến triển chút ít. Tính đến cuối ngày Thứ hai, "một số hạn chế chuyến bay đã được nối lại". Tuy vậy, nhiều hành khách cho biết họ đã phải đợi hơn 6 tiếng nhưng vẫn chưa được gọi boarding. "Các hành khách đang chuẩn bị đến sân bay nên chuẩn bị tinh thần trước cho việc chuyến bay sẽ bị hoãn hoặc hủy", Delta khuyến cáo.
Hành khách của Delta Air Lines vạ vật ở phòng chờ sân bay |
Tại sân bay LaGuardia ở New York, hành khách xếp hàng dài dằng dặc ở quầy dịch vụ khách hàng. Dù mệt mỏi, song một hành khách chia sẻ với CNN rằng các nhân viên của Delta đã "xử lý tình huống rất tốt". Chăn được phát cho một số hành khách có nhu cầu ngủ trên sàn sân bay. Với những hành khách mắc kẹt trên máy bay không thể cất cánh, phi công thông báo sẽ phát pizza ăn nhẹ.
Delta hiện là hãng hàng không thuộc Top 3 thế giới về số lượng hành khách chuyên chở mỗi năm. Sự cố lần này có thể khiến Delta tổn thất hàng chục triệu USD và phải mất vài ngày cho đến khi khắc phục được hoàn toàn, các chuyên gia nhận định. "Ít nhất phải đến thứ tư thì lịch bay mới gần trở lại được bình thường", một phi công đã nghỉ hưu dự đoán.
Trong khi đó, đại diện nhà máy điện Georgia Power, nơi cấp điện chính cho trụ sở Delta ở Atlanta, cho biết sự cố mất điện "xảy ra trong đêm, do thiết bị chuyển mạch gặp trục trặc" và chỉ ảnh hưởng đến duy nhất Delta.
Một quan chức tư pháp Mỹ giấu tên tiết lộ với CNN là cảnh sát không phát hiện được bằng chứng hay dấu hiệu nào cho thấy vụ mất điện là hành động tấn công hiểm độc của tin tặc.
Trọng Cầm
">Delta Air Lines trầy trật khắc phục sự cố sập hệ thống
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn VNPT sáng 4/8. |
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc với Thủ tướng và đoàn công tác, Chủ tịch HĐTV VNPT Trần Mạnh Hùng cho biết, trước tái cấu trúc, mô hình Tập đoàn bất cập, nhiều trung gian, chưa tập trung cho sự phát triển, chồng chéo, phân tán nguồn lực, rất khó tối ưu hóa mạng lưới. Tập đoàn khi ấy có tiềm năng mạnh về CNTT nhưng lại chưa có sản phẩm nào thực sự nổi bật, được công nhận. Hiệu quả đầu tư còn thấp, cũng đã xúc tiến một số dự án đầu tư quốc tế nhưng chưa đạt được kết quả nào đáng kể; Việc thay thế cán bộ khó khăn vì thiếu chỉ số đánh giá, không định lượng được....
Sau 3 giai đoạn tái cấu trúc, Tập đoàn đã chia thành 3 lớp minh bạch, rõ ràng là hạ tầng, kinh doanh và dịch vụ, 3 Tổng công ty Kinh doanh, Hạ tầng, Dịch vụ được thành lập, số lượng nhân viên kinh doanh tăng từ 4000 lên 15.000 người... Tập đoàn cũng chuyển hướng sang dịch vụ CNTT, thành lập 63 trung tâm CNTT tại 63 tỉnh, thành phố để cung cấp dịch vụ CNTT, phục vụ mục tiêu hướng tới Chính phủ điện tử của Chính phủ. Đối với công tác quản trị nhân lực, Tập đoàn áp dụng mô hình quản trị hiện đại của các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới như thẻ điểm cân bằng, trả lương theo công cụ 3Ps...
Sau tái cấu trúc, các chỉ số tài chính quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động của Tập đoàn đều tăng so với trước khi tái cấu trúc. Trong đó, tổng doanh thu hợp nhất giai đoạn 2011-2015 đạt 213.165 tỷ (không bao gồm MobiFone, VnPost, Học viện CNBCVT), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,7%/năm (riêng giai đoạn 2013-2015 tăng trưởng bình quân 15,7%/năm). Tổng lợi nhuận đạt 34.091 tỷ đồng, đạt 92,1% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,7%/năm (riêng giai đoạn 2013-2015 - giai đoạn trọng điểm tái cơ cấu VNPT - lợi nhuận tăng trưởng bình quân 16%/năm). Tổng lợi nhuận hợp nhất giai đoạn 2011-2015 (không bao gồm MobiFone, VnPost, Học viện CNBCVT) đạt 12.240 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,1%/năm (riêng giai đoạn 2013-2015 tăng trưởng bình quân 17,9%/năm).
Đánh giá về kết quả tái cơ cấu của Tập đoàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, Bộ luôn chỉ đạo quyết liệt vấn đề này trên tinh thần tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp. Tại cuộc làm việc với Tập đoàn mới đây, Bộ đã đặc biệt lưu ý 4 điểm lớn với Tập đoàn là mục tiêu phát triển, kinh doanh, công nghệ và con người, nhất là công nghệ phải luôn đi trước đón đầu, nắm bắt xu hướng công nghệ mới nhất trên thế giới để có thể cạnh tranh được và vươn ra thị trường quốc tế.
"VNPT cần tạo sự khác biệt bằng chất lượng dịch vụ, chuyên biệt, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đặc biệt, cần làm chủ công nghệ, tránh phụ thuộc doanh nghiệp nước ngoài", Bộ trưởng chỉ đạo. Ông cũng yêu cầu VNPT đẩy nhanh công tác thoái vốn, đầu tư có trọng điểm, chủ động nắm bắt cơ hội để đầu tư hiệu quả 4G; tham gia tích cực vào hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia...
Chính phủ đánh giá cao kết quả tái cấu trúc của VNPT
Lắng nghe báo cáo của VNPT và ý kiến của các Bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả tái cấu trúc của VNPT khi chỉ trong một khoảng thời gian không dài, Tập đoàn đã đạt được những kết quả khả quan như công tác quản trị doanh nghiệp tốt hơn, chất lượng dịch vụ cải thiện, không những bảo tồn vốn Nhà nước mà còn có bước phát triển, doanh thu, lợi nhuận và nhiều mặt khác đều tăng trưởng tốt. "Đây chính là những mục tiêu rất quan trọng của quá trình tái cấu trúc", ông khẳng định.
Thủ tướng cũng chia sẻ, tái cấu trúc là một việc khó nhưng Tập đoàn VNPT bước đầu đã làm hết sức thành công, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, kể cả thành công lẫn bất cập, cho việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước khác.
Bài học đầu tiên chính là quyết tâm quyết liệt của Đảng ủy, lãnh đạo Tập đoàn trong quá trình TCC. "Ý chí rất quan trọng. Thường thì người ta rất ngại Tái cơ cấu vì vừa va chạm, lại nhiều rủi ro. Báo cáo của VNPT đã thể hiện rõ một điều là làm việc gì cũng cần quyết tâm, nhất là những việc khó", ông nói.
"Viễn thông là một ngành mũi nhọn, giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Không chỉ đóng góp lớn cho GDP mà viễn thông còn liên quan đến vấn đề chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Nếu VNPT tái cơ cấu thành công thì sẽ đóng góp lớn cho mục tiêu phát triển ngành viễn thông, hội nhập quốc tế của Việt Nam".
Thủ tướng cũng tỏ ra ấn tượng với những biện pháp Tập đoàn đã áp dụng, nhất là việc coi trọng khoa học công nghệ để tăng giá trị gia tăng, năng suất lao động. Ông nhấn mạnh, hạ tầng viễn thông Việt Nam là 1 trong 10 hạ tầng hiện đại trên thế giới. Tập đoàn cần phát huy tốt hạ tầng này, bám vào hạ tầng đó để triển khai các dịch vụ của mình.
Từ quá trình tái cấu trúc của VNPT, Thủ tướng cho rằng có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm giá trị như chú trọng sản xuất công nghiệp công nghệ cao, tiến tới tự chủ về mặt công nghệ; năng suất lao động cao hơn thời kỳ trước tái cơ cấu nhờ chú trọng lao động trực tiếp; lãnh đạo Tập đoàn đoàn kết, hợp lực tái cơ cấu; Công tác cán bộ đã quan tâm đến cán bộ trẻ, có đức có tài.
"Nhiều tập đoàn Nhà nước có bệnh "người tài hay người nhà" tương đối nghiêm trọng: bệnh sân sau, người nhà rất nặng. Tập đoàn đã tránh được điều đó. Tái cấu trúc nhưng không có đơn thư tố cáo, khiếu nại chứng tỏ việc sử dụng cán bộ đã vì lợi ích chung", Thủ tướng chỉ ra.
Tuy vậy, ông cũng lưu ý một số tồn tại, bất cập như chưa hoàn thành toàn diện được việc Tái cấu trúc theo Quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong khâu thoái vốn.
Chính phủ xác định viễn thông phải tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn mới, do đó, Thủ tướng đề nghị VNPT có giải pháp cụ thể để lãi cao hơn, bảo toàn vốn Nhà nước tốt hơn, đặc biệt thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. "Cần đặt việc tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu là Nhà nước làm nhiệm vụ hàng đầu. Đây cũng là tiêu chí để Chính phủ đánh giá hiệu quả tái cấu trúc, hiệu quả điều hành", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông yêu cầu lãnh đạo, cán bộ Tập đoàn phấn đấu đưa VNPT lên vị trí hàng đầu về mạng trục, vệ tinh, dù đây là nhiệm vụ không dễ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đặc biệt, cần phát triển thương hiệu VinaPhone đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế; Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ, sản phẩm CNTT, trong đó Tập đoàn cần phát triển được một số sản phẩm công nghệ viễn thông của riêng mình; Tích cực bắt tay với các địa phương, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng Chính phủ điện tử do VPCP chủ trì;
"Chính phủ cam kết sẽ luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện hỗ trợ VNPT thành thương hiệu quốc gia hàng đầu về CNTT", Thủ tướng kết luận.
Trọng Cầm
Cũng trong sáng nay, 4/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và đoàn công tác đã đến dự và nhấn nút khai trương dịch vụ di động vệ tinh VinaPhone-S. Tính đến thời điểm này, VinaPhone là nhà mạng đầu tiên đáp ứng nhu cầu liên lạc trên toàn bộ không gian lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả vùng biển, vùng trời, biên giới, hải đảo, …
Phát biểu tại lễ khai trương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong điều kiện thị trường di động đã bão hòa, việc đầu tư, nghiên cứu dịch vụ mới có vai trò rát quan trọng. "Việt Nam là quốc gia tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", rất khó phủ sóng toàn bộ lãnh thổ do điều kiện địa lý phức tạp. Với dịch vụ di động vệ tinh, VNPT đã tìm ra một dịch vụ khác biệt mà các đối thủ khác không có". Ông đánh giá đây là dịch vụ có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, đặc biệt giúp đỡ nhu cầu liên lạc của ngư dân đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và phát triển kinh tế tại các vùng đặc biệt khó khăn, cũng như yêu cầu liên lạc của các cơ quan chức năng trong tình huống khẩn nguy (thiên tai, dịch họa). "Tôi đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn và mong muốn VNPT tham gia tích cực hơn nữa trong việc phát triển các dịch vụ CNTT - VT công ích, phục vụ xã hội", Thủ tướng chia sẻ. |
Thủ tướng: 'VNPT đã tái cấu trúc thành công'
Nhận định, soi kèo Constantine vs Mouloudia Club El Bayadh, 22h59 ngày 16/1: Đẳng cấp lên tiếng
Root Letter
Nếu như người dùng quốc tế khá thân quen với khái niệm iPhone hàng "tân trang" thì tại Việt Nam, những chiếc máy này xuất hiện không quá nhiều trước đây và chưa khi nào tạo cơn sốt.
Trên thị trường hiện phổ biến 2 loại máy chưa kích hoạt giá mềm gồm hàng trả bảo hành (không kèm phụ kiện, khi kích hoạt bị trôi bảo hành) và hàng Certified Pre-Owned (đầy đủ phụ kiện theo máy, còn đủ 12 tháng bảo hành trên website Apple).
Phone 6, 6 Plus CPO sử dụng hộp đựng trơn, có ghi dòng chữ Apple Certified Pre-Owned. Máy có đầy đủ phụ kiện xịn, chưa kích hoạt bảo hành. |
"Do là hàng chưa kích hoạt, giá bán không chênh nhiều so với máy qua sử dụng nên các mẫu iPhone này thu hút sự quan tâm lớn", Nguyễn Tuấn Anh - CEO của hệ thống F5 Mobile, đơn vị kinh doanh sản phẩm Apple - cho hay.
Cụ thể, iPhone 6 trả bảo hành hiện có giá khoảng 10,5 triệu đồng cho bản 16 GB, màu vàng, cao hơn khoảng 500.000 - 800.000 đồng so với máy qua sử dụng. Giá bán của máy Certified Pre-Owned (CPO) cùng phiên bản là 11 triệu đồng. Với iPhone 6 Plus, giá bán của 2 phiên bản này lần lượt là 11,5 và 12,5 triệu đồng.
"Đáng chú ý, iPhone 6 Plus trả bảo hành có giá bán gần như không chênh lệch so với máy qua sử dụng. Mới đây, các cửa hàng buộc phải giảm giá máy qua sử dụng (16 GB, màu vàng) xuống còn 11 triệu đồng bởi nếu để ngang giá, khách hàng chắc chắn chọn bản trả bảo hành", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Theo anh này, kể từ thời điểm những chiếc iPhone 6, 6 Plus chưa kích hoạt giá mềm về nước, doanh số máy qua sử dụng giảm đi đáng kể. Do đó, phía cửa hàng cũng nhập về ít hơn để tránh tồn hàng.
"Nếu như với hàng qua sử dụng, khách hàng còn tỏ ra băn khoăn thì họ gần như tin tưởng dòng sản phẩm này bởi từ trước đến nay, chưa ai có thể làm giả chuyện kích hoạt hay chưa kích hoạt của iPhone", anh này cho biết.
Lý do những chiếc iPhone 6, 6 Plus hàng tân trang ồ ạt về nước những ngày qua, theo chị Thục Hiền - quản lý cửa hàng Táo Xanh (Hà Nội) - có thể là do hiệu ứng từ iPhone 7: "iPhone 7 sắp ra mắt nên tại nhiều nước diễn ra tình trạng xả hàng đồng loạt".
Chị Hiền cho biết, không chỉ iPhone 6, 6 Plus mà iPhone 6S qua sử dụng cũng về nước nhiều hơn và giảm giá mạnh trong những ngày qua, do hiệu ứng từ iPhone 7.
Một điểm đáng chú ý là trong khi các mẫu iPhone đời cao như 6, 6 Plus hay 6S bình ổn trở lại, có dấu hiệu giảm giá trong những ngày qua thì các máy đời cổ hơn (từ 5S trở xuống) vẫn tăng giá, đồng thời không có hàng để bán. Giới kinh doanh cho hay, sau đợt máy tăng giá, khan hàng cách đây khoảng một tháng, thị trường iPhone hiện khá bình ổn. Những chiếc máy chưa kích hoạt mới về nước khiến doanh số các cửa hàng khởi sắc hơn đôi chút.
Có 2 lý do khiến những chiếc máy này khan hiếm. Thứ nhất, đây vẫn là nhóm sản phẩm tập trung nhiều khách hàng hơn do giá rẻ. Thứ 2 là do các dòng máy từ 5S trở xuống hiện đã bị dừng sản xuất nên các đầu nậu chỉ có thể gom hàng từ người dùng lẻ nước ngoài hoặc một số nhà mạng dưới dạng xả hàng. Trong khi đó, iPhone 6, 6 Plus trả bảo hành hoặc CPO vẫn được Apple xuất xưởng đều.
Giới kinh doanh cũng truyền tai nhau thông tin rằng trong thời gian tới, iPhone hàng khóa mạng sẽ khan hiếm hơn. Nguyên nhân là do các đầu nậu tại Hong Kong hiện đã tìm ra cách mở mạng (unlock) iPhone với giá siêu rẻ (chỉ mất vài trăm nghìn đồng quy ra tiền Việt Nam). Sau khi mở mạng, họ có thể bán với giá cao hơn đến 2 triệu đồng.
Điều này có thể khiến iPhone khóa mạng bị tuyệt chủng tại Việt Nam, một dân buôn chia sẻ.
">iPhone 7 sắp ra mắt, máy đời cũ chưa kích hoạt ồ ạt về nước
Express Wifi sẽ cho phép người dùng điện thoại mua data từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại địa phương. Facebook sẽ cung cấp phần mềm để các ISP bán và cung cấp dịch vụ internet ở các khu vực nông thôn, cho phép người dùng truy cập Internet qua các điểm phát Wi-Fi công cộng. Theo BBC, Express Wifi hiện đã hoàn thành quá trình thử nghiệm ở Ấn Độ với một nhà mạng cùng khoảng 125 điểm phát Wi-Fi ở các vùng nông thôn nước này.
">Facebook đang thử nghiệm dịch vụ Wi
友情链接