您的当前位置:首页 > Giải trí > Bộ TT&TT: Cần tạo hệ sinh thái để trẻ em an toàn trên Internet 正文

Bộ TT&TT: Cần tạo hệ sinh thái để trẻ em an toàn trên Internet

时间:2025-01-21 20:10:17 来源:网络整理 编辑:Giải trí

核心提示

Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về xâm hại tình dục trẻ em trên mạngNgày 7/5/2020,ộTTTTCầntạohệsinhtháiđểtlịch việt nam đálịch việt nam đá、、

Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về xâm hại tình dục trẻ em trên mạng

Ngày 7/5/2020,ộTTTTCầntạohệsinhtháiđểtrẻemantoàntrêlịch việt nam đá Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng ban soạn thảo Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025, đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.

Nhấn mạnh đây là đề án hết sức quan trọng mà Bộ TT&TT cũng như các bộ, ngành khác đặt trọng tâm rất cao, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, trên tinh thần sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ ban hành, chúng ta sẽ có được sự nỗ lực, phối hợp của toàn xã hội, trong đó có các bộ, các hiệp hội, các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp cùng tham gia để ra được một hệ sinh thái hấp dẫn, an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Thứ trưởng cũng cho biết mặc dù Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án mới họp phiên đầu tiên, nhưng nội dung này đã được các bộ, ngành, cơ quan triển khai từ khá lâu và tích cực trao đổi bàn bạc.

Được biết, thời gian qua, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng đã tham khảo ý kiến của một số cơ quan, tổ chức như Bộ Ngoại giao, Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH), Hội bảo vệ quyền trẻ em, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, UNICEF Việt Nam, ChildFund Việt Nam, World Vision Việt Nam… để bước đầu xây dựng được dự thảo Đề án.

Trao đổi tại phiên họp, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ LĐTB&XH thông tin, qua giám sát tại 17 tỉnh, thành phố cũng như các cuộc họp của đoàn giám sát với đại diện Chính phủ và các bộ, ngành, báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội cho thấy vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng được rất nhiều đại biểu quan tâm.

“Trong dự thảo đánh giá mà Bộ LĐTB&XH có được, vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được đánh giá hiện vẫn còn khá nhiều bất cập. Ngoài bối cảnh chung của quốc tế, trẻ em Việt Nam bị xâm hại trên môi trường mạng trong thời gian qua với diễn biến và thủ đoạn tinh vi, hậu quả gây ra cho trẻ em khá nhiều”, bà Nga cho hay.

Khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của việc xây dựng và ban hành Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 – 2025, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Tổ trưởng Tổ biên tập Đề án đã dẫn ra một vài số liệu nghiên cứu khảo sát đáng chú ý của các tổ chức quốc tế.

Cụ thể, theo thống kê của tổ chức NCMEC (Mỹ) tổng hợp với các quốc gia ASEAN, 706.435 là số vụ báo cáo liên quan tới Việt Nam trong năm 2018 về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia. Việt Nam chỉ được đánh giá đạt 1/5 tiêu chí theo đánh giá 2018 của ICMEC đối với 161 quốc gia, vùng lãnh thổ đối với vấn đề CSAM. Đồng thời, Việt Nam cũng được đánh giá thuộc nhóm quốc gia có mức độ bảo vệ trẻ em trực tuyến thấp.

Ông Tiến cho biết, từ thực trạng đó, dự thảo Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 - 2025 hướng tới mục tiêu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong đó có việc bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng.

Cùng với đó, Đề án cũng nhằm hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng: Kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Đại diện đơn vị chủ trì dự thảo Đề án cũng đề xuất tham chiếu khung chính sách nhằm ngăn ngừa và xử lý vấn đề xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng (CSEA) do WePROTECT khuyến nghị đối với các quốc gia để đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ chính của Đề án, với 6 nhóm công việc cần làm và 21 nhiệm vụ cụ thể.

Bảo vệ trẻ em trên mạng theo tinh thần “phòng hơn chống”

Làm sao để tạo ra được một môi trường lành mạnh, an toàn và thu hút, hấp dẫn với trẻ em trên không gian mạng là vấn đề được các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án tập trung bàn thảo trong phiên họp ngày 7/5.

Dẫn ra thực tế khi tham gia các chương trình tìm kiếm tài năng nhí trên truyền hình, nhiều trẻ em chọn thể hiện các bài hát người lớn với nội dung về tình yêu đôi lứa gây phản cảm, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng nguyên nhân là do chúng ta chưa tạo ra được một hệ sinh thái tốt, phù hợp với nhận thức, lứa tuổi trẻ em.

“Vì thế, vấn đề quan trọng là cần tạo được sự kết nối giữa các bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội để xây dựng được hệ sinh thái phù hợp với nhận thức, lứa tuổi của trẻ em, từ đó tạo ra sân chơi, sức hút lành mạnh cho trẻ khi hoạt động, tương tác trên môi trường mạng”, Thứ trưởng nhận định.

Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cho rằng nhà nước cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái, ứng dụng lành mạnh cho trẻ em (Ảnh minh họa)

Nhấn mạnh quan điểm bảo vệ trẻ em trên không gian mạng với tinh thần “phòng hơn chống”, Thứ trưởng Nguyễn Thàng Hưng cho rằng một việc cần đặc biệt quan tâm là làm sao nào để khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái lành mạnh để trẻ em vui chơi, giải trí, học tập trên môi trường mạng.

“Cần xây dựng được các nền tảng, ứng dụng có nội dung mà trẻ em khi vào rất say mê, để các em vừa có chỗ để chơi, vừa có chỗ để sáng tạo. Đó cũng là cách chúng ta chủ động để ngăn ngừa việc trẻ em tiếp cận với những những nội dung thông tin xấu, không phù hợp trên mạng”, Thứ trưởng Bộ TT&TT nói.

Tham gia góp ý cho dự thảo Đề án, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do cho rằng, Đề án cần tập trung vào những giải pháp mới, đột phá, không phải là việc thường xuyên chúng ta đã và đang triển khai.

Cụ thể, theo ông Do, có một số việc cấp bách cần tập trung trong dự thảo Đề án, trong đó có việc làm sao để có một nơi để tiếp nhận phản ánh của trẻ em trên không gian mạng.

“Hiện đã có tổng đài 111 do Bộ LĐTB&XH xây dựng và vận hành nhưng vẫn theo cách truyền thông là qua điện thoại, còn tiếp nhận thông tin phản ánh trực tuyến hiện vẫn chưa có. Cần thiết phải hình thành một hệ thống tiếp nhận thông tin trực tuyến trên mạng về các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em”, ông Lê Quang Tự Do nêu.

Bàn về công tác xử lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận xét: Việc này liên quan đến nhiều nơi, do nhiều bộ, ngành thực hiện, do đó cần thiết phải có quy trình phối hợp, phân rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị với từng việc.

Cùng với đó, theo các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập của Đề án, công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cả trẻ em và người lớn cũng là một việc cần được đặc biệt quan tâm, bao gồm cả hình thức giáo dục chủ động thông qua các khóa học về kỹ năng mềm cũng như giáo dục thụ động qua các phương tiện truyền thông.

Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, ứng dụng cho trẻ em, đại diện Cục PTTH&TTĐT và Cục Tin học hóa đều cho rằng nhà nước cần có cơ chế, chính sách để ưu đãi, khuyến khích.

Cụ thể, đại diện Cục PTTH&TTĐT đề xuất, cần có cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp, như nếu tham gia sản xuất game giành cho trẻ em, giáo dục thì được ưu tiên về cấp phép, thời gian thẩm định hay mức độ đóng thuế…

Còn theo Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh, cần có những chương trình khuyến khích ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, nội dung liên quan đến học tập, giải trí cho trẻ em thông qua ưu tiên như có thể miễn cước 3G, 4G khi trẻ sử dụng các ứng dụng, giải pháp này.

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh 2 nội dung quan trọng cần được các thành viên nghiên cứu, bàn bạc để có đề xuất trong thời gian tới. Đầu tiên là làm thế nào để nhà nước có cơ chế khuyến khích được xã hội, các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái, ứng dụng lành mạnh cho trẻ em vui chơi giải trí, học tập ở trên mạng. Sau đó, chúng ta cần làm sao để đổi mới phương thức giáo dục tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho trẻ em trên môi trường mạng.

Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025 dự kiến sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020. Trước đó, khoảng cuối tháng 5/2020, Ban soạn thảo, Tổ biên tập sẽ tổ chức hội thảo để lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Đề án.