Giảm cân: Bác sĩ ở Mỹ lý giải cơn thèm ăn khó cưỡng
- Bác sĩ nội khoa Nguyễn Song Anh Tú,ảmcânBácsĩởMỹlýgiảicơnthèmănkhócưỡxếp hạng c1 chuyên gia về béo phì ở Mỹ chỉ ra những mối liên hệ giữa não và cơn thèm ăn trong quá trình giảm cân.
Thèm ăn là một vấn đề lớn mà người muốn giảm cân phải đối mặt. Phải kiểm soát những cơn thèm này thế nào để không ảnh hưởng đến chiến lược giảm cân?
Một nghiên cứu đã cho kết quả kinh ngạc: 97% phụ nữ và 68% đàn ông gặp những cơn thèm ăn. Sự cám dỗ về thức ăn luôn hiện diện quanh ta, đồ ăn nhanh ở căng tin, siêu thị, các loại bánh trong nhà bếp và vô vàn những cửa hàng ăn uống khác mình gặp phải trên đường. Vậy làm sao để vượt khỏi nỗi ám ảnh này?
Thường thì người muốn giảm cân sẽ bỏ qua cảm giác thèm ăn, và cách này thường thất bại, đấy là chưa kể những vật vã để chiến đấu với những cám dỗ ấy. Và sự buông xuôi của bản thân lại dẫn đến những dằn vặt khác vì sự thiếu tự chủ và kém ý chí…
Các chuyên gia cho rằng không có gì là xấu khi khi không cưỡng lại được cơn thèm ăn, bởi sự thật là quá trình hoạt động của thần kinh vô thức trong não làm cho người ta thèm ăn chứ không phải do thiếu ý chí hay tự chủ cả.
Thưởng bằng thực phẩm
Bộ não có hệ thống khen thưởng. Khi chúng ta theo đuổi món ăn mà mình ưa thích, thì não sẽ thưởng chúng ta bằng cách tạo ra cảm giác tốt. Người ta có thể rơi vào trạng thái ăn quá độ nếu hệ thống này quá nhạy cảm. Đường ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thống khen thưởng của não
Vì vậy, hãy không ăn gian đồ ngọt như món tráng miệng, đồ ăn vặt hay nước ngọt. Bỏ hoàn toàn đường và những chất thay thế để triệt tiêu sự thèm đường. Bất kỳ chương trình nào giảm cân bỏ qua lưu ý này đều thất bại, bởi vì cơ thể sẽ không kiểm soát được cơn thèm ăn đường nếu bạn tiếp tục ăn đường.
Buồn đừng tìm đến thức ăn
Khi người ta buồn hay gặp một ức chế nào đấy thường có xu hướng tìm đến những món ăn ngon ưa thích để tìm lại niềm vui. Nhưng thực tế thì thùy trước của vỏ não là nơi kiểm soát ức chế, quá trình này giúp kiểm soát các xung động ăn uống. Những người có kiểm soát ức chế không tốt dễ bị cám dỗ bởi thức ăn và hay chiều chuộng bản thân bằng những thực phẩm giàu calo. Do vậy, quan trọng là phải quản lý căng thẳng để khắc phục sự kiểm soát không tốt.
Vì vậy, bạn đừng nhịn đói, vì khi cơ thể bị đói sẽ tạo nên những căng thẳng không cần thiết cho cơ thể. Cơ chế chia nhỏ các bữa ăn trong các phương pháp giảm béo người ta vẫn truyền tai nhau để giảm cân là có cơ sở. Thêm nữa, khi buồn, hãy tìm bạn để chia sẻ và tâm sự chứ đừng tìm niềm vui ở những món ăn ngon.
Đừng chiều chuộng não
Quá trình hoạt động thần kinh thứ ba liên quan đến cơn thèm ăn là kéo dài thời gian. Điều này liên quan đến hệ thống khen thưởng và và thùy trước của vỏ não. Não muốn việc gì đó ngay lập tức chứ không thể chần chừ, đặc biệt là đối với đồ ăn. Nếu đứng trước một món ăn ngon, lại đang cơn thèm, thật khó để khổ chủ cất dành ăn sau. Não của chúng ta tạo một mong muốn mãnh liệt là phải ăn thứ đó ngay lập tức và nếu bỏ qua thì sẽ bị cơn thèm ăn dày vò và cuối cùng là chúng ta bất lực và tìm cách thỏa mãn.
Vì vậy hãy thay đổi suy nghĩ rằng thèm ăn không có gì là xấu, là cơ chế bình thường do sự điều khiển của não.
Hãy suy nghĩ về các hệ quả của việc ăn hay không ăn, đừng cực đoan hóa việc ăn hay không ăn và lựa chọn nó một cách bình tĩnh, đánh giá tình huống một cách trung lập để kiểm soát cơn thèm. Ngoài ra, bạn cũng nên có sự phòng thủ để những tình huống này ít xảy ra, để hạn chế cơ hội của sự cám dỗ thức ăn.
Suy tính và lựa chọn trong việc chuẩn bị các bữa ăn tiếp theo, biết trước mình sẽ ăn gì và đến những đâu để ăn như lựa chọn trước các món sẽ ăn, kiểm tra thực đơn nhà hàng trước nếu đến….
Nếu cơn thèm ăn là khó cưỡng thì hãy để bản thân ít gặp cơ hội tạo ra cơn thèm. Một nghiên cứu trên 270 đàn ông và phụ nữ cho thấy việc hạn chế một số thức ăn sau một thời gian thì cảm giác thèm ăn sẽ bớt đi.
>> Xem thêm:Rước họa vì làm đẹp bằng vitamin E
Ngọc Mai