Chiều 16/11,ệtNamđãtránhđượccatửvongsớmvìcácbệnhliênquanthuốclátrận bóng hôm nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo, đài khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Mối nguy hiểm của thuốc lá mới
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết kết quả điều tra sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (GYTS 2022) cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trên thế giới với nhóm 13-15 tuổi là 3,5% (nam là 4,3%, nữ là 2,8%). Kết quả điều tra thuốc lá là người trưởng thành PGATS 2020 có 52% người trong độ tuổi từ 15-24 từng nghe tới thuốc lá điện tử; 7,3% người trong độ tuổi 15-24 hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử.
“Theo số liệu điều tra này, nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam thì tỷ lệ sẽ gia tăng trở lại. Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ”, ông Hải cảnh báo.
Do đó, việc nâng cao năng lực truyền thông về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới là biện pháp quan trọng để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng…
Theo ông Hải, phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho Việt Nam mà còn cho thế giới. Thống kê cho thấy, hàng năm có 7 triệu người tử vong do tác hại của thuốc lá, trong đó, có 1 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động.
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra tại Việt Nam chiếm 1% (quy đổi) GDP (khoảng 67.000 tỷ đồng).
Những năm gần đây, thuốc lá truyền thống đang bị lấn át bởi thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử ngày càng tăng và tăng chủ yếu ở giới trẻ. Để giảm thiểu, phòng chống tác hại thuốc lá, Việt Nam đã có nhiều quy định liên quan đến giảm tác hại thuốc lá như cấm quảng cáo, cấm sử dụng thuốc lá nơi công cộng…
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nữ đang có dấu hiệu tăng
Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) Phan Thị Hải cho biết những nguy cơ, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi. “Đây là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam”, bà Hải nói. Nghiên cứu tại Bệnh viện K cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc chiếm 96,8%.
Theo bà Phan Thị Hải, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm qua. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên (13-15 tuổi) đã giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nữ giới đang có biểu hiện tăng.
Năm 2022, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đáng kể so với năm 2010 tại hầu hết các địa điểm như nơi làm việc (từ 55,9% xuống 23%); tại trường trung cấp, cao đẳng, đại học (từ 54,3% xuống 30,7%); trên phương tiện giao thông công cộng (từ 34,4% xuống 19%)…
“Với nhiều nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá, ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đã phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá”, bà Hải cho hay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới…
Tại hội nghị, các học viên được nghe các chuyên gia, diễn giả cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và một số vấn đề ưu tiên trong phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam; những thách thức do ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp vào kiểm soát thuốc lá trên toàn cầu; tác hại của thuốc lá điện tử, cập nhật tình hình các ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử; tổng quan về quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam, các hình thức tiếp cận giới trẻ.
Nguyễn Hiền
Chuyên gia lo ngại thuốc lá điện tử trộn nhiều chất ma túy gây hại giới trẻHút thuốc lá điện tử, cô gái 19 tuổi ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy mẫu thuốc lá bệnh nhân hút chứa nhiều chất ma túy tổng hợp, trong đó có chất lần đầu bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ghi nhận.