当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Moreland City vs Bulleen Lions, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Penarol vs San Antonio, 7h00 ngày 9/4: Tiếp tục bất ngờ
Trong thời gian 1 ngày, huyện tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố và đoàn thanh niên, hội phụ nữ địa phương với tổng số trên 1.000 học viên tham gia.
Tại hội nghị, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông đã truyền đạt tới các học viên một số nội dung cơ bản về chuyển đổi số(CĐS), tầm quan trọng của CĐS trong xã hội hiện nay; lợi ích của kinh tế số và xã hội số mang lại đối với người dân; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện CĐS cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả CĐS; một số kỹ năng xử lý an toàn thông tin mạng...
" alt="Truyền thông nâng cao giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số"/>Truyền thông nâng cao giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số
Tại Việt Nam, xe hai bánh chạy điện hầu hết mới chỉ được biết đến là những chiếc xe đạp điện, xe máy điện, công suất nhỏ (dưới 4kW), vận tốc khoảng 50km/h), đi được quãng đường ngắn, phù hợp với đô thị. Những mẫu xe này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,… phục vụ cho đối tượng học sinh, sinh viên, người nội trợ,… Trong đó, mẫu xe máy điện "made in Vietnam" được khách hàng đón nhận mới chỉ duy nhất có Vinfast với Klara, Feliz, Impes, …
Cao cấp hơn, những mẫu mô tô điện có công suất lớn, tốc độ cao (công suất trên 4kW, vận tốc trên 50km/h) vẫn vắng bóng. Cho đến nay, thị trường mới chỉ có thêm cặp mô tô điện Vinfast Theon- Vinfast Feliz ra mắt tháng 1 năm nay được bán thương mại.
Mẫu mô tô điện cao cấp của Nhật Bản- Honda PCX điện vẫn có tương lai mịt mù dù được giới thiệu sớm hơn.
Honda PCX thuần điện lấy nguyên mẫu từ mẫu maxi scooter (xe tay ga đường trường) PCX động cơ xăng.
Chiếc xe được trang bị pin Lithium-ion 50,4V có thể tháo rời, kết hợp với động cơ điện 5,6 mã lực (4,2kW) cho phép đi quãng đường 60 km cho mỗi lần sạc với vận tốc trung bình 30km/h. Xe có thể đạt vận tốc tối đa 67km/h.
![]() |
Mô tô điện PCX Electric phát triển dựa trên PCX tiêu chuẩn, có thể di chuyển được 60km cho mỗi lần sạc với tốc độ tối đa 67 km/h. |
Theo hãng này, mẫu PCX điện ban đầu sử dụng để nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng xe máy điện trong tương lai ở Việt Nam cho tới tháng 3/2022.
Thông tin này đã khiến nhiều người yêu xe và công nghệ Việt Nam hứng thú với mong muốn sớm đón nhận mẫu mô tô điện Nhật Bản cao cấp mạnh mẽ, thời trang và thân thiện với môi trường.
Trong khuôn khổ một hội thảo về xe điện được tổ chức trực tuyến mới đây, ông Trần Duy Chinh - đại diện HVN cho biết, công ty này đã sản xuất gần 1.000 chiếc mô tô điện PCX, nhưng mới đang ở giai đoạn thử nghiệm và đánh giá chứ chưa có kế hoạch bán ra thị trường.
Ông Chinh nhận định, có rất nhiều lý do khiến các mẫu mô tô điện của Honda cũng như nhiều hãng khác chưa thể thương mại hoá tại Việt Nam, trong đó nguyên nhân chính là cơ sở hạ tầng (trạm sạc) ở Việt Nam chưa phát triển.
“Xe điện cũng có nhược điểm liên quan đến thời gian sạc, quãng đường di chuyển. Trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa phát triển tương xứng, người dùng khó khăn trong việc tìm các điểm sạc pin cũng như trải nghiệm sản phẩm”, ông Chinh nói.
Bên cạnh đó, đại diện Honda Việt Nam cho rằng, nhiều quy định liên quan xe điện hiện chưa rõ ràng, quy mô thị trường nhỏ, chính sách hỗ trợ ít khiến giá thành sản phẩm có thể bị đội lên rất cao, không khả thi khi thương mại hoá.
Tại Nhật Bản, Honda PCX Electric cũng được ra mắt từ cuối năm 2018 với số lượng giới hạn, nhưng giá bán quy đổi của mẫu xe này lên tới 145 triệu đồng, gấp đôi so với bản chạy xăng.
![]() |
Mẫu mô tô điện Vespa Elettrica cũng "mất hút" sau khi được đồn đoán là sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm 2019. |
Trước đó, mẫu Vespa Elettrica là phiên bản chạy điện của Primavera cũng được đồn đoán là sẽ chính thức mở bán vào cuối năm 2019 với giá khoảng 170 triệu đồng, cao gấp đôi so với Vespa Primavera thường. Nhưng đến thời điểm này, chưa có bất cứ chiếc Vespa Elettrica nào được bán cho khách hàng Việt Nam.
Sau khi Honda PCX điện giới thiệu công chúng tháng 3/2019 thì nhà sản xuất Hàn Quốc cũng chào hàng Việt Nam 3 phiên bản xe điện Mbigo vào tháng 9/2019. Với giá bán rẻ hơn chỉ từ 39,8-59,5 triệu đồng, Mbigo còn ưu việt hơn Honda PCX khi chỉ cần sạc trong 2,5 tiếng, pin có thể tháo rời, vận tốc đối đa lên tới 110km/h. Thế nhưng chỉ sau 1 năm ra mắt hoành trang, nhà sản xuất này đã rút lui khỏi thị trường Việt.
![]() |
Xe điện Hàn Quốc Mbigo từng được quảng cáo tràn ngập công nghệ, trang bị đã âm thầm rút khỏi thị trường Việt Nam sau 1 năm ra mắt |
Trong khi đó, mẫu Theon và Feliz của Vinfast mới ra mắt lại nổi trội, giá chỉ hơn 65-82 triệu đồng, có thể đạt vận tốc tới 90km/h, chạy được 100km với vận tốc trung bình 30km/h.
Có thể thấy, mô tô điện Honda PCX xuất hiện sớm nhưng có vẻ đang bị tụt hậu ở Việt Nam khi động cơ và pin yếu hơn, quãng đường đi được ngắn hơn (60km) trong khi giá lại đắt gấp rưỡi (dự kiến 145 triệu đồng).
Ngay cả với bản chạy xăng, Honda PCX cũng là mẫu ế ẩm, thường xuyên bán dưới giá niêm yết từ 500-1 triệu đồng.
Giá thành quá cao so với bản chạy xăng, lại có nhiều hạn chế về quãng đường di chuyển, sạc pin,… thì chắc chắn khách hàng rất khó “xuống tiền” với mô tô điện nói chung và với Honda PCX điện nói riêng.
Khoảng trống chính sách: Xử lý pin và bằng lái xe
Ngoài câu chuyện thị trường, để có thể tung ra bản thương mại Honda PCX, còn khá nhiều điểm chưa thuận lợi về chính sách.
Giống như ô tô điện, xu hướng của mô tô điện hiện nay là sử dụng các loại pin như Lithium-ion để tích trữ điện. Đây là loại pin mang lại hiệu suất hoạt động tốt, sạc nhanh và có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Tuy vậy, hiện nay Bộ Tài nguyên & Môi trường chưa có quy định cụ thể về quy trình xử lý pin Lithium-ion của xe điện.
Đây chính là điểm khiến Honda khá ngần ngại khi quyết định số phận Honda PCX điện ở Việt Nam. Chính sách và chế tài về thu hồi pin thải xe điện tại Việt Nam chưa rõ ràng, thiếu các cơ sở xử lý pin thải nên các hãng xe sẽ phải xuất khẩu để xử lý tại nước ngoài. Điều này khiến chi phí bị đội lên cao.
Phân tích thêm về các nguyên nhân khiến mẫu PCX điện chưa thể thương mại hoá tại thị trường Việt Nam, ông Trần Duy Chinh cho hay: “Các quy định liên quan đến bằng lái cho người sử dụng mô tô điện công suất lớn tại Việt Nam hiện chưa rõ ràng, dẫn tới khi giao xe cho người chưa được đào tạo về lái xe an toàn là cực kỳ nguy hiểm”.
![]() |
Ông Trần Duy Chinh cho rằng, khi giao xe mô tô điện công suất lớn cho một người chưa được đào tạo về lái xe an toàn là rất nguy hiểm. |
Các chuyên gia cho rằng, lo ngại trên của đại diện Honda Việt Nam là có cơ sở khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có quy định về giấy phép lái xe (GPLX) đối với các loại xe điện như xe máy điện, xe đạp điện.
Còn theo điểm d, khoản 1 tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu: “Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.” Tuy vậy, Nghị định này cũng chưa đưa ra định nghĩa với loại mô tô điện có vận tốc thiết kế lớn hơn 50 km/h và công suất lớn hơn 4KW.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lương Duyên Thống - Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, với người điều khiển xe máy điện thì quy định hiện hành chỉ yêu cầu như đối với xe máy dưới 50cc. Tuy nhiên, với mô tô điện trên 4KW thì chưa có quy định cụ thể nào về hạng GPLX.
“Đây là lỗ hổng mà chúng tôi đã đề xuất cho vào quy định trong Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, nhưng Luật này chưa được Quốc hội thông qua nên vẫn chỉ là dự thảo chứ chưa áp dụng chính thức”, ông Thống chia sẻ.
Như vậy, để mô tô điện đến tay được khách hàng Việt trong tương lai thì không chỉ có sự nỗ lực, cố gắng của các nhà sản xuất để đẩy giá thành xuống mức dễ chấp nhận, mà cần nhiều hơn những cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng cùng hệ thống quy định pháp luật có chiều sâu.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Việt Nam sẽ có thể có 1 triệu xe điện hoá vào năm 2028 và 4,5 triệu xe điện vào năm 2050. Những quyết tâm mạnh mẽ từ doanh nghiệp đã có. Cơ hội vàng để phát triển xe điện đã thấy rõ nhưng chính sách vẫn còn bỏ ngỏ.
" alt="Tương lai mịt mù của Honda PCX điện ở Việt Nam"/>Phòng chống trầm cảm: Trong hạt lạc giàu nguồn axit amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.
Tăng cường trí nhớ: Trong hạt lạc chứa nguồn vitamin B3 và chất niacin có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ.
Giảm cholesterol:Các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ cũng mang lại tác dụng giảm và kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể.
Bảo vệ tim mạch:Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong đó, hạt lạc là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axit oleic. Một tuần, bạn ăn 4 lần hạt lạc, mỗi lần một nắm có thể giúp bạn tránh được các bệnh tim mạch cũng như bệnh mạch vành.
Phòng bệnh ung thư:Chất phytosterol được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng không chỉ giúp bảo vệ tim mạch bằng cách hạn chế việc hấp thu cholesterol, mà còn có thể phòng chống bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các khối u.
Giảm cân:Ăn lượng vừa đủ hạt lạc hay các loại hạt thường xuyên có thể giảm nguy cơ tăng cân. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh những người hay ăn các loại hạt tối thiểu 2 lần/tuần sẽ rất ít có khả năng tăng cân.
Hạt lạc còn giúp giảm nguy cơ sinh con dị tật:Nguồn axit folic chứa trong đậu phộng rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axít folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.
Theo quan niệm của Đông y, hạt lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa.
Hạt lạc được dùng để chữa bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn đau bụng và phối hợp với quế, gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.
Tuy nhiên, khi ăn lạc bạn cần 3 lưu ý sau:
Thứ nhất, không nên ăn lạc mốc. Bởi lạc mốc có chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này có thể gây ngộ độc thực phẩm trực tiếp và là chất gây bệnh ung thư. Do đó, nên cảnh giác khi ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, phải bảo đảm chọn đúng sản phẩm an toàn.
Thứ hai, người dị ứng không ăn lạc, đây là loại ngũ cốc dễ gây dị ứng. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), cấp tính đau bụng, chàm dị ứng trầm trọng, hen suyễn, và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.
Người có thể hàn, tiêu chảy không ăn lạc: Hạt lạc tốt nhưng nếu bạn dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, hoặc khiến mắt, miệng, hoặc mũi bị khô. Người nhuận tràng, đại tiện lỏng do hàn thấp ứ trệ, không nên dùng lạc.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng
Ông Châu yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, đôn đốc dự án chậm tiến độ, xem xét việc gia hạn các dự án, đặc biệt dự án chậm nhiều năm phải báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp tháo gỡ, tránh gia hạn nhiều mà không hiệu quả, lãng phí. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu tỉnh thu hồi đất đối với các dự án không bảo đảm yêu cầu.
Đồng thời, cử cán bộ, lãnh đạo, chuyên viên phụ trách từng khu công nghiệp theo dõi sát sao việc giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng hạ tầng, thực hiện cam kết của các chủ đầu tư.
Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Hải Dương đã thành lập 17 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.738ha, trong đó có 12 khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng, khai thác kinh doanh, 5 khu công nghiệp đang giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, thi công xây dựng hạ tầng và xúc tiến thu hút đầu tư.
Đến hết tháng 9/2024, các khu công nghiệp đã thu hút 410 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 321 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia, vùng, lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 6,29 tỷ USD, 89 dự án trong nước với tổng vốn 17.600 tỷ đồng.
Đến nay, có khoảng 299/410 dự án thứ cấp trong khu công nghiệp đã thực hiện đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng khoảng 10,8 vạn lao động trong và ngoài tỉnh.
" alt="Chủ tịch Hải Dương: Tránh gia hạn dự án nhiều mà không hiệu quả"/>Chủ tịch Hải Dương: Tránh gia hạn dự án nhiều mà không hiệu quả
Về Khu đô thị Đại Ninh, đây là dự án do Công ty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Đại Ninh), doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Capella Holdings của đại gia Nguyễn Cao Trí, làm chủ đầu tư.
Dự án Khu đô thị Đại Ninh toạ lạc tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đại Ninh vào năm 2010.
Dự án này có quy mô 3.595,45 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 25.243 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, tiến độ đầu tư từ năm 2010 đến năm 2018.
Về tình hình triển khai, theo UBND huyện Đức Trọng, hiện dự án Khu đô thị Đại Ninh đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh người đại diện theo pháp luật tại văn bản ngày 12/1/2022, chấp thuận chủ trương điều chỉnh tiến độ dự án theo văn bản ngày 24/3/2022.
“Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Vụ Địa bàn VII – Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đang tiến hành kiểm tra một số nội dung liên quan đến dự án”, UBND huyện Đức Trọng thông tin.
Đối với các thủ tục pháp lý đất đai, UBND huyện Đức Trọng cho biết dự án Khu đô thị Đại Ninh hiện đã hoàn thành các thủ tục thuê đất, thuê rừng, phê duyệt quy hoạch.
Tuy nhiên, năm 2012, UBND tỉnh đã cho phép chuyển đổi một phần đất ở để thực hiện dự án nhưng đến nay chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích đất ở chuyển đổi này.
Trong quá trình quản lý và sử dụng đất dự án, chủ đầu tư đã để cho người dân tái lấn chiếm, vi phạm quy định Luật Đất đai 2013 và vi phạm trật tự xây dựng. Ngoài ra, theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án Khu đô thị Đại Ninh triển khai chậm tiến độ.
Trong thời gian chờ kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Vụ Địa bàn VII – Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, UBND huyện Đức Trọng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị địa phương và chủ đầu tư tăng cường công tác bảo vệ rừng và đất đai thuộc phạm vi dự án.
Đại gia Nguyễn Cao Trí ‘thâu tóm’ dự án Khu đô thị Đại Ninh như thế nào?
Thông tin về Công ty Đại Ninh và dự án Khu đô thị Đại Ninh từng được đề cập đến tại kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các tổ chức, đơn vị liên quan.
Công ty Đại Ninh thành lập ngày 7/1/2010, trụ sở tại số 9 Đống Đa, P.3, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty này là bà Phan Thị Hoa.
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty Đại Ninh là 300 tỷ đồng, gồm: Công ty TNHH Thương mại Phương Nam góp 273 tỷ đồng và 6 cá nhân khác góp 27 tỷ đồng. Đến lần đăng ký thay đổi thứ 7 vào ngày 10/10/2017, vốn điều lệ của Công ty Đại Ninh bất ngờ tăng lên 2.000 tỷ đồng.
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty Đại Ninh chỉ được cấp giấy chứng nhận đầu tư duy nhất dự án Khu đô thị Đại Ninh.
Tháng 12/2020, bà Phan Thị Hoa ký thoả thuận bán 100% vốn điều lệ Công ty Đại Ninh cho công ty thuộc hệ sinh thái Capella Holdings của đại gia Nguyễn Cao Trí với giá 5.000 tỷ đồng.
Với hình thức đưa công ty con và người thân đứng ra mua lại vốn của Công ty Đại Ninh, tính đến tháng 9/2022, đại gia Nguyễn Cao Trí nắm giữ 58% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Trước đó, tại lần đăng ký thay đổi thứ 8 vào tháng 1/2021, Công ty Đại Ninh thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Phan Thị Hoa sang ông Nguyễn Cao Trí.
Sau khi nắm quyền kiểm soát Công ty Đại Ninh, ông Trí thoả thuận bán lại 100% vốn điều lệ doanh nghiệp này cho bà Trương Mỹ Lan với giá 3.000 tỷ đồng. Bà Lan đã đặt cọc và 5 lần chuyển cho ông Trí với tổng số tiền 20 triệu USD.
Tuy nhiên, cuối cùng bà Lan quyết định không mua Công ty Đại Ninh và thống nhất với ông Trí chuyển 20 triệu USD trên cộng với một khoản tiền khác để mua 10% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang.
Theo dữ liệu cập nhật vào tháng 1/2024, người đại diện pháp luật của Công ty Đại Ninh là ông Hoàng Thanh Bách và ông Nguyễn Cao Trí. Trong đó, ông Trí giữ chức Tổng Giám đốc công ty.
Về cơ cấu cổ đông, Công ty Đại Ninh có 8 cá nhân góp vốn. Trong đó, bà Phan Thị Hoa sở hữu 88,5% vốn, tương ứng 1.770 tỷ đồng. Phần vốn góp 230 tỷ đồng còn lại của 7 cá nhân khác.
Mặc dù theo dữ liệu đăng ký kinh doanh, bà Phan Thị Hoa vẫn nắm quyền chi phối tại Công ty Đại Ninh nhưng thực tế doanh nghiệp này đã về tay đại gia Nguyễn Cao Trí.
‘Siêu’ dự án 25.000 tỷ đồng của đại gia Nguyễn Cao Trí hiện nay ra sao?
Khoảng 10h cùng ngày, ông Hoàng quay lại công trường và nói bị cáo Ninh: “Bay đào đứt ống nước nhà tao”. Sau đó cả hai bên đều nói qua lại, riêng ông Hoàng vẫn yêu cầu nhóm người này ngừng thi công.
Đến 10h50p cùng ngày, ông Hoàng trở lại và yêu cầu kéo số cáp ngầm đã rải lên. Do bức xúc nên ông Hoàng nhảy qua hàng rào, dùng tay cầm cổ áo bị cáo Ninh rồi đấm 2 cái vào vùng vai và ngực.
Thời điểm này, bị cáo Ninh đang cầm con dao trên tay đã đâm 1 nhát vào người ông Hoàng. Ông Hoàng ôm bụng chạy về nhà hàng xóm, được anh Nguyễn Quốc Sơn đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Mặc dù đã được các bác sỹ nhiệt tình cứu chữa, tuy nhiên đến sáng 21/5, ông Nguyễn Văn Hoàng đã tử vong.
Cũng theo cáo trạng, về trách nhiệm dân sự, gia đình ông Hoàng yêu cầu đền bù 700 triệu đồng về những tổn thất tinh thần, nuôi dưỡng 2 con và mẹ già. Đến nay, phía gia đình bị cáo Ninh đã đền bù được 30 triệu đồng.
Tại phiên toà, HĐXX yêu cầu bị cáo Phạm Văn Ninh trình bày lại sự việc diễn ra trong buổi sáng 16/5, do quá xúc động nên bị cáo Ninh không thể đứng vững. Bị cáo được chủ toạ phiên toà cho ngồi xuống, 2 tay ôm lấy mái tóc bạc trắng, gục lên bàn và bất khóc.
Luật sư yêu cầu chuyển khung hình phạt
Trong phần tranh luận, bị cáo Ninh đã thành khẩn khai báo, nhận thức được tội lỗi của mình gây ra.
Vợ cùng con ông Nguyễn Văn Hoàng là chị Võ Thị Thanh trình bày: “Từ ngày xảy ra vụ án giết chồng tôi đến nay, phía gia đình bị cáo không một ai đến hỏi thăm hay động viên gia đình tôi. Lời xin lỗi của bị cáo với gia đình tôi không thành khẩn, không có tâm. Chúng tôi mong muốn HĐXX phải xử lý nghiêm minh”.
Đến phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An cho rằng, hành vi của bị cáo Ninh là nguy hiểm cho xã hội, phạm vào tội “Giết người”, tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 2, Điều 123 Bộ luật Hình sự. Đề nghị HĐXX xem xét ở mức án từ 5 – 6 năm tù đối với bị cáo Phạm Văn Ninh.
LS Nguyễn Hữu Liêm đại diện cho người nhà bị hại cho rằng, việc Kiểm sát viên áp dụng Khoản 2, Điều 123 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Phạm Văn Ninh là quá nhẹ đối với tội danh giết người. Mức án từ 5 – 6 năm tù là chưa đủ răn đe đối với bị cáo Ninh.
“Việc ông Hoàng lần thứ 3 yêu cầu đơn vị thi công dừng đào bới, san lấp là nói chung cả tổ thợ. Ông Hoàng mới chỉ nắm cổ áo bị cáo Ninh quát nạt mà người này lại dùng dao để cố ý giết người. Chỉ mới là mâu thuẫn nhẹ giữa 2 bên mà đã cố tình tước đoạt đi mạng sống của người khác. Trong biên bản công an ghi rõ, bị cáo Ninh không bị thương gì sau khi ông Hoàng nắm cổ áo” – LS Liêm khẳng định.
Do đó, yêu cầu HĐXX cần xem xét áp dụng điểm n, Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Ninh về hành vi giết người có tính chất côn đồ từ 12 – 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Ngay sau đó, HĐXX cho bị cáo Phạm Văn Ninh được nói lời sau cùng trước lúc nghị án, bị cáo đã gửi lời xin lỗi đến hai gia đình, mong muốn được mọi người tha thứ và xin được giảm hình phạt.
Dự kiến, sáng ngày 22/9, TAND tỉnh Nghệ An sẽ tuyên án.
" alt="Kẻ giết người run rẩy bật khóc giữa phiên toà"/>