Theámsátantoànthôngtinmạngchongànhytếkq anho thỏa thuận đã ký kết, Trung tâm Dữ liệu y tế và SAVIS phát huy thế mạnh của mỗi bên, thống nhất đồng hành phát triển triển khai các sản phẩm, chữ ký số, giám sát an toàn thông tin mạng, lưu trữ điện tử cho các cơ sở y tế bảo đảm an toàn, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, với chính sách ưu đãi phù hợp cho y tế. Tại lễ ký kết, ông Trần Xuân Đà - Giám đốc Trung tâm Dữ liệu y tế cho biết, bảo vệ thông tin và dữ liệu được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh thế giới đang thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thiên về số hóa, kết nối và chia sẻ; tránh việc mất mát thông tin, dữ liệu khi chuyển đổi số, nhất là lĩnh vực khám chữa bệnh cần được bảo đảm an toàn tuyệt đối, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành nhưng vẫn phải thực hiện chuyển đổi số nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm thời gian theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngày nay, tấn công mạng ngày càng thay đổi nhanh chóng, với những thủ đoạn tấn công mới, tinh vi hơn, quy mô lớn hơn. Theo thống kê của tổ chức an toàn quốc tế như Panda Security, Kaspersky... bình quân mỗi ngày có 230.000 mẫu mã độc mới được tạo ra và có khoảng 4.000 cuộc tấn công mã độc tống tiền Ransomware; thiệt hại bình quân cho một cuộc tấn công mã độc tống tiền là 1.077USD. Trong 131 thư điện tử (email) được gửi toàn cầu thì có 01 email là chứa mã độc malware. Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của của Cục ATTT, Bộ Thông tin Truyền thông, tính 5 tháng đầu năm 2020, ghi nhận 3.075 sự cố tấn công mạng tại Việt Nam, trong đó có: 801 sự cố tấn công lừa đảo (phishing); 1.705 trường hợp sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 15.70 sự cố website bị nhiễm mã độc (Malware); Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS Trần Quý Tường- Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) đánh giá cao, hoan nghênh SAVIS đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu y tế phát triển giải pháp công nghệ, sản phẩm dịch vụ số hóa dữ liệu, chứng thực điện tử, ký số, trung tâm điều hành an ninh mạng; đào tạo chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đơn vị thực hiện chuyển đổi số. Cục trưởng Trần Quý Tường cho biết, chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế nằm trong một số lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Trong đó nền tảng tập trung vào y tế từ xa, hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; xây dựng và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh; quản trị y tế thông minh; Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân... Bộ Y tế cũng sớm ban hành Thông tư số 54/2017/TT-BYT tiêu chí CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, lộ trình từng bước bỏ bệnh án giấy. Chính vì vậy cần có pháp lý về lưu trữ bệnh án điện tử 10 năm, 20 năm nên cần sử dụng chứng thư số cho bệnh viện và các bác sĩ để bảo đảm an toàn, bảo mật, xác thực được nhanh chóng, thuận tiện, dễ sử dụng cho tổ chức (bệnh viện), cá nhân (bác sĩ, điều dưỡng). P.V |