Kinh doanh

Kèo vàng bóng đá Genoa vs Udinese, 01h45 ngày 5/4: Điểm tựa sân nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-09 11:23:08 我要评论(0)

Hư Vân - 04/04/2025 11:50 Kèo vàng bóng đá hiếu pchiếu pc、、

èovàngbóngđáGenoavsUdinesehngàyĐiểmtựasânnhàhiếu pc   Hư Vân - 04/04/2025 11:50  Kèo vàng bóng đá

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chồng nhìn thấy tôi thì vô cùng kinh ngạc, không thốt nên lời. Tôi mỉm cười xoay một vòng hỏi: "Anh thấy em mặc váy ngủ này đẹp không chồng?".

Tôi năm nay đã ngoài 30, là một phụ nữ thành đạt. Tôi có một gia đình hạnh phúc với chồng và một cậu con trai 5 tuổi. Cuộc sống của tôi khá ổn. Chồng tôi là phó giám đốc của công ty sản xuất giày da xuất khẩu. Chúng tôi quen nhau vào năm thứ 3 tôi học đại học. Khi đó anh đã đi làm được 2 năm. Chúng tôi đã tự hứa với nhau rằng khi tôi ra trường có việc làm ổn định rồi sẽ cưới.

Để có được thành công như ngày hôm nay là một sự nỗ lực khá lớn của 2 vợ chồng tôi. Chính anh là người đã giúp tôi rất nhiều trong công việc làm ăn của mình. Chồng tôi có vẻ ngoài lịch thiệp lại thêm tính cách hài hước nên anh chính là hình mẫu lý tưởng của nhiều cô nhân viên cấp dưới. Tôi biết có rất nhiều cô gái thích anh, nhưng tôi rất tin tưởng vào chồng mình. Cũng vì sự tin tưởng ấy mà tôi đã bị chồng cắm sừng.

Chuyện là hôm đó, sau 1 chuyến công tác miền Nam dài ngày, tôi trở về trong sự căng thẳng và mệt mỏi. Ăn tối cùng cả nhà xong, tôi nhờ chồng giúp tôi cho con ngủ, rồi tôi lên phòng dọn dẹp đồ đạc và chuẩn bị đi tắm.

Bước vào nhà tắm, tôi thấy 1 chiếc váy ngủ ren rất đẹp, nhưng đó không phải là váy của tôi và để ý kỹ thì có 1 vết son trên ngực áo. Bao nhiêu ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi, tôi cố truy tìm xem ai là người có khả năng để lại áo ngủ ở phòng tắm nhà tôi. Nghe tiếng chồng ở bên ngoài, tôi bèn hỏi vọng ra:

- Mấy ngày em đi công tác có dì út sang chơi với con không anh?

- Không em! Chỉ có 2 bố con ở nhà thôi, sao vậy em?

- À... không! Em dặn con bé sang chơi rồi ngủ với cháu sợ anh đi làm về muộn hay phải tiếp đối tác nên bận không chăm con thì khổ thân thằng bé.

- Không có đâu, mấy ngày anh về sớm lắm, con anh vẫn chăm đầy đủ, em yên tâm.

{keywords}

Xử lý xong nhân tình của chồng, tôi quyết định xử lý nốt chồng một trận cho chừa. (Ảnh minh họa)

Câu trả lời của chồng không thuyết phục chút nào nên tôi quyết định chơi bài ngửa. Tắm xong tôi mặc chiếc váy vào. Trên đó vẫn còn thoang thoảng mùi nước hoa mùa hè nhè nhẹ. Dù rất ghét mặc lại đồ ngủ của người khác, đặc biệt còn chưa được giặt, song tôi vẫn phải vờ tỏ ra thích thú, chạy tới trước mặt chồng khoe khoang:

- Váy ngủ anh mua tặng em à! Anh khéo chọn thật đấy, còn bí mật để trong phòng tắm làm em bất ngờ nữa. Cảm ơn chồng nha.

Chồng tôi tái mặt, lắp bắp nói:

- À, ừ, anh mới mua… hôm qua… tặng em cho bất ngờ.

Dù mệt mỏi, nhưng cả đêm tôi không ngủ được vì bao ý nghĩ trong đầu. Nhìn sang chồng ngủ say bên cạnh, tôi càng ấm ức. Tô lấy điện thoại của anh kiểm tra, từ tin nhắn, cuộc gọi, facebook, đến các ứng dụng khác. Nhưng tất cả đều trong sạch. Tôi bèn cài định vị trên máy chồng.

Chỉ trưa ngày hôm sau, điện thoại báo chồng tôi vào một khách sạn gần công ty anh, tôi mới tin rằng anh đúng là đã ngoại tình. Tôi thuê người tìm hiểu, cuối cùng cũng biết đó là một nhân viên cấp dưới của anh. Một cô gái muốn dựa vào việc cặp kè với sếp để thăng tiến trong công việc.

Nhờ vài mánh khóe, tôi lấy được số điện thoại của cô ta và gọi điện nói dối mình là nhân viên dự án đầu tư và phát triển thị trường của một công ty cung cấp nguyên liệu thuộc da, muốn hẹn gặp cô ta để bàn việc. Cô ta hí hửng đồng ý.

Vừa gặp, tôi đã nói thẳng với cô ta tôi chẳng phải nhân viên của công ty nào hết, tôi là vợ của sếp cô ta. Tôi đã biết chuyện của hai người và yêu cầu cô ta cút xa khỏi chồng tôi trước khi tôi làm cô ta bẽ mặt, tiêu tan sự nghiệp. Tôi nói tới đâu, cô ta tái mặt tới đó. Lúc đầu còn già mồm cãi rằng mình không có gì với sếp. Về sau khi ném túi nilon có chiếc váy của cô ta lên bàn, cô ta mới cam chịu, kể hết mọi chuyện và hứa sẽ xin nghỉ việc, không qua lại với chồng tôi nữa, chỉ xin tôi đừng làm lớn chuyện.

Xử lý xong nhân tình của chồng, tôi quyết định xử lý nốt chồng một trận cho chừa. Tôi mượn máy cô tình nhân kia, nhắn tin cho chồng rằng: “Gặp lại anh lúc 1 giờ trưa nay ở chỗ quen. Phòng 205”.

{keywords}

Chồng nhìn thấy tôi thì vô cùng kinh ngạc, không thốt nên lời. (Ảnh minh họa)

Ăn qua loa bữa trưa xong, tôi mua một chiếc váy ren đỏ còn nóng bỏng hơn chiếc váy ngủ của cô gái kia để lại, rồi tới khách sạn đó, lên phòng đặt trước. Tôi ở trong phòng tắm thay váy ngủ, mở nước ra để cho anh tưởng tôi đang tắm, chờ cho tới khi nghe tiếng loạt xoạt cởi quần áo bên ngoài, tôi mới bước ra. Chồng nhìn thấy tôi thì vô cùng kinh ngạc, không thốt nên lời. Tôi mỉm cười xoay một vòng hỏi:

- Anh thấy em mặc váy ngủ này đẹp không chồng?

Chồng tôi lúng túng không trả lời, tôi lại nói tiếp:

- Em vừa mua đấy, có đẹp hơn cái mà anh mua tặng người ta không? Giờ thì anh có thể kể hết với em chưa?

Chồng tôi thẫn thờ, ngượng ngùng, tới khi tôi giục lần thứ 3 mới thú nhận tất cả, anh xin lỗi, hứa sẽ chấm dứt chuyện này và không bao giờ tái phạm nữa. Tôi bảo anh rằng:

- Được, em tạm tin anh, nhưng tuyệt đối không có lần sau.

Chồng tôi rối rít cảm ơn tôi vì đã khéo léo không làm to chuyện. Anh thề thốt đủ điều rằng sẽ không có lần sau, lần này là do nhất thời bị cám dỗ. Tôi không biết mình có thể tin anh đến bao lâu, dù sao sau chuyện này, trong mắt tôi, chồng đã không còn là người lý tưởng nữa.

(Theo Trí thức trẻ)

" alt="Mở cửa phòng tắm khách sạn, chồng tròn mắt không thốt nên lời" width="90" height="59"/>

Mở cửa phòng tắm khách sạn, chồng tròn mắt không thốt nên lời

Tụ Quần Cư, dấu tích cuối cùng của nhóm phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng tại Sài Gòn xưa.

Dấu tích cuối cùng

Trong căn nhà nhuốm màu thời gian, bà Phạm A Nạp (SN 1946, quận 11, TP.HCM) ngồi trầm tư. Không mấy ai biết, ngôi nhà này từng là nơi sinh sống của nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng giữa Sài Gòn xưa.

Những người phụ nữ này thường được gọi là “Tự sơ nữ”, “chị má” hoặc “bà cô”. Họ là nhóm phụ nữ quyết tâm sống độc thân, không bao giờ lấy chồng từ Trung Quốc đến vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn sinh sống, làm việc từ những năm 1900-1942.

Khi về già, bằng nhiều cách, các tự sơ nữ tự lập những ngôi nhà cho riêng mình. Kỷ lục gia Dương Rạch Sanh, người có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về tự sơ nữ cho biết, trước đây, vùng Sài Gòn-Chợ Lớn có nhiều ngôi nhà của “chị má”, “bà cô”.

Những ngôi nhà này có tên gọi rất đặc trưng như: Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường… Và, Tụ Quần Cư là một trong số đó.

Ngôi nhà cũ kỹ với các mảng tường, trần lót gỗ ám khói bếp đen kịt.

Theo thời gian, tự sơ nữ lụi tàn. Những ngôi nhà của “bà cô”, “chị má” cũng dần biến mất. Đến nay, dấu tích của nhóm phụ nữ này chỉ còn sót lại tại Tụ Quần Cư nằm ở số số 150 đường Trần Quý, phường 6, Quận 11, TP.HCM.

Tụ Quần Cư là căn nhà nhỏ, lọt thỏm giữa những căn hộ khang trang xung quanh. Ngôi nhà có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Pháp và Trung Hoa. Tường căn nhà được xây bằng gạch đặc và vữa thạch cao.

Đến nay, màu thạch cao trắng đã ố vàng, nhiều nơi bị bong tróc nham nhở. Bên trong, các bức tường và trần nhà lót gỗ ám khói bếp đen kịt. Không gian căn nhà vốn đã chật hẹp càng trở nên tối tăm, ẩm thấp.

Ngoài chiếc bàn gỗ dùng để bày biện hương án và tấm phản cũ, bên trong Tụ Quần Cư gần như không có vật dụng gì giá trị.

Anh Dương Rạch Sanh cho biết: “Nhóm “bà cô” đầu tiên thành lập Tụ Quần Cư vốn sinh sống gần khu vực “Giếng Nước” nay là khu vực giao lộ đường Tản Đà và đường Tân Hàng (quận 5, TP.HCM). Sau này, họ mua lại căn nhà dài 18m đối diện trường Sùng Chính, nay là trường Âu Cơ”.

“Một thời gian sau, có thêm một nhóm “bà cô” đến sinh sống nên họ dùng tiền để dành mua căn nhà số 150, đường Trần Quý. Họ nối thông hai căn làm một, tạo thành ngôi nhà có hai mặt tiền như hiện nay. Nhóm này đặt tên nhà là Tụ Quần Cư. Vào lúc có đông người ở nhất, Tụ Quần Cư có đến 16 “bà cô” sinh sống”, anh Sanh nói thêm.

Hiện nay, một phần Tụ Quần Cư đã bị giải tỏa. Sau lần giải tỏa đầu, nhiều vật dụng của các tự sơ nữ không còn. Ngoài chiếc bàn gỗ dùng để bày biện hương án ở căn phòng chính và 1 chiếc phản gỗ cũ kỹ bên trong, Tụ Quần Cư hầu như không còn vật dụng gì đáng giá.

Không gian và vật dụng tại đây đều nhuốm màu thời gian.

Nơi ở của những phụ nữ không lập gia đình

Dẫu vậy, nơi đây vẫn là nơi sinh sống của bà Nạp và những người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Họ đều là những phụ nữ không lập gia đình, đến từ Trung Quốc khi mới được 15-16 tuổi.

Bà Nạp kể: “Xưa kia, nhà này đông người ở lắm. Lúc đông nhất có đến 30 người cùng ở. Các bà,  các cô đều không lấy chồng và đều là người Hoa. Bây giờ, nhiều cô, chị lớn tuổi qua đời, nhà chỉ còn 2-3 người ở thôi. Tôi là người cao tuổi nhất và biết chút ít tiếng Việt”.

Bà Nạp rời quê hương đến Sài Gòn lúc 15 tuổi. Tại đây, bà xin vào làm thuê cho các gia đình người Hoa. Công việc chính của bà Nạp là làm việc nhà như: giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc trẻ… cho các gia đình giàu có.

Khi được 30 tuổi, vì không lập gia đình, không có người thân thích tại Việt Nam, bà xin được vào ở trong Tụ Quần Cư.

Bà A Nạp đã sống ở Tụ Quần Cư từ năm 30 tuổi. Bà cho biết, trước đây, ngôi nhà này là của các bà cô không lấy chồng góp tiền để mua.

Thời gian đầu sinh sống tại Tụ Quần Cư, hàng ngày, bà vẫn đến nhà chủ làm việc, tối trở về nấu cơm, ăn chung với các chị em tại đây. Khi có tuổi, không thể tiếp tục phục vụ chủ, bà Nạp về ở hẳn tại Tụ Quần Cư.

Để mưu sinh, bà chọn nghề đan lát. Bà nói: “Khi còn ở quê, tôi được ông bà dạy rất nhiều nghề thủ công. Khi không còn đi làm thuê cho chủ được, tôi chọn nghề thủ công nào phù hợp với hoàn cảnh để làm kế mưu sinh”.

“Thấy nghề đan lát sống được, tôi mua tre về đan các vật dụng gia đình đem bán kiếm sống. Bây giờ già rồi, tôi không làm được nữa và cũng không sống được với nghề nên chỉ ở vậy đợi ngày về với ông bà”, bà nói thêm.

Theo Kỷ lục gia Dương Rạch Sanh, các cụ bà đang sinh sống trong Tụ Quần Cư không phải là tự sơ nữ mặc dù họ cũng không lập gia đình. Họ đơn giản là những phụ nữ độc thân, không nơi nương tựa và xin vào ở trong Tụ Quần Cư khi đã có tuổi.

Tuy vậy, bà và những phụ nữ không lấy chồng đang sống tại Tụ Quần Cư không phải là các tự sơ nữ.

Điều này được bà A Nạp khẳng định. Khi được hỏi, bà Nạp không hề biết và có ấn tượng gì về tự sơ nữ. Bà chỉ biết, trước khi đến Tụ Quần Cư, nơi đây đã có rất nhiều phụ nữ không lấy chồng sinh sống.

Từ đó đến nay, như một quy luật bất thành văn, Tụ Quần Cư trở thành nơi sinh sống, trú thân của phụ nữ không lấy chồng. Những người đã thôi chồng, góa phụ cũng không được vào ở.

Bà A Nạp chia sẻ: “Mọi người ở đây không lấy chồng vì sợ cuộc sống hôn nhân, gia đình. Có người sợ lấy phải người chồng không tốt, có người sợ bị gia đình chồng xem thường, có người không muốn vướng bận con cái… nên cứ ở vậy, không lập gia đình”.

“Ngày xưa, tôi cũng có nhiều người theo đuổi lắm. Có người còn đuổi theo xin cưới nhưng lúc đó cuộc sống tôi nghèo khó lắm. Tôi sợ cưới nhau càng nghèo khó hơn nên quyết từ chối rồi sống một mình đến bây giờ. Tôi không nhớ và không biết gì về chuyện các tự sơ nữ ở nhà này”, bà nói thêm.

Bài, ảnh:Hà Nguyễn

" alt="Bên trong ngôi nhà của nhóm phụ nữ thề không lấy chồng ở Sài Gòn xưa" width="90" height="59"/>

Bên trong ngôi nhà của nhóm phụ nữ thề không lấy chồng ở Sài Gòn xưa