Nhận định

Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Bukayriyah, 20h05 ngày 24/2: Tin vào chủ nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-04-20 18:10:48 我要评论(0)

Hư Vân - 24/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g tin nhanh the thaotin nhanh the thao、、

ậnđịnhsoikèoAlTaivsAlBukayriyahhngàyTinvàochủnhàtin nhanh the thao   Hư Vân - 24/02/2025 04:30  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chất lượng nguồn lao động và việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Nam từng bước được nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Theo mục tiêu của đề án, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Hà Nam sẽ đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thôn, trong đó 6.500 người sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp, 25.500 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Tỉnh sẽ ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như: “Người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác”.

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương.

{keywords}
Ảnh: Lê Anh Dũng

Hà Nam có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua.

Năm 2018, trên cơ sở điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, các đơn vị, địa phương đã tổ chức 150 lớp đào tạo nghề cho 3.725 lao động nông thôn.

Trong đó, 58 lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho 1.406 lao động, 92 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 2.066 lao động với kinh phí hỗ trợ đào tạo 3,67 tỷ đồng, trong đó 3,2 tỷ đồng là ngân sách Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương.

Ngành nghề đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, thêu ren, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y, trồng cây nông nghiệp chất lượng cao, nghề chăn nuôi.

Trong tổng số 3.725 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 3.059 lao động có việc làm sau đào tạo, chiếm hơn 85%.

Trên 1.000 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, gần 200 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, gần 2.000 lao động tự tạo việc làm, 50 người đã thành lập được tổ hợp tác. Đặc biệt, đã có 22 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo sau 1 năm học nghề, gần 2.000 hộ có người tham gia học nghề trở thành hộ khá.

Ông Đặng Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nam chia sẻ: “Hầu hết các nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển các làng nghề truyền thống, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.

Các cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết với doanh nghiệp để người lao động sau học nghề được nhận vào làm việc ngay.

Nắm bắt các thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để giới thiệu cho người học sau đào tạo hoặc liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người lao động.

Nhiều cơ sở phối hợp với các các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, mời về truyền đạt kinh nghiệm, thực hành tại gia, thu hút bà con nông dân tham dự”.

Theo lời ông Hải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phân bổ kinh phí thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí là 6,9 tỷ đồng.

Đồng thời đô đốc, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả...

Ông Vũ Văn Kiên, Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Chủ trương của đề án là dạy nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp cho những lao động nông thôn trực tiếp làm nông nghiệp.

Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn chuyển từ nông nghiệp sang làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương hoặc chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động.

Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bảo đảm những yếu tố thiết thực, hiệu quả như tăng nguồn kinh phí cho các cơ sở đào tạo đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giảng viên.

Bởi, chỉ riêng đối với nghề may, việc hiện đại hóa công nghệ may hiện nay đòi hỏi người dạy và người học phải có kỹ năng, trình độ nhất định. Điều này bản thân người dạy phải được nắm bắt trước thông qua tập huấn, đào tạo thường xuyên.

Để đạt được mục tiêu năm 2019 toàn tỉnh có thêm 3.850 lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệ có việc làm đạt từ 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh được nâng lên 67%, trong đó lao động qua đào tạo có chứng chỉ bằng cấp đạt 53%, cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn’.

Diệu Bình

" alt="Hà Nam phấn đấu đến năm 2020 đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thôn" width="90" height="59"/>

Hà Nam phấn đấu đến năm 2020 đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thôn

Thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) trở nên nhộn nhịp khi đón chào một sự kiện: kỷ niệm 100 năm ra đời bản 'Dạ cổ hoài lang'. Đây là tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng đất phương Nam.

Chuyện tình vợ chồng nhạc sĩ

Tác giả của bản nhạc bất hủ này là ông Cao Văn Lầu. Ông sinh năm 1892 tại Long An và mất năm 1975. Năm lên 4 tuổi, ông cùng cha mẹ phải xuôi về phương Nam tìm kế mưu sinh. Cha mẹ ông làm việc cật lực nhưng cuối cùng vẫn trắng tay phải dọn về ở trong một căn chòi lá nay thuộc Phường 2, TP Bạc Liêu để cùng các con chạy ăn từng bữa.

{keywords}
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Tư liệu

Năm lên 8, ông được gửi vào chùa để theo học chữ nho với các nhà sư. Đến năm 1903, ông được cha cho theo học quốc ngữ. Ông học đến lớp Nhì (lớp 4 ngày nay) thì thôi học vì gia cảnh ngày càng bi đát. Ông phải đứng ra gánh vác làm lụng nuôi cha và cả gia đình.

Năm lên 16 tuổi, gần nơi ông cư ngụ có một người đàn ông khuyết tật, vừa mù vừa đi khập khiễng nhưng có ngón đàn rất hay. Người này từng dạy nhiều học trò nên được gọi là thầy đàn Lê Tài Khí (còn gọi Hai Khị hay Nhạc Khị). Do quá mê ngón đàn của ông Hai Khị nên ông đã nhờ cha dẫn đến xin học. Có lẽ do khả năng thiên bẩm, chỉ trong một thời gian ngắn ông sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nòng cốt trong ban cổ nhạc của thầy. Đến khi soạn giả Mộng Vân lập gánh hát ông được mời về làm nhạc trưởng.

Chơi nhạc giúp ông thỏa niềm đam mê và cũng có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mặc dù đã 20 tuổi nhưng ông chưa hề nghĩ đến việc lập gia đình mãi cho đến khi cha mẹ thúc ép bắt ông phải thành hôn với một cô gái vùng biển Bạc Liêu tên Trần Thị Tấn. Ăn ở với nhau được 3 năm thì mẹ ông bắt phải đem vợ trả về cho cha mẹ bởi 'tam niên vô tử bất thành thê' (3 năm không con không thành vợ) - một quan niệm của người xưa.

Còn gì buồn hơn? Ông chần chừ mãi cho đến khi bà Tấn nói với ông: 'Má không cho mình làm vợ chồng thì em về với ba má em. Anh kiếm vợ khác để có con cho má vui'.

Rồi một buổi chiều nọ, ông nắm tay dìu bà đi hết bờ ruộng này đến bờ ruộng khác. Rồi đến con đường - đến lúc phải chia tay - ông vẫn không nỡ rời bà. Mãi cho đến khi trời sụp tối, ông bà mới lìa tay nhau. Cuộc chia ly đẫm nước mắt khắc sâu vào lòng cả ông và bà...

Sau ngày chia tay buồn thảm ấy, cứ mỗi buổi chiều ông mang đàn ra bờ ruộng khảy những khúc nhạc thật bi ai. Tiếng nhạc là tiếng lòng của ông, nỗi yêu thương vô bờ người con gái mà ông không thể quên được.

Tiếng đàn réo rắt thêm ca từ đầy thương cảm. Ông đứng trong tâm trạng của vợ nói lên nỗi nhớ chồng như ông da diết nhớ vợ, và tạo nên bản hoài lang (nhớ chồng). Mà không chỉ hoài lang - một tình cờ đến với ông - trong lúc chơi nhạc, văng vẳng từ xa tiếng trống canh, những tiếng gõ khô khốc phản ảnh đúng tâm trạng ông để rồi ông hoàn thiện bài hát với tên Dạ cổ hoài lang (Dạ là đêm, cổ là trống. Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng).

Thật không ngờ bản nhạc về nỗi đau chia ly của ông lại khởi đầu cho sự viên mãn cả sự nghiệp lẫn gia đình.

Mặc dù chia tay, nhưng hễ có dịp chơi đàn ở đám tiệc là ông trở về thăm vợ, có bao nhiêu tiền ông đưa cho bà hết. 

Một người quen nhìn thấy cảnh gặp gỡ giấu giếm của ông bà thấy khổ quá, nên nói Cao Văn Lầu dẫn vợ về chỗ của bà cho tiện qua lại. Bất ngờ vài tháng sau, bà Tấn có thai. Ông Lầu liền qua rước bà về nhà, sau đó ông bà có với nhau 7 người con (5 trai, 2 gái).

Trên báo Thể thao và Văn hóa, ông Cao Văn Hoai - con trai nhạc sĩ Cao Văn Lầu từng kể: 'Cả đời bố tôi gắn với cây đờn, rong ruổi miết theo những cuộc chơi tài tử. Bất kể hội hè đình đám, giỗ quải, tang ma… ở đâu cũng đều rước ổng tới chơi. Ông ít khi ở nhà, cứ vác đờn dẫn anh em đi suốt có khi mấy ngày mấy đêm mới về. Tiếng tăm vang xa, nhiều người đến xin học. Mấy người nhà giàu đến tận nhà rước về dạy đờn hoài. Công tử Bạc Liêu, cậu Ba Trần Trinh Huy cũng là học trò của ổng. Mỗi lần cậu Ba mở tiệc hay rước hoa hậu, người đẹp từ Sài Gòn về chơi là đều mở cuộc đờn ca và cho xe rước ổng đến nhà chơi thâu đêm suốt sáng…'.

Một trăm năm vẫn tỏa sáng

Rằm tháng 8 (AL) năm 1919, ông Cao Văn Lầu đã chính thức công bố bản Dạ cổ hoài lang. Tính đến nay bài hát đã tồn tại chẵn 100 năm. Bài này được trình diễn trên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho. Rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. 

{keywords}
Một trích đoạn Dạ cổ hoài lang.

Trải qua 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn còn làm cho bao con tim xao xuyến. Cả những người tha hương khi nghe bản nhạc này trên đất khách cũng không thể cầm lòng.

Trong buổi tọa đàm với các nhà báo diễn ra vào chiều ngày 19/11, bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cho biết, trải qua 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn sống trong lòng cuộc đời. Bản nhạc vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử.

Giá trị độc đáo của bản Dạ cổ hoài lang là bản nhạc tạo nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ vun đắp để bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi tăng dần đến nay là nhịp 64. Cho đến khi các danh ca, danh cầm xác định điểm thăng hoa của bài vọng cổ là nhịp 32, một điểm đến vừa đủ để bản vọng cổ tỏa sáng và phát huy hết công suất vừa đủ để các tác giả cổ nhạc gửi gắm lòng mình vào 6 câu vọng cổ.

{keywords}
Mộ phần ông bà Cao Văn Lầu trong khu tưởng niệm.

Bà Lâm Thị Sang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bày tỏ: 'Nhận thức rõ vai trò, giá trị của bản Dạ cổ hoài lang đối với đời sống xã hội, những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc như sưu tầm các bài gốc của bản Dạ cổ hoài lang. Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, các cuộc thi.... để truyền lửa cho các thế hệ trẻ và người mộ điệu qua đó tôn vinh, quảng bá bản Dạ cổ hoài lang đến du khách trong nước và quốc tế'.

Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam

Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam

Tự lái máy bay đi thăm đồng ruộng, chi nửa kg vàng chỉ để mời người đẹp một ly rượu, thuê hẳn phòng đặc biệt ở Paris để ăn chơi vô độ là những câu chuyện gắn với vị công tử ăn chơi khét tiếng trời Nam.

" alt="Dạ cổ hoài lang, bài hát 100 năm vẫn trong lòng người" width="90" height="59"/>

Dạ cổ hoài lang, bài hát 100 năm vẫn trong lòng người

{keywords}Phùng Bảo Ngọc Vân vừa tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương loại xuất sắc. Cô từng nhận giải thưởng Kova hạng mục Triển vọng cho sinh viên xuất sắc và có thành tích nghiên cứu khoa học

Với danh hiệu Người đẹp truyền thông, Top 10 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, thay vì  dấn thân vào showbiz, Ngọc Vẫn lựa chọn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành.

Vốn là một tay ngang dạo qua sân chơi sắc đẹp, Ngọc Vân quan niệm tri thức vẫn là điều quan trọng nhất đối với cô, mặc dù showbiz hào nhoáng cũng có rất nhiều ánh đèn mời gọi hấp dẫn. 

Là sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương - nơi được coi là ‘lò đào tạo’ hoa hậu ‘khủng’ nhất cả nước, Ngọc Vân cho biết cô vừa cảm thấy vui vừa thấy vô cùng áp lực. 

{keywords}
Ngọc Vân chụp ảnh kỷ niệm cùng các bạn
{keywords}
Ngọc Vân tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kinh tế đối ngoại thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế với số điểm 3.8/4

'Con gái Ngoại thương vốn nổi tiếng vừa xinh đẹp lại vừa học giỏi. Đó vừa là niềm tự hào nhưng cũng là áp lực đối với những ai tham gia các sân chơi sắc đẹp như Vân. Sau cuộc thi, Vân cũng có rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực showbiz, tuy nhiên Vân vẫn tâm niệm theo đuổi sự nghiệp học hành vì đó là con đường dài, có nền móng vững chắc chứ không phải là hào nhoáng nhất thời” - Ngọc Vân chia sẻ.

Sau 3 năm miệt mài học tập, vừa qua Ngọc Vân đã tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kinh tế đối ngoại thuộc Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế với số điểm 3.8/4 (thang điểm 4). 

{keywords}
Ngọc Vân chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình
{keywords}
Trong quá trình học tập, Vân từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường - ĐH Ngoại Thương 2017.

Trong quá trình học tập tại ĐH Ngoại Thương, Ngọc Vân đã tích cực tham gia các hoạt động của khoa và nhà trường với các vai trò Đại sứ: Đại sứ ngày hội hiến máu Đại học Ngoại Thương, Đại sứ truyền thông cuộc thi Greenovation Challenge,...

Cô cũng từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường - ĐH Ngoại Thương 2017; Giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2017; Giành học bổng khuyến khích học tập của nhà trường, học bổng của doanh nghiệp cho sinh viên xuất sắc có hoạt động ngoại khoá nổi bật; Nhận giải thưởng Kova hạng mục Triển vọng cho sinh viên xuất sắc & có thành tích nghiên cứu khoa học; Nhận bằng khen của Trung Ương Đoàn TNCS HCM….

{keywords}
Ngọc Vân và thầy giáo

Ngọc Vân chia sẻ: 'Tốt nghiệp Ngoại Thương có lẽ là một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời mình, là khởi đầu của những giấc mơ ấp ủ từ bấy lâu. Dù bản thân còn phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa'. Sau khi tốt nghiệp, Ngọc Vân dự định sẽ vừa học thạc sĩ vừa đi làm để tích luỹ kinh nghiệm.

Khi được hỏi về công việc và nơi làm việc mơ ước, Ngọc Vân tâm sự: 'Vân rất may mắn khi có cơ hội được trải nghiệm với nhiều công việc khác nhau trong thời gian còn là sinh viên, từ việc đi dẫn chương trình, làm thiện nguyện, nghiên cứu hay một số công việc chuyên môn khác. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có sự thú vị và giá trị riêng, dù là môi trường showbiz, khoa học hay kinh doanh. Với mình thì người hướng dẫn trực tiếp, những đồng nghiệp, cộng sự sẽ quan trọng hơn danh tiếng của nơi làm việc, vì đó là cơ sở để một người trẻ có thể hoàn thiện, phát triển bản thân và cống hiến'.

Chọn con đường học tập và sự nghiệp, Ngọc Vân cho biết cô không hối tiếc những hào quang showbiz. Cô vẫn sẽ dùng sức ảnh hưởng của mình để kêu gọi những gì tốt đẹp nhất cho các công tác thiện nguyện, xã hội.

{keywords}
 
Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh

Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh

‘Trải qua những ngã rẽ cuộc đời, may mắn gặp được người tốt, tôi mới trở thành người có ích, sống cuộc đời lương thiện', anh Sáng xúc động nói.

" alt="Người đẹp Ngọc Vân tốt nghiệp ĐH Ngoại thương loại xuất sắc" width="90" height="59"/>

Người đẹp Ngọc Vân tốt nghiệp ĐH Ngoại thương loại xuất sắc