当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Lens vs Auxerre, 22h15 ngày 27/4: Nỗ lực bám đuổi Top 6 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Atletico Tucuman vs CA Independiente, 07h00 ngày 1/5: Đánh chiếm ngôi đầu
Việc chuyển đổi sang các tiêu chuẩn viễn thông mới thường dẫn đến việc sáp nhập giữa các nhà mạng. Năm 2014, công ty viễn thông xếp thứ ba của Indonesia là XL Axiata đã mua lại công ty đứng thứ năm là Axis Telekom Indonesia.
Cùng năm đó, Myanmar cho phép Telenor và Ooredoo của Qatar tham gia thị trường, vốn do một hãng vận tải nhà nước kiểm soát, để thu hút các khoản đầu tư cần thiết.
Sự xuất hiện của dịch vụ viễn thông 5G đã khởi động một đợt sáp nhập giữa các nhà mạng không dây tại khu vực Đông Nam Á nhằm giảm bớt chi phí đầu tư, song làm dấy lên lo ngại về việc thị trường rơi vào tay một số doanh nghiệp lớn.
Tại Thái Lan, True Telecom, nhà mạng lớn thứ hai đã hợp nhất với Total Access Communication (DTAC) đứng thứ ba. Doanh nghiệp mới, vẫn giữ tên là True, kiểm soát tới 50% thị trường viễn thông, soán luôn ngôi vị số một của AIS, nhà cung cấp dịch vụ dẫn đầu tại nước này trong hai thập kỷ trở lại đây.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 3 đánh dấu việc hoàn tất việc sáp nhập, CEO Manat Manavutiveth của True cho biết, công ty có kế hoạch mở rộng dịch vụ 5G phủ sóng 98% dân số Thái Lan từ giờ đến năm 2026.
Tại Malaysia, hai công ty viễn thông lớn thứ 2 và thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ Celcom do Tập đoàn Axiata kiểm soát đã hợp nhất với Digi.com, với vốn sở hữu 49% bởi Telenor của Na Uy, trở thành “gã khổng lồ” mới với hơn 20 triệu khách hàng.
Lo ngại về tình trạng độc quyền
Đằng sau những thương vụ tạo ra “người dẫn đầu” này là do nhu cầu về huy động vốn để thúc đẩy mở rộng dịch vụ mạng lưới, cũng như nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu và phát triển. Theo nhà nghiên cứu GSMA của Anh, các khoản đầu tư của lĩnh vực viễn thông ở châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt 134 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2025. Trong đó, chi tiêu dành cho 5G chiếm 75%.
Song, sự thống trị thị trường của những “người chơi lớn”, kết quả của cuộc hôn phối giữa các nhà mạng cũng là một mối lo ngại không nhỏ. Chẳng hạn, thị trường điện thoại di động Philippines gần như là cuộc đua song mã giữa Globe Telecom và PLDT. Tình trạng trầm trọng đến mức chính quyền cựu Tổng thống Rodrigo Duterte đã phải vận động các công ty khác tham gia vào ngành viễn thông, dẫn đến sự ra mắt của Dito Telecommunity vào tháng 3/2021.
Tại Thái Lan, chính phủ cho phép sáp nhập True và DTAC vào tháng 10 với các điều kiện như đặt giới hạn phí sử dụng theo pháp nhân mới. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại đây bày tỏ lo ngại thương vụ sáp nhập có thể dẫn đến suy giảm chất lượng dịch vụ.
Đáng chú ý, việc phát triển dịch vụ 5G tại Đông Nam Á có dấu ấn rõ nét của Trung Quốc, khi Bắc Kinh sớm đạt được thoả thuận cung cấp cơ sở hạ tầng với một số quốc gia trong khu vực dựa vào lợi thế về giá thành. Tại Mỹ và châu Âu, các nhà lập pháp đã ngăn chặn những công ty Trung Quốc tham gia vào mạng lưới 5G.
Vào tháng 6 năm ngoái, chính phủ Thái Lan công bố hợp tác với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei Technologies để thúc đẩy 5G sử dụng trong công nghiệp. Doanh nghiệp này cũng đang hợp tác với Indonesia trong việc đào tạo các chuyên gia 5G.
Trong khi đó, Malaysia chọn Ericsson làm nhà thầu 5G chính, song không quên khẳng định đây là kết quả của quy trình đấu thầu nghiêm ngặt và không gạt bỏ doanh nghiệp Trung Quốc vì lý do địa chính trị.
(Theo Nikkei Asia)
Những ‘gã khổng lồ’ viễn thông mới tại Đông Nam Á xuất hiện do nhu cầu 5G
Linh Chi
Hồ Ngọc Hà và Á hậu Thuỵ Vân đẹp cổ điển, khéo tôn bờ vai thon quyến rũ trong thiết kế váy xoè bay bổng.
" alt="Vẻ bốc lửa hiếm có của nữ siêu mẫu sở hữu đôi chân 1m12"/>Tại buổi đối thoại, nhiều cán bộ, công chức, viên chức trẻ quan tâm về các vấn đề thương mại điện tử đối với lĩnh vực phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nhất là việc kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa; chi phí áp dụng cho hợp tác xã, tổ hợp tác khi vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc trong một mã số vùng trồng canh tác cây ăn trái từ 10-20 ha.
Anh Trần Thanh Trung, cán bộ nông thôn mới xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm đề xuất, cần minh bạch kiến thức dữ liệu ngành nông nghiệp, cụ thể vùng đất thích hợp cho các loại cây trồng; làm sao để người dân tiếp cận các nền tảng số một cách dễ hiểu, dễ thao tác và giá cả hợp lý mang tính phổ thông. Điều quan trọng là cần quản lý về cung cầu trong thị trường để đảm bảo nông sản sạch, chất lượng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho rằng, cán bộ, công chức, viên chức trẻ là lực lượng chủ chốt trong chuyển đổi số của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và các đơn vị tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức trẻ, từ đó nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, dự án, đề án phát triển thanh niên trong giai đoạn mới.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức trẻ cần chủ động tham mưu, góp ý cho lãnh đạo đơn vị đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số của ngành nông nghiệp, lên kế hoạch triển khai các phương án khả thi, đồng thời phối hợp với chuyên môn áp dụng chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, hiện trong lĩnh vực thủy sản, Bến Tre đã ứng dụng xử lý số liệu thống kê sản lượng thủy sản khai thác, sử dụng hệ thống giám sát hành trình tàu cá thực hiện giám sát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển, chống đánh bắt bất hợp pháp, ứng dụng kiểm soát tàu cá cập/rời cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua cảng; đồng thời đã đầu tư lắp đặt 8 trạm quan trắc để tiếp cận theo dõi, chủ động trong công tác phòng ngừa, dự báo trong sản xuất (trong thời gian tới sẽ triển khai thêm 6 trạm quan trắc tự động môi trường nước cho vùng nuôi tôm trên địa bàn huyện Thạnh Phú).
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh sử dụng phần mềm giám sát, đánh giá và thống kê ngành lâm nghiệp; phần mềm Chương trình quản lý dữ liệu rừng ven biển và thử nghiệm Phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã.
Trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu về thiết lập và giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; quản lý tình hình sinh vật gây hại, công tác thanh, kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật; tiếp nhận và thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng phục vụ thị trường nội địa trên nền tảng trực tuyến của Cục Trồng trọt.
Hiện, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện "Phân hệ phần mềm quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản".
Tập trung các giải pháp
Để CĐS trong ngành NN&PTNT có kết quả, cần tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách xây dựng cơ chế thúc đẩy CĐS ngành NN, gắn với đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ người dân đến với công nghệ.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Đoàn Văn Đảnh, trong năm 2023, ngành chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chính quyền số; xây dựng và ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân.
Mặt khác, cùng với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, người dân cần chủ động tiếp cận CNS cũng như được hướng dẫn ứng dụng CNS vào quy trình sản xuất, tiêu thụ nông sản của mình.
Ứng dụng CNS để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Mỗi người dân cần được định hướng đào tạo ứng dụng CNS trong sản xuất, cung cấp, phân cấp, dự báo (giá, thời vụ...) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong NN.
Một giải pháp khác là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn trí thức trẻ về hoạt động trong lĩnh vực NN không đơn thuần là trực tiếp tham gia sản xuất mà còn trong công tác quản lý, điều hành và phân phối lao động ở khu vực nông thôn.
" alt="Ứng dụng chuyển đổi số phát triển nông nghiệp bền vững"/>Nhận định, soi kèo Geylang International vs DPMM, 18h45 ngày 29/4: Tâm lý hời hợt
Terry Gou, chủ tịch Hon Hai Precision Industry, cũng chính là Foxconn - nhà lắp ráp điện tử hợp đồng lớn nhất thế giới nói rằng “lợi thế sinh thái vô song của Quý Châu là lý do công ty này chọn đặt trung tâm dữ liệu tại đây”. Gã khổng lồ công nghệ này đã xây dựng một đường hầm gió nằm giữa hai ngọn núi để làm mát tự nhiên các máy chủ của họ.
Với vị trí địa lý nằm trong nội địa phía Tây Nam Trung Quốc, Quý Châu có khí hậu mát mẻ thuận lợi quanh năm, cung cấp những “căn phòng điều hòa” tự nhiên cho những trung tâm dữ liệu phát nhiệt khổng lồ.
Không chỉ vậy, tỉnh này còn giàu thuỷ điện, sẵn sàng cung cấp năng lượng sạch và ổn định cho các máy chủ. Quý Châu cũng nằm cách xa các vành đai động đất nên “hồ chứa” dữ liệu càng được đảm bảo an toàn.
Các trung tâm dữ liệu trong hang có thể tiết kiệm lên đến 58% điện năng so với các cơ sở tương tự ở khu vực phía Đông Nam đất nước.
Jiao Delu, kỹ sư trưởng của cơ quan quản lý phát triển big-data tỉnh cho hay, nếu tính theo 10.000 đơn vị máy chủ tiêu chuẩn, một trung tâm dữ liệu có thể cắt giảm 130 triệu NDT (khoảng 18,57 triệu USD) tiền điện hằng năm.
Tencent, một trong những doanh nghiệp công nghệ đặt trung tâm máy chủ tại Quý Châu, cho biết cơ sở của họ được lấy cảm hứng từ các hang núi, tận dụng hiệu quả nguồn lạnh từ bên ngoài, trong khi vẫn hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường bên trong.
Kết quả kiểm tra tại chỗ do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc tiến hành, hiệu quả sử dụng năng lượng tối đa (PUE) của trung tâm dữ liệu đặt tại đây đạt khoảng 1,1 (càng gần 1 thì càng hiệu quả), so với PUE trung bình của các trung tâm khác tại Trung Quốc là 1,73.
Hiện toàn tỉnh có 37 trung tâm dữ liệu đang hoạt động hoặc đang được xây dựng phục vụ cho các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Huawei và Tencent, cũng như các dự án nghiên cứu khoa học kính thiên văn “Hoa Thiên Nhãn”. Trong đó, thành phố Quý Dương trực thuộc tỉnh, là khu thí điểm toàn diện về dữ liệu lớn quốc gia đầu tiên của đất nước.
Thay đổi diện mạo kinh tế vùng cao
Quý Châu thúc đẩy ngành công nghiệp dữ liệu lớn (big-data) làm xương sống của nền kinh tế kỹ thuật số, bộ phận đóng góp 37% GDP toàn tỉnh trong năm 2022.
Đây cũng là địa phương dẫn đầu Trung Quốc về kinh tế số, có tốc độ tăng trưởng cao nhất đại lục trong bảy năm liên tiếp.
Kể từ năm 2014, tỉnh miền núi này đã thúc đẩy nhiều đổi mới và phát triển đột phá về ngành công nghiệp dữ liệu. Theo báo cáo của Trung tâm thông tin nhà nước Trung Quốc, Quý Châu là địa phương đạt điểm cao nhất về phát triển big-data vào năm 2017.
Năm 2018, chính phủ phát động sáng kiến quy mô lớn kêu gọi hơn 10.000 doanh nghiệp sử dụng công nghệ dữ liệu lớn để cải thiện mạng lưới và dịch vụ trong vòng 5 năm, ước tính tạo ra thị trường trị giá 120 tỷ USD. Từ chỗ chỉ có chưa đến 1.000 doanh nghiệp big-data, hiện nay con số này tại tỉnh đã tăng hơn 12.000 công ty.
Quý Châu là nơi đặt phòng thí nghiệm kỹ thuật dữ liệu lớn quốc gia và là thị trường big-data đầu tiên của Trung Quốc, quy tụ các trung tâm dữ liệu siêu lớn của thế giới.
Chính quyền địa phương ước tính đến năm 2023, tổng giá trị đầu ra của lĩnh vực điện tử và thông tin hỗ trợ bởi big-data sẽ vượt mốc 350 tỷ NDT, đóng góp vào nền kinh tế số chiếm 50% GDP toàn tỉnh.
Luo Dan, nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, cho biết các trung tâm dữ liệu xử lý việc tiếp nhận, lưu trữ và truyền các luồng dữ liệu, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng nhất trong nền kinh tế kỹ thuật số.
“Việc xây dựng trung tâm khổng lồ tiêu thụ nhiều năng lượng bên trong các hang động có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu trung hoà carbon song song kế hoạch Trung Quốc kỹ thuật số đã được đưa ra”, Luo khẳng định.
Không chỉ vậy, các trung tâm dữ liệu mọc lên kéo theo sự phát triển của mạng lưới Internet băng thông tốc độ cao, giúp địa phương đạt tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hằng năm 30%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Trung Quốc.
Hiện tại, cả ba nhà mạng lớn của Trung Quốc, cũng như Apple, Huawei, Tencent và Foxconn đều quyết định xây dựng trung tâm dữ liệu lõi của họ tại Quý Châu.
Chính quyền địa phương tại đây đã xây dựng nền tảng sử dụng công nghệ big-data để giải quyết những bài toán đặc thù ở các khu vực cụ thể. Chẳng hạn, nền tảng xoá đói giảm nghèo được kết nối giữa các sở ban ngành cấp tỉnh và thành phố, hiển thị trực quan thông tin chi tiết về số hộ nghèo, chia sẻ thông tin theo thời gian thực giữa các bộ phận hành chính, hoặc đơn giản hoá thủ tục hành chính thông qua ứng dụng đám mây big-data.
Có thể nói, dữ liệu đã trở thành “bí quyết” tạo nên sự thay đổi và phát triển của tỉnh Quý Châu, nơi đang được so sánh có điểm tương đồng với khu vực Bắc California trước khi trở thành thung lũng Silicon ngày nay.
(Theo cnn, news.cn)
Các trường đại học cũng đang rục rịch chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2017.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Theo một nguồn tin của PV Báo Thanh niên, nhiều khả năng trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia sắp công bố, Bộ GD-ĐT sẽ tách riêng diện thí sinh tự do (trừ đối tượng chưa được xét tốt nghiệp, nay thi lại để được xét) và thí sinh lớp 12. Theo đó, thí sinh lớp 12 bắt buộc phải đăng ký và dự thi theo bài, còn thí sinh tự do có thể đăng ký và dự thi theo từng thành phần (tức từng môn) với các bài thi tổ hợp.
Trong quá trình làm bài thi tổ hợp, thí sinh lớp 12 bắt buộc ngồi (và làm bài) trong phòng thi suốt 150 phút thời gian làm bài. Còn thí sinh tự do có thể chỉ cần làm phần thi mà mình đăng ký. Chẳng hạn, nếu đăng ký môn lý trong bài thi khoa học tự nhiên, thí sinh chỉ phải làm bài trong thười gian 50 phút. Sau đó thí sinh có thể ra khỏi phòng thi để sang khu vực chờ, thậm chí có thể rời khỏi hội đồng thi để ra về…
Đề thi sẽ được in thành 3 phần có thể tách rời nhau. Bộ đã phân chia cụ thể thời gian làm bài 50 phút/ phần (môn), nên hết thời gian cho từng phần, giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi của từng thí sinh trong phòng. Vì thế, với những thi sinh thi thêm bài tổ hợp thứ hai chỉ để lấy điểm một phân , cũng chỉ có đúng 50 phút để làm bài phần mà mình chọn.
Bộ sẽ thiết kế làm sao để thí sinh không gian lận được, như vậy nhiều khả năng đề thi cũng sẽ được phát ra từng phần chứ không phát cả 3 phần ngay từ đầu buổi thi...
Trong khi đó, Báo Tiền phongđưa tin ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết nhóm GX (gồm 12 trường đại học thuộc khu vực Hà Nội) đưa ra phương án dự kiến tuyển sinh 2017.
![]() |
Thí sinh làm thủ tục đăng ký xét tuyển đại học năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Phương án dự kiến là các trường sẽ lấy kết quả thi THPT của Bộ GD-ĐT và nhóm sẽ mở rộng thêm.
Theo ông Trần Văn Tớp, hiện nay đa phần các trường vẫn thống nhất duy trì nhóm GX và tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT.
Ông Trần Văn Tớp cho biết, cũng có ý kiến đề xuất nhóm GX tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực riêng như mô hình của ĐHQG Hà Nội. “ĐH Bách khoa Hà Nội hoàn toàn có thể làm được một kỳ thi riêng. Nhưng cá nhân hiệu trưởng ĐH Bách khoa và tôi nhận thấy, việc có một kỳ thi riêng nữa chưa hẳn đã tốt trong bối cảnh hiện nay. Do đó, chúng tôi đi đến kết luận: Nếu các trường vẫn đồng ý tồn tại nhóm GX và lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT thì sẽ tiếp tục làm. Nhưng điều này không ngăn cản các trường có kết hợp phương thức xét tuyển khác nếu muốn” - ông Tớp cho hay.
Theo ông Tớp, tỷ lệ các trường tham gia nhóm GX càng lớn thì tỷ lệ ảo sẽ càng giảm. Do đó, năm nay, nhóm sẽ mời thêm một số trường tham gia. “Nếu nhóm đạt đến con số 25 - 30 trường thì con số ảo sẽ giảm đi rất nhiều” - ông Tớp khẳng định.
Được biết, nhóm GX dự kiến sẽ đưa ra dự thảo phương án tuyển sinh 2017 sau khi Bộ GDĐT công bố quy chế thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh ĐH 2017.
Năm 2017, ĐHQG Hà Nội mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực trên toàn quốc là thông tin đượcBáo Dân tríđăng tải.
Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2017 tiếp tục triển khai phương thức thức thi Đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính quy cho ĐHQG Hà Nội và gần 20 đơn vị ngoài với quy mô mở rộng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Ngân Anh tổng hợp
" alt="Thi THPT quốc gia 2017: Những thông tin mới nhất"/>Theo ông Chương, liên hoan có tới 85/106 trích đoạn thuộc các loại hình nghệ thuật kịch hát truyền thống. "Con số này tạo nên cảm xúc mừng vui xen lẫn chạnh lòng, cũng là thành công lớn nhất của liên hoan. Bởi trong điều kiện còn quá nhiều khó khăn, các nghệ sĩ kịch hát dân tộc vẫn thắp sáng khát vọng, cố gắng vượt qua chính mình, gạn đục khơi trong để giữ nghề".
Ông Chương cũng thẳng thắn chỉ ra một vài đơn vị mang tới liên hoan những sản phẩm rất nghiệp dư, có trích đoạn về đề tài hiện đại được ê-kíp sáng tạo hư cấu phản cảm; đặc biệt có tới 6 trích đoạn Đôi lứa xứng đôiđược phóng tác dàn dựng từ tác phẩm Chí Phèocủa nhà văn Nam Cao, cho thấy sự sáo mòn, già cỗi.
Chủ tịch Hội đồng Giám khảo kiến nghị, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước về văn học nghệ thuật nên tổ chức liên hoan định kỳ 3 năm một lần để các đơn vị có thời gian chuẩn bị về mọi mặt, tìm trích đoạn, lựa chọn diễn viên, đầu tư kinh phí dàn dựng.
Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giải cho 7 trích đoạn sân khấu xuất sắc gồm: Những vì sao không tắt- Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam, Sóng hận Lục Đầu Giang- Nhà hát Tuồng Việt Nam,Oan khuất một thời- Nhà hát Chèo Hà Nội, Chôn hề- Nhà hát Chèo Ninh Bình, Cúc ơi - Liên đoàn Xiếc Việt Nam,Đêm trắng- Nhà hát Kịch Việt Nam, Dòng sông đỏ- Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Ban tổ chức cũng trao 54 huy chương Vàng và 60 huy chương Bạc cho các diễn viên; giải thưởng, bằng khen cho dàn nhạc, nhạc công.
Niềm vui xen lẫn chạnh lòng tại Liên hoan các trích đoạn hay sân khấu