Sự căng thẳng nếu không được giải toả có thể khiến bạn luôn cảm thấy âu lo trong công việc, khiến bạn sợ mọi thứ và sợ cả việc đặt ra những mục tiêu. Theo tổ chức sức khoẻ CBHS Health Fund, những dạng nỗi sợ phổ biến trong nghề nghiệp có thể kể đến là:
- Sợ nói trước đám đông, chia sẻ trong cuộc họp hoặc làm việc nhóm
- Sợ những thời hạn của nhiệm vụ được đặt ra (deadline)
- Sợ công việc không đạt được chất lượng như kỳ vọng
- Sợ bị đồng nghiệp đánh giá
- Sợ tương tác với sếp hoặc quản lý cấp cao
Khi bạn nhìn ra và chấp nhận những nỗi sợ này, đó là bước đầu tiên để bạn từ từ tạo niềm tin thông qua những cách thức cải tiến công việc thay vì cứ ngồi suy nghĩ mông lung và tự âu lo.
1. Hãy tạo ra một danh sách những việc cần làm hàng ngày và đặt ra những nhóm ưu tiên.
2. Phát triển mối quan hệ với người quản lý trực tiếp với tinh thần trung thực và luôn minh bạch trong mọi hoạt động.
3. Xây dựng tình cảm tốt đẹp với những người đồng nghiệp có khả năng giúp đỡ bạn vượt qua những rắc rối trong công việc.
4. Việc gì chưa rõ thì hãy gặp mặt trao đổi trực tiếp thật rõ ràng bởi đôi khi viết email hay gọi điện thoại có thể gây ra những hiểu lầm.
5. Cố gắng giữ bản thân trung lập, không dính dáng vào những vấn đề chính trị trong công ty.
6. Đề xuất những thời hạn công việc một cách thực tế mà bản thân đáp ứng được, đừng chỉ hứa hẹn cho xong mỗi khi được giao nhiệm vụ.
7. Chủ động cập nhật tiến độ trong công việc cho các thành viên trong nhóm và quản lý và nếu không may có thời hạn nào cần phải nới rộng thêm thì hãy trung thực báo cáo.
8. Tìm hiểu xem điều gì có thể giúp bạn dịu lại mỗi khi cảm thấy mất bình tĩnh, ví dụ như lắng nghe một bài hát yêu thích hoặc vào phòng họp làm việc một mình trong một khoảng thời gian nhất định.
9. Sắp xếp ngủ nghỉ đủ giấc, tránh để mệt mỏi vì càng mệt mỏi bạn càng dễ thấy âu lo.
10. Chia sẻ với những người thấu hiểu bạn để làm vơi bớt những căng thẳng.
10 điều trên đây cần được bạn thực hành thường xuyên và tạo thành thói quen và quan trọng nhất là hãy từ từ từng chút một, đừng vội vã ép bản thân vào một khung mẫu hoàn hảo.
Lấy những nỗi buồn làm động lực thành công
(Nguồn ảnh: Internet)
Trầm cảm trong công việc dù không dễ nhận ra nhưng vẫn có những tín hiệu báo động nhất định nếu bạn thấy bản thân vướng mắc những điều sau:
- Lúc nào cũng thấy buồn hoặc mất định hướng
- Làm gì cũng không thấy hứng khởi hoặc vui thích
- Mất dần cảm giác ngon miệng khi ăn uống
- Ngủ trằn trọc
- Năng lượng như cạn kiệt
- Khó để tập trung
- Hay suy nghĩ tiêu cực
Để quản lý những cảm xúc của mình, bạn cần phải thay đổi tư duy từ tập trung vào cảm giác hiện tại sang tập trung vào những cảm giác bạn mong muốn đạt được. Sáu cách sau đây có thể phần nào giúp bạn cải thiện được tình trạng buồn bã, chán nản, thậm chí là có dấu hiệu trầm cảm trong công việc.
1. Tìm hiểu xem công ty có các chương trình tư vấn dành cho nhân viên hay không. Nhiều công ty lớn có riêng bộ phận hoặc các ưu đãi để nhân viên được tham gia các khoá trị liệu tâm lý khi bị căng thẳng, hãy mạnh dạn hỏi bộ phận nhân sự về điều này.
2. Dành ra những khoảng nhỏ để thư giãn trong thời gian làm việc. Đừng chỉ nhốt mình suốt 8 tiếng trong văn phòng máy lạnh, hãy dành mươi, mười lăm phút đi dạo ở khuôn viên bên dưới toà nhà và tận hưởng không khí ngoài trời.
3. Trang trí lại góc làm việc theo sở thích, để hình ảnh gia đình hoặc treo một vài câu châm ngôn vui, những bức tranh bạn yêu quý mà khi nhìn vào bạn có thể mỉm cười vui vẻ.
4. Tìm đồng nghiệp "hợp cạ" để rủ nhau đi ăn trưa hoặc đến câu lạc bộ tập thể dục sau giờ làm việc.
5. Rủ rê đồng nghiệp "đi đu đưa" bằng cách thử đến một vài quán ăn mới.
6. Nếu quá căng thẳng, hãy chủ động xin về sớm hoặc dùng ngày phép để nghỉ ngơi, giúp hồi phục năng lượng.
Tất nhiên công thức "chuyển hoá nỗi buồn" trên đây chỉ mang tính tham khảo và bạn có thể không cần phải thực hiện rập khuôn tất cả các bước được tư vấn. Tuy nhiên, một khi hiểu rõ được vấn đề thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc cải thiện bản thân hoặc môi trường làm việc, nhằm duy trì nguồn năng lượng tích cực và tiến gần hơn đến một sự nghiệp thành công.
(Nguồn: CareerBuilder.vn)
" alt="Công thức 'SAD to ADS': chuyển nỗi buồn sang thành công" />
Cậu bé nghịch ngợm có 2 năm "kinh nghiệm" chiến đấu với bệnh tật
Anh Trần Văn Chín (bố của Thiện) nhớ lại những ngày tháng bắt đầu cho một chuỗi đau khổ đến với gia đình mình. Cuối tháng 9/2018, cháu Thiện bỗng nhiên nổi hạch ở nách. Nhận thấy những dấu hiệu bất thường đó, anh Chín đưa con đến bệnh viện K Tân Triều làm xét nghiệm. Mọi kết quả đều cho thấy cháu Thiện mắc bệnh ung thư hạch.
"Ngày nhận tin con bị bệnh ung thư, vợ tôi khóc rất nhiều. Nhưng sau rồi tôi cũng động viên nói giờ nếu cả hai gục ngã thì lấy ai lo cho con. Tôi biết vợ mình cũng hiểu ra nhưng vẫn những đêm cô ấy khóc thầm đến mất ngủ”, anh Chín chia sẻ.
Kể từ ngày con nhập viện điều trị, anh cũng phải bỏ hẳn công việc lái xe tại một công ty tư nhân để lên chăm con ở bệnh viện. Toàn bộ kinh tế gia đình trông chờ vào đồng lương công nhân chỉ với 5 triệu đồng/tháng của vợ anh.
Thu nhập ít ỏi chẳng thấm tháp là bao. Dù được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí điều trị song đặc thù bệnh tình cháu Thiện phải sử dụng nhiều loại thuốc ngoài danh mục, trung bình cứ 10 ngày, gia đình phải thanh toán 4 triệu đồng tiền thuốc tự nguyện.
Chính vì vậy, để duy trì sự sống cho con, anh phải vay ngân hàng chính sách số tiền lên đến 100 triệu đồng. Ngoài ra, vợ anh cũng chạy vạy mượn tiền họ hàng thêm 120 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này suốt gần 2 năm qua đã hết sạch khiến vợ chồng anh nay lâm vào hoàn cảnh túng bấn.
Con vẫn hồn nhiên ngây thơ, không biết cha đang trĩu nặng trong lòng
Nhìn con nô đùa sau những ngày truyền hoá chất mệt mỏi, anh nghẹn ngào: “Thằng bé được cái truyền thuốc xong khoẻ lại chơi vui vẻ. Kể cả có đau cũng chỉ kêu một lúc. Nhưng căn bệnh này thì khó nói trước lắm chú ạ. Giờ tôi thất nghiệp vì còn phải chăm con, thành thử gia đình cũng chỉ đủ ăn nhờ tiền lương vợ tôi. Nếu hết tiền điều trị chắc lại đi vay. Mà mình đi vay cũng ngại vì không biết bao giờ mới trả nổi. Thôi thì còn nước còn tát vì con thôi”.
Khuôn mặt rầu rĩ, anh Chín đăm chiêu nhìn con chạy nhảy tung tăng khắp phòng bệnh. Không biết những ngày sắp tới, anh phải làm thế nào để lo được cho con?
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Văn Chín, khu 8, thôn Đồng Cà, xã Yên Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0339217456. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.091 (Ủng hộ bé Trần Quang Thiện) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Con ung thư cần 20 triệu đồng, mẹ bán vé số thất nghiệp vì dịch bệnh
“Đợt này con được về lâu, tôi cứ nghĩ sẽ có nhiều thời gian để đi bán vé số, đỡ phần nào chi phí chữa bệnh cho con. Nào ngờ vé số nghỉ, các hàng quán cũng nghỉ, tôi đi kiếm mãi không được việc”, chị Thắm nghẹn ngào.
" alt="Bé trai 5 tuổi ung thư hạch, gia đình 'sống dở chết dở' với số nợ 200 triệu đồng" />
Những món quà là hiện vật thiết yếu có ý nghĩa to lớn
Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, trong thời gian này, các khu cách ly vẫn tiếp tục đón lượng lớn bà con việt kiều về nước qua cửa khẩu Mộc Bài. Để chuẩn bị công tác hậu cần trong việc phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, lãnh đạo địa phương đã kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp từ cộng đồng. Trong các khu cách ly thuộc vùng giáp biên giới như huyện Bến Cầu, không chỉ cần thiết những vật tư, trang thiết bị y tế mà còn thiếu cả nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
Nắm bắt được thông tin trên, vừa qua, đại diện Báo VietNamNet đã tới và trao quà hiện vật bao gồm: mì tôm, nước suối, nước tăng lực, với tổng số tiền trị giá gần 100 triệu đồng, do Masan Comsumer tài trợ. Công ty Yến sào Khánh Hòa tài trợ 200 thùng nước suối, tổng trị giá 20 triệu đồng.
Thay mặt lãnh đạo huyện Bến Cầu, bà Lê Thị Phước, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Bến Cầu gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet và nhà tài trợ Masan Comsumer, đã hỗ trợ những phần quà cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Lãnh đạo địa phương gửi lời cảm ơn chân thành đến đơn vị tài trợ và báo VietNamNet
Bà Phước cho biết, hiện tại các lực lượng địa phương vừa làm việc, vừa bảo vệ biên cương và nhất là cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chăm lo tốt cho hàng ngàn người đang cách ly, chủ yếu bà con người Việt từ Campuchia về.
Tuyến biên giới hơn 30km của huyện Bến Cầu đã tăng cường thêm 32 tổ kiểm tra phòng dịch dọc biên giới, với quân số hơn 700 người ngày đêm túc trực và ngăn chặn người vượt biên trái phép, tuyên truyền cho bà con khu vực biên giới về các biện pháp phòng dịch.
“Bến cầu là huyện biên giới, đời sống người dân và nhu yếu phẩm phục vụ cho các lực lượng tuyến đầu còn thiếu thốn. Ngoài nguồn lực địa phương thì huyện rất cần sự quan tâm và hỗ trợ của mạnh thường quân. Chúng tôi rất trân quý sự tiếp sức kịp thời của các nhà tài trợ trong lúc kinh tế khó khăn”, bà Lê Thị Phước chia sẻ.
Khánh Hòa
Delta Group ủng hộ 600 triệu đồng tri ân cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
Cảm động trước sự nhiệt huyết, hy sinh thầm lặng của những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu mặt trận phòng chống Covid – 19, Delta Group ủng hộ 600 triệu đồng nhằm tri ân đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế…
" alt="Trao quà hiện vật gần 100 triệu đồng 'tiếp sức' biên cương Tây Ninh phòng, chống COVID" />
Đại diện Báo VietNamNet trao số tiền 189.675.000 đồng đến tận tay gia đình bé Lê Văn Thái
Như báo đưa tin trước đó, bé Lê Văn Thái 3 tuổi, ở xóm 1, xã Nam Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bị chẩn đoán mắc u nguyên bào thần kinh.
Suốt 9 tháng dài đằng đẵng điều trị, có những lúc tưởng con không qua khỏi. Anh Sơn vẫn không hề bỏ cuộc. Anh chỉ mong duy trì được sự sống cho con. Anh bảo, điều đáng sợ nhất trên đời là không còn được nhìn thấy con nữa.
Ở dưới quê, vợ chồng anh Sơn đều làm nông nghiệp. Hết vụ mùa, hai vợ chồng lại đi làm thuê làm mướn đủ mọi nghề kiếm sống. Làm lụng vất vả quanh năm nhưng kinh tế gia đình cũng chỉ đủ tạm ăn chưa lúc nào có đồng dư giả. Để có tiền chạy chữa cho con, anh Sơn đi vay mọi người 60 triệu đồng đưa con ra Bệnh viện K Tân Triều. Khó khăn hơn, trên lưng anh Sơn lúc này ngoài gánh nặng chi phí điều trị cho con trai, anh còn phải nuôi mẹ già 90 tuổi.
Trước tình cảnh khó khăn của gia đình, sau khi bài báo được đăng, nhiều bạn đọc trong và ngoài nước đã gọi điện thăm hỏi và hỗ trợ chi phí giúp đỡ gia đình bớt đi phần nào khó khăn phía trước.
Trong niềm vui những ngày xuân mới, anh Sơn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với bạn đọc, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ về vật chất, tinh thần để gia đình anh có thêm niềm tin, nghị lực cùng con chiến đấu với căn bệnh quái ác.
Phạm Bắc
" alt="Trao hơn 180 triệu đồng đến bé Lê Văn Thái u nguyên bào thần kinh" />
HLV UAE cùng học trò nghiên cứu rất kỹ U23 Việt Nam. Ảnh: Song Ngư
Đây không phải thời điểm chúng tôi có lực lượng tốt nhất khi mất 1 tiền đạo trụ cột. Thật đáng tiếc là điều này đã xảy ra chỉ trước vài ngày giải đấu diễn ra. Nhưng tôi có đội hình dày đủ để giải quyết mọi khó khăn về nhân sự”
HLV Maciej Skorza nhấn mạnh đây không phải lúc nói về thất bại trong quá khứ: “Đây không phải lúc nói về những giải đấu trước đây 2 đội gặp nhau. Giờ là lúc tập trung chuẩn bị cho những gì diễn ra ngày mai. U23 Việt Nam luôn là một đối thủ khó chơi, như các đối thủ khác trong bảng đấu đối với UAE.
Tất nhiên mỗi HLV đều chuẩn bị kỹ càng về thông tin về đối thủ trước mỗi trận đấu. Tôi có rất nhiều thông tin về U23 Việt Nam, và tôi đánh giá rất cao khả năng kết nối của đối thủ cùng sự đồng đều về nhân sự và sự hưng phấn về tinh thần sau những thành công vừa qua”.
Trong khi đó, HLV U23 Jordan phát biểu: “Chúng tôi rất vui vì được tham dự giải đấu này. Đây là cơ hội tốt cho các cầu thủ trẻ thể hiện mình. Jordan đã chuẩn bị tốt cho giải. Đây là bảng đấu khó với cả ba đội. Chúng tôi hy vọng có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Thuyền trưởng U23 Triều Tiên cũng bày tỏ niềm tin lớn ở giải đấu này. Ảnh: Song Ngư
Trận đấu đầu tiên rất quan trọng với chúng tôi. Không chỉ Triều Tiên mà bất kỳ đội bóng nào cũng đều là đối thủ lớn với Jordan. Toàn đội phải nỗ lực hết mình để giành kết quả tốt nhất trong từng trận đấu”.
Cuối cùng, HLV U23 Triều Tiên Ri Yu-il nói: “Tôi rất hài lòng vì đội đã có mặt ở VCK. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng và sẽ nỗ lực từng trận đấu để có thể vượt qua vòng bảng.
Trận đấu đầu tiên ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý thi đấu cũng như khả năng giành quyền đi tiếp của mỗi đội. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng và mong là giành kết quả như mong muốn.
ĐTQG Triều Tiên chưa thể hiện phong độ tốt nhất trong năm qua. Tuy nhiên, mỗi năm mỗi khác và chúng tôi đã tiến bộ rất nhiều. Giờ tôi là người chịu trách nhiệm dẫn dắt toàn đội”.
Huy Phong (từ Buriram)
" alt="HLV UAE nói gì trước trận U23 Việt Nam U23 UAE, U23 châu Á" />