Dự án “Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số” được triển khai nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ và giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại những địa bàn khó khăn tỉnh Yên Bái.
71,ỗlựcgiảmtỉlệtửvongbàmẹtrẻemdântộcthiểusốlịch bóng đá châu âu hôm nay6 % bà mẹ ở Trạm Tấu đẻ tại nhà
Mặc dù trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (CSSKBMTSS) tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhưng ở những vùng sâu, vùng xa như huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo số liệu năm 2016 của TTYT huyện Trạm Tấu, tỷ lệ đẻ tại nhà là 71,6 % trong đó 50,3% các trường hợp đẻ tại nhà có sự hỗ trợ của người đỡ đẻ có kỹ năng. Tại 6 xã được SC điều tra năm 2014, tỷ lệ đẻ tại nhà năm 2016 vẫn ở mức cao là 84,6% trong đó số ca đẻ tại nhà có sự hỗ trợ của người đỡ đẻ có kỹ năng là 47,5%.
Ngoài điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện di chuyển và giao thông bất lợi thì vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khác.
Xuất phát từ phong tục tập quán của người dân địa phương truyền qua các thế hệ cùng tâm lý ngại ngùng, xấu hổ về chuyện sinh đẻ nên chỉ những ca khó họ mới đến Trạm y tế để sinh.
Chị Nguyễn Thị Thu Phương (Trưởng Trạm y tế xã Làng Nhì) chia sẻ: “Năm 2016, có 1 trường hợp sinh con tại nhà dưới sự giúp đỡ của mẹ chồng và chồng. Sau hai ngày đau bụng nhưng vẫn chưa sinh được thì gia đình mới đưa đến Trạm y tế xã. Do tình hình nguy hiểm, chúng tôi nhanh chóng chuyển sản phụ đến Trung tâm y tế huyện Trạm Tấu, sản phụ sinh rớt trên đường chuyển viện, khi vừa đến cổng trung tâm y tế thì bị băng huyết, rất may là cứu chữa kịp thời”.
Một nguyên nhân khác là do địa hình hiểm trở. Thêm nữa, cán bộ y tế thôn bản phần lớn là nam giới, điều này càng khiến việc tiếp cận về mặt tuyên truyền, thăm khám trở nên khó khăn hơn do rào cản văn hóa.
Nguyên nhân nữa là do cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Đơn cử như tại xã Túc Đán hiện chỉ mới bố trí được 3/5 giường bệnh so với chuẩn, hiện cũng chưa có phòng hậu sản dành cho phụ nữ sau sinh.
Cải thiện "tay nghề" chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Từ thực trạng trên, dự án “Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số” đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ và giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại những địa bàn khó khăn tại Yên Bái. Dự án cũng đã tổ chức triển khai dựa trên tình hình thực tế của huyện Trạm Tấu từ đó đưa ra những mục tiêu thiết thực cũng như giải quyết những nguyên nhân cốt lõi.
Mục tiêu thứ nhất là nâng cao nhận thức về thực hành CSSKBMTSS cho 16.914 người dân tại huyện Trạm Tấu, đối tượng chủ yếu là 8.457 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đồng thời tăng cường nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản sẵn có tại địa phương thông qua việc xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp với văn hóa người dân tộc thiểu số, tập huấn kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế tại các xã.
Mục tiêu thứ 2 là tập huấn cho 199 học viên bao gồm 92 nhân viên y tế thôn bản, 54 cán bộ trạm y tế xã, 53 cán bộ y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh. Cụ thể là đào tạo thực hành lâm sàng về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh cho 24 cán bộ của 12 trạm y tế xã, thiết lập và giám sát hệ thống chuyển tuyến dựa vào cộng đồng tại 3 thôn bản vùng sâu, vùng xa.
Mục tiêu thứ 3 và 4 là cải thiện những thiếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Dự án sẽ cung cấp một số trang thiết bị cho 2 đơn nguyên sơ sinh tại bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và trung tâm y tế huyện Trạm Tấu bao gồm: 1 lồng ấp sơ sinh, 1 máy thở CPAP và 3 bơm tiêm điện.Song song đó là cung cấp trang thiết bị cơ bản cho 2 đơn nguyên chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp Căng-gu-ru bao gồm máy điều hòa nhiệt độ, giường và ghế có thể điều chỉnh, áo địu…
Với những mục tiêu rõ ràng, dự án mong muốn sẽ mang đến những cải thiện rõ nét trong công tác CSSKBMTSS tại huyện Trạm Tấu nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
P.V - Thùy Vân