Năm 2013, Samsung đã mua 3% cổ phần của Sharp với giá 10,3 tỉ Yên (tương đương 101 triệu USD). Mặc dù hãng công nghệ Hàn Quốc không công khai giá bán, nhưng các nguồn thạo tin hé lộ, thương vụ này khiến Samsung Điện tử bị lỗ ít nhiều.
Các quan chức Samsung cũng từ chối tiết lộ đối tượng mua các cổ phần của hãng tại Sharp.
Theo một chuyên gia phân tích, động cơ chính đằng sau quyết định thoái vốn hoàn toàn là Samsung Điện tử không còn cần tới cổ phần của họ tại tập đoàn Nhật nữa. Chuyên gia này nhận định, mục tiêu then chốt trong việc Samsung đầu tư vào Sharp là được tiếp cận các bằng sáng chế của doanh nghiệp này về công nghệ sao chép. Do Samsung gần đây đã quyết định bán mảng kinh doanh máy in cho HP, nên các quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này không còn cần thiết với công ty nữa.
Chuyên gia phân tích nói trên cũng hé lộ thêm, quyết định thoái vốn của Samsung còn bắt nguồn từ việc Foxconn đã thâu tóm Sharp (Foxconn đã hoàn tất việc mua lại Sharp vào tháng trước). Song, động thái ấy không được giải thích rõ và rất khó hiểu. Foxconn có thể là đối tác lắp ráp toàn bộ iPhone cho Apple, nhưng công ty cũng đồng thời lắp ráp các thiết bị cho Samsung và nhiều công ty công nghệ khác.
Cho tới hiện tại, các quan chức của Sharp cũng từ chối đưa ra ý kiến về vấn đề trên, với lí do công ty "đang không ở vị thế thích hợp để bình luận về bất kỳ điều gì liên quan đến việc này".
Tuấn Anh(theo Wall Street Journal)
" alt=""/>Samsung bất ngờ bán hết cổ phần SharpThông tin này được ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 7,8 của Bộ TT&TT sáng 6/9.
Theo dự kiến, việc cấp phép 4G chính thức cho các doanh nghiệp viễn thông có thể được triển khai ngay trong tháng 9, đầu tháng 10. Hồi giữa tháng 7, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn từng cho biết sau khi các nhà mạng gửi báo cáo kết quả thử nghiệm 4G và phương án kinh doanh 4G dự kiến về Bộ, Bộ sẽ phải phối hợp với doanh nghiệp đánh giá rất nhiều yếu tố như chất lượng thực tế, mức độ can nhiễu.... Sau đó, Bộ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp, trên tinh thần "nhà mạng làm càng nhanh, Bộ sẽ cấp phép càng sớm, miễn là đảm bảo thị trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp".
Tại Hội nghị Giao ban sáng nay, người đứng đầu ngành TT&TT một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm này.
"Cục Viễn thông cần tập trung triển khai sớm việc cấp phép, cố gắng trong tháng 9 này cấp phép được", Bộ trưởng chỉ đạo. Đồng thời, ông cũng chỉ đạo Cục Tần số vô tuyến điện chuẩn bị phương án cấp phép băng tần 2600 MHz cho 4G.
Tính đến thời điểm này, ba nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều cơ bản đã thử nghiệm xong việc cung cấp dịch vụ 4G tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhiều người dân đã được đổi SIM 4G để sử dụng thử dịch vụ với các gói cước cụ thể.
Tăng tốc thu hồi SIM đã đăng ký sẵn thông tin
Trong Báo cáo công tác của Bộ TT&TT tháng 7,8, bên cạnh triển khai cung cấp dịch vụ 4G thì một nhiệm vụ trọng tâm khác cần thực hiện trong tháng 9 thuộc lĩnh vực viễn thông là tăng trưởng quản lý thuê bao di động trả trước. Ngày 25/7, Bộ đã gửi công văn yêu cầu các nhà mạng lớn phải tiến hành rà soát, thu hồi toàn bộ SIM đã đăng ký sẵn thông tin thuê bao. Dự kiến đến ngày 1/1/2017 sẽ phải thu hồi xong toàn bộ số SIM này đang lưu hành trên thị trường.
Yêu cầu này nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp về quản lý thuê bao di động trả trước hồi đầu tháng 7. Công văn này cũng yêu cầu các nhà mạng phải thực hiện việc đăng ký chính xác thông tin thuê bao mạng 4G cả khi thử nghiệm lẫn triển khai thương mại; Rà soát, xác minh, cập nhật nâng cao tính chính xác thông tin thuê bao di động trả trước đang hoạt động của mình (qua tin nhắn và các hình thức phù hợp khác), sau một thời gian sẽ tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao có thông tin thuê bao không chính xác hoặc không đầy đủ.
Thời hạn để các doanh nghiệp xây dựng phương án thực hiện, kế hoạch triển khai các nội dung trên và báo cáo về Bộ TT&TT là trước ngày 31/8/2016. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Trung, hiện Cục Viễn thông chỉ mới nhận được báo cáo của MobiFone. VNPT và Viettel được đề nghị phải nhanh chóng hoàn thiện và gửi báo cáo phương án triển khai về Cục để Bộ sớm báo cáo lại Chính phủ.
Sốt ruột với tiến độ này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu các đơn vị quản lý, các doanh nghiệp viễn thông phải tăng cường quản lý thuê bao, số lượng SIM lưu hành, đặc biệt là SIM rác, tin nhắn rác. "Tin rác, tin khuyến mại vẫn còn rất nhiều. Từ sáng đến giờ tôi cũng nhận được gần chục tin quảng cáo rồi. Ngay cả tổng đài 456 tiếp nhận phản hồi của người dân về tin nhắn rác cũng hoạt động chưa tốt. Nhiều người gửi phản hồi đến Tổng đài không được lại phàn nàn với tôi. Đề nghị các đơn vị nhanh chóng kiểm tra", Bộ trưởng bức xúc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết Tập đoàn sẽ trình phương án với Bộ trong tuần này, song mong muốn sẽ có hướng dẫn cụ thể từ Cục Viễn thông để kịp tiến hành thu hồi SIM ngay trong tháng 10. "Hiện ước tính Viettel còn tồn gần 10 triệu SIM trên vòng lưu chuyển. Nếu không làm ngay từ tháng 10 thì sẽ khó kịp thu hồi xong hết trước ngày 1/1/2017", ông Sơn nói.
Theo Biên bản ghi nhớ ký ngày 5/9, Microsoft và Đại học Khánh Hòa sẽ cùng phối hợp để triển khai và nâng cấp các lĩnh vực trọng tâm về CNTT.
Cụ thể, hợp tác giữa hai bên bao gồm tổ chức hội thảo chuyên đề hàng năm về sản phẩm và dịch vụ công nghệ của Microsoft; cử sinh viên tham gia cuộc thi Imagine Cup Competition; hướng dẫn sinh viên ứng dụng Visual Studio, Azure và các công nghệ khác của Microsoft để thực hiện các dự án phần mềm; đóng góp ứng viên cho chương trình Microsoft Student Partner và thực hiện ứng dụng công nghệ Microsoft.
" alt=""/>Microsoft giúp Đại học Khánh Hoà ứng dụng công nghệ mới nhất vào đào tạo