Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bình Thuận vừa đột nhập vào căn biệt thự nghỉ dưỡng tại TP Phan Thiết bắt quả tang 29 đối tượng đang sử dụng ma túy tập thể, chủ yếu là thuốc lắc và ketamin. Đáng lưu ý, trong số này có một thai phụ ngoài 20 tuổi và sắp đến ngày sinh nở.
BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết, việc bà bầu dùng ma túy là hành vi vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
![]() |
Thai phụ cùng 29 người khác bị bắt quả tang khi đang dùng thuốc lắc và ketamin trong một biệt tự tại Bình Thuận |
“Ma túy tổng hợp, ma túy thế hệ mới có độ độc gấp hàng trăm lần ma túy truyền thống, tác động rất mạnh đến hệ thống thần kinh gây phê, ảo giác... nên ảnh hưởng đầu tiên đến cả mẹ và thai nhi là ảnh hưởng thần kinh”, BS Dung phân tích.
Với thai phụ, dùng ma túy có thể gây nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, vỡ động mạch chủ, co giật, tử vong. Ngoài ra ma túy sẽ khiến cơ thể bị kích thích, gây rối loạn mạch máu, co mạch khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy, không phát triển bình thường, dễ dị tật.
Theo BS Dung, ở từng giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng ma túy sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Nếu ở giai đoạn sớm có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thiện các cơ quan, bộ phận, dễ sảy thai, thai chết lưu, ở giai đoạn cuối có thể sinh non, nhẹ cân, trẻ đẻ ra kém phát triển hoặc bị rối loạn chức năng thần kinh, sa sút trí tuệ, giảm khả năng học tập.
“Với người bình thường, phê lắc ma túy đã có thể tử vong do truỵ tim mạch thì với thai phụ còn nguy hiểm hơn nhiều”, BS Dung khuyến cáo.
Hiện nay, ma túy tổng hợp có sức hút đặc biệt với giới trẻ do “phê” và “bay” hơn với nhiều dạng khác nhau như ma túy "đá", thuốc "lắc", cỏ khát, “trà trữa”, bùa lưỡi...
Loại ma túy này tác động rất mạnh tới thần kinh, nếu dùng thường xuyên dễ dẫn tới các bệnh tâm thần.
Ma tuý tổng hợp dễ dàng phá huỷ cơ thể. Người sử dụng dễ dàng bị sốc, suy hô hấp, truỵ tim mạch, hệ thần kinh... Nếu không được cấp cứu kịp thời, người dùng rất dễ tử vong.
Trong đó thuốc lắc (MDMA, thuộc nhóm Amphetamin) là một trong những loại ma túy tổng hợp độc hại nhất, được chế xuất từ nhiều hoá chất khác nhau gồm cả dạng viên và dạng bột.
Sau khi dùng thuốc “lắc”, người dùng bị suy giảm về nhận thức chung ở vỏ não và giải phóng hoạt động bản năng dưới vỏ não gây rối loạn tâm thần, ảo giác và hoang tưởng khi dùng liều cao.
Loại ma túy này cũng gây rối loạn giấc ngủ và đặc biệt làm suy giảm trí nhớ. Dùng thường xuyên trong thời gian dài có thể ngộ độc thần kinh, tổn thương não và gan.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết thêm, trong vài năm trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện do ngộ độc ma túy thế hệ mới, trong đó phổ biến nhất là ngộ độc ma túy đá và thuốc lắc, thuộc nhóm Amphetamin.
Đây cũng là 2 chất mạnh nhất trong nhóm Amphetamin, đánh mạnh vào thần kinh, tim mạch gây tăng huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt mạch các vị trí, nhồi máu cơ tim, xuất huyết các vị trí tim, não... Bệnh nhân thường vào viện trong tình trạng kích thích, vật vã, co giật, hôn mê với hàng loạt biến chúng lên cơ, tim, thận, não, rất dễ tử vong.
Thúy Hạnh
Thay vì mua từng quả bóng cười, nam sinh Hà Nội tự mua bình khí N2O về nhà sang chiết, hít dần.
" alt=""/>Bà bầu sắp đẻ bay lắc ma túy tập thể, phớt lờ nguy hiểm cho thai nhiTại Hà Nội, người dân khi đi, đến (check in, check out) những địa điểm công cộng như chợ, siêu thị, nhà hàng, công viên, bến xe, bến tàu, bệnh viện… phải quét mã QR để ghi nhận nhằm khai báo y tế. Đây là cách lưu lại “mốc dịch tễ” của người dân để phục vụ trong công tác truy vết người có khả năng nghi nhiễm Covid-19. Giải pháp này được thực hiện đồng thời với việc ghi nhận tiếp xúc gần bằng ứng dụng Bluezone trên smartphone.
Với Bắc Ninh, UBND tỉnh này đã chỉ đạo Sở TT&TT tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tỉnh cài đặt, sử dụng và khai báo y tế trên các ứng dụng NCOVI, Bluezone hoặc website tokhaiyte.vn.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay, diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh rất phức tạp. Để theo dõi toàn diện, tổng thể diễn biến tình hình dịch bệnh và công khai cho toàn dân biết, tỉnh đã chỉ đạo Sở TT&TT xây dựng hệ thống bản đồ số CovidMaps. Sở TT&TT Lạng Sơn đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống bảo đồ số với đầy đủ số liệu cập nhật theo thời gian thực của Sở Y tế Lạng Sơn.
Sử dụng công nghệ bắt buộc để chống dịch
Các nền tảng, giải pháp công nghệ đang hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và người dân chuyển hoạt động lên môi trường mạng đã phát huy tác dụng trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát như hiện nay.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua chúng ta có nhiều giải pháp, ứng dụng CNTT phục vụ phòng, chống dịch nhưng thiếu sự kết nối, chia sẻ dữ liệu. Công nghệ kết nối, đồng bộ chưa tốt và nhiều công cụ khi triển khai trong thực tế chưa tạo thuận lợi cho người dân sử dụng. Trong khi đó, quan trọng nhất đối với các giải pháp, ứng dụng CNTT này khi triển khai đều phải được sử dụng thường xuyên, được cập nhật dữ liệu, có kết nối chia sẻ.
Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã qua 4 lần bùng phát dịch, lần sau to hơn lần trước, cần có những cách tiếp cận mới theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là chủ động hơn, chuyển từ phòng ngự sang tấn công nhiều hơn, công nghệ nhiều hơn, xét nghiệm chủ động và nhanh hơn, vacxin thần tốc hơn.
Nếu như trước đây, chúng ta vẫn khuyến cáo, vận động người dân cài đặt các ứng dụng NCOVI, Bluezone, quét mã QR để lưu lại “mốc dịch tễ”… để để phòng chống Covid. Nhưng với mức độ lây lan của dịch bệnh covid hiện nay thì một số công nghệ chủ chốt phải bắt buộc sử dụng để chặn sự lây lan của dịch bệnh và hỗ trợ truy vết.
Sau khi người dân khai báo, cập nhật thông tin trên các ứng dụng này thì dữ liệu phải được xử lý tập trung và liên thông giữa các ứng dụng. Khi nguồn dữ liệu được thu thập càng nhiều thì việc truy vết càng nhanh và chính xác, giúp phát hiện sớm các nguy cơ để không phải cách ly diện rộng.
Bên cạnh đó, phần mềm viết dưới dạng nền tảng để 63 tỉnh có thể dùng chung, 700 huyện có thể dùng chung, hàng chục ngàn các xã, các tổ dân phố có thể dùng chung, dễ sử dụng để nhân viên nhân viên truy vết ở các địa phương có thể dùng.
Thực tế, một số người dân có thể lo lắng về dữ liệu cá nhân của mình được bảo vệ như thế nào để tránh các rủi ro. Vì vậy, dữ liệu cá nhân sau một tháng lưu trữ có thể được xoá để người dân yên tâm khai báo thông tin.
Nhiều giải pháp công nghệ cho phòng, chống Covid
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch, Bộ TT&TT đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng”. Theo đó, để chống dịch bằng công nghệ, các địa phương cần thực hiện kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. Các giải pháp này bao gồm việc triển khai cài đặt. Đây là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp. Các smartphone được cài đặt ứng dụng này có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao lâu, từ đó phục vụ việc truy vết ca nhiễm và các ca nghi nhiễm có tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19. Theo các chuyên gia, các giải pháp công nghệ như ứng dụng Bluezone chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu được hơn 60% dân số sử dụng.
Bên cạnh đó, ứng dụng NCOVI (hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện do Bộ TT&TT, Bộ Y tế phối hợp cùng VNPT và các doanh nghiệp viễn thông trong nước xây dựng và phát triển với mục tiêu cho phép người dân khai báo thông tin y tế đồng thời tiếp cận được các thông tin nhanh chóng về dịch bệnh Covid – 19. Ứng dụng sẽ là cây cầu nối giữa người dân và các cơ quan y tế nhằm kiểm soát tốt hơn và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Người dân sử dụng ứng dụng NCOVI để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Ngoài 2 ứng dụng trên, ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh VietNam Health Declaration. Theo yêu cầu của Việt Nam, tất cả các hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện khai báo y tế qua ứng dụng này. Việc khai báo y tế cho người nhập cảnh qua ứng dụng này là bắt buộc. Các thông tin khai báo sẽ giúp cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thời gian gần đây, Việt Nam đang sử dụng thêm một giải pháp khác là check in để lưu lại mốc dịch tễ bằng mã QR. Với biện pháp này, người dân cần quét mã QR để check in mỗi khi đến các địa điểm công cộng. Trong trường hợp một người được xác định dương tính với Covid-19, các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào lịch sử quét mã QR của người đó để lọc ra các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát bệnh.
Hiện Việt Nam đã xây dựng thêm bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 (CovidMaps). Bản đồ cung cấp thông tin dịch tễ Covid-19 giúp người dân không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch. Người dân có thể xem những điểm cách ly tập trung, các vùng cách ly y tế và chốt kiểm soát dịch bệnh hiển thị trên bản đồ theo thời gian thực.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 cũng đã yêu cầu các khu cách ly tập trung phải có camera đủ để giám sát người được cách ly thực hiện những biện pháp phòng chống dịch Covid-19; các camera này phải hoạt động liên tục, kết nối với hệ thống giám sát do Bộ TT&TT chỉ định. Đây là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo các quy định về cách ly tập trung và quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 được thực hiện nghiêm túc.
Hiện Việt Nam cũng đã có phần mềm thu thập số liệu xét nghiệm, kết hợp với phần mềm thu thập số liệu người đến bệnh viện. Từ hai dữ liệu này có thể phát hiện ra bệnh viện có bệnh nhân F0 đến khám.
Mới đây, Bộ TT&TT vừa đề xuất áp dụng vòng đeo tay chuyên dụng nhằm hỗ trợ giám sát người cách ly tập trung và sau cách ly. Vòng đeo tay được phát triển hoàn toàn bởi doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng công nghệ GPS để ghi nhận địa điểm, pin có thời gian 30 ngày, có thể gửi cảnh báo nếu phát hiện phá hoại hoặc ra khỏi vùng cách ly.
Trên đây là những giải pháp công nghệ để hỗ trợ cho Chính phủ và các địa phương phòng chống dịch Covid. Nếu những ứng dụng này được đông đảo người dân sử dụng sẽ tạo ra lá chắn mạnh mẽ chống đại dịch hiệu quả.
Nguyễn Thái
Bên cạnh việc triển khai diện rộng ứng dụng Bluezone, gần đây đã có thêm những giải pháp công nghệ mới được các địa phương đưa vào cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Bắt buộc dùng công nghệ để chủ động tấn công dịchMục tiêu của thỏa thuận hợp tác là Cục Tin học hóa và các nền tảng sẽ cùng triển khai “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chuyển đổi số”.
Điều này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trải nghiệm, sử dụng nền tảng chuyển đổi số do doanh nghiệp tham gia phát triển.
Hoạt động này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh và các giá trị mới cho doanh nghiệp.
Theo nội dung thỏa thuận, Cục Tin học hóa chịu trách nhiệm đánh giá và công bố, khuyến nghị các doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số mà các doanh nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp.
![]() |
Các nền tảng ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số với đại diện Bộ TT&TT. |
Bộ TT&TT sẽ quảng bá các nền tảng số đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ hội thảo, hội nghị, báo chí, phát thanh, truyền hình và trên các kênh truyền thông khác.
Ngoài ra, Cục Tin học hóa sẽ đóng vai trò là cơ quan nhà nước chính thức cung cấp thông tin về nền tảng số của các doanh nghiệp này đến cộng đồng các doanh nghiệp SMEs biết và sử dụng.
Đổi lại, các nền tảng số tham gia chương trình sẽ phải cam kết đạt chỉ số “SMEs sử dụng dịch vụ” của mình qua từng quý phù hợp với loại hình hoạt động của nền tảng và điều kiện thực tế.
Các nền tảng đã cam kết sẽ bố trí nguồn lực và tham gia và phối hợp chặt chẽ với Cục Tin học hóa trong triển khai thực hiện chương trình Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs.
![]() |
Tại buổi ký kết, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng đã cam kết sẽ hỗ trợ Bộ TT&TT nhằm triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số. |
Ngoài ra, những đơn vị này còn phải cung cấp đầy đủ thông tin về nền tảng số và nguồn lực, điều kiện cần thiết để Cục Tin học hoá đánh giá và công bố, khuyến nghị sử dụng. Các nền tảng cũng phải hỗ trợ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng nền tảng số cho các doanh nghiệp SMEs tham gia Chương trình.
Các nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số sẽ phải cử cán bộ kỹ thuật, nhân sự và điều kiện cần thiết thường trực 24/7 để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp SMEs tham gia Chương trình trong việc sử dụng Nền tảng số.
Tại buổi ký kết, đại diện các nền tảng mới đều cam kết sẽ hỗ trợ tối thiểu 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số từ nay đến hết năm 2021.
Các đơn vị này cũng cam kết sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các chương trình đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, sử dụng nền tảng số do Cục Tin học hoá tổ chức trực tiếp tại các tỉnh, thành phố hoặc theo hình thức trực tuyến trên mạng.
Trọng Đạt
Đối thoại phát triển địa phương 2021 thảo luận cơ hội phát triển của các địa phương trong trạng thái “bình thường mới”, sáng kiến nâng cao hiệu quả quản trị thực thi chính sách trong môi trường chuyển đổi số và khai thác tiềm năng tăng trưởng xanh.
" alt=""/>Bộ TT&TT công bố 3 nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ