Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa lập danh sách dự kiến gồm hiệu trưởng,ếnhọctậpkinhnghiệmởnướcngoàicủaphòngGDhuyệnbấtngờhuỷâm nay bao nhiêu cán bộ phòng giáo dục và lãnh đạo huyện đi nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với kinh phí tự túc tại 2 nước Singapore và Malaysia.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê
Một hiệu trưởng tiểu học trên địa bàn huyện Hương Khê cho biết “Thời gian đi là 6 ngày tại 2 nước Singapore và Malaysia. Về địa điểm để học tập, trao đổi kinh nghiệm là nhờ một công ty lữ hành giới thiệu cho”.
Theo đó, thời gian dự kiến của chuyến đi sẽ kéo dài từ ngày 24/7 đến ngày 5/8 (7 ngày 6 đêm). Lịch trình do hiệu trưởng các trường lựa chọn và thống nhất. Kinh phí do các cá nhân tự đóng góp. Thời hạn chốt danh sách là ngày 10/6.
Tuy nhiên sáng nay, Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê đã quyết định hủy chuyến đi này.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Khê, cho biết “Ở huyện có 62 trường, nhưng có tới 58 trường do tôi quản lý. Các hiệu trưởng có đề xuất nguyện vọng đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm bằng kinh phí tự túc, không dùng ngân sách Nhà nước. Đã có 31 người đăng ký đi”, ông Hùng nói. "Tuy nhiên, vì có dư luận không hay nên Phòng đã quyết định hủy chuyến đi này".
Được biết trong danh sách dự kiến trước đó có nhiều hiệu trưởng, cán bộ phòng giáo dục, lãnh đạo huyện Hương Khê. Trong số này có tên ông Hoàng Công Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Lý cho biết sắp về hưu và không hề hay biết đến chuyến đi này.
Còn theo ông Hùng thì “Tôi đã gửi thông báo tới các trường, trong đó có mời ông Hoàng Công Lý. Tuy nhiên, ông Lý đã tự gạch tên ra khỏi danh sách".
Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho biết lãnh đạo huyện Hương Khê chịu trách nhiệm quản lý hoạt động này.
Thiện Lương
Vợ Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đi nước ngoài sai quy định
- Thanh tra TP.HCM đề nghị UBND giao Giám đốc Sở GD-ĐT - ông Lê Hồng Sơn - tổ chức kiểm điểm nghiêm túc vì sai sót trong việc cử cán bộ đi nước ngoài sai quy định. Trong số này có vợ ông Sơn là bà Nguyễn Thị Yến Trinh.
Dự án Khu Đoàn Ngoại giao nằm ở phía Tây Hồ Tây thuộc địa bàn phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội do Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô 62,8ha nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu Đoàn ngoại giao cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu ở cho người nước ngoài tại Hà Nội…
Dự án nổi tiếng là khu đô thị có mật độ xây dựng thấp, 30-33%, còn lại 70% là khu công viên cây xanh, hồ điều hòa, công trình công cộng…
Sau 7 năm, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp tục ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao. Tại quyết định này, 4 ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ.
Bảng điều chỉnh chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc Khu Đoàn Ngoại giao. Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu.
Các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ.
Ô đất ký hiệu CC2 có diện tích khoảng 9.549m2 trước đây được phê duyệt có chức năng công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%.
Hình minh họa công trình công cộng dịch vụ CC2, nay được điều chỉnh với mật độ xây dựng tăng lên 40%.
Ô đất CC3-4, trước đó có chức năng đất công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%, tầng cao trung bình là 5 tầng.
Ô đất CC3-4 được được chuyển đổi sang mục đích sử dụng là đất công cộng đô thị (công cộng, dịch vụ thương mại văn phòng), nâng mật độ xây dựng lên 35% với tầng cao công trình là 15 tầng + 3 tầng hầm (Hình minh họa công trình).
Ô đất CC5 được quy hoạch là đất công cộng, dịch vụ, thương mại với mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình là 7 tầng.
Ô đất CC5 được điều chỉnh thành lô đất có ký hiệu HH1, chức năng là đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, nhà ở) với mật độ xây dựng nâng lên 41%, tầng cao công trình 27 tầng + 3 tầng hầm với dân số khoảng 1.505 người.
Ô đất ĐMKT1 có chức năng đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế điện) không xác định tầng cao mật độ.
Nay điều chỉnh thành đất công cộng với mật độ 40%, tầng cao trung bình 12 tầng+ 2 tầng hầm (Hình minh họa công trình Bệnh viện U bướu Việt Nam – Nhật Bản đã được khởi công tháng 3/2017).
Cả Khu Đoàn Ngoại giao hiện có khoảng 11 tòa nhà đã đi vào bàn giao với số lượng gần 3.000 cư dân đã về sinh sống.
Nhiều tòa nhà tiếp tục được xây dựng tại KĐT.
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô. (sáng 8/10).
Hồng Khanh
Hà Nội: Cử tri đề nghị phải công khai lấy ý kiến khi duyệt cao ốc
Lo ngại trước tình trạng quá tải về hạ tầng xã hội, giao thông, ngoài việc đề nghị dừng cấp phép cao ốc ở các quận nội đô, cử tri Hà Nội đề nghị thành phố xem xét việc cấp phép xây chung cư ở các ngõ
"> Khu Đoàn Ngoại giao: Cận cảnh những ô đất điều chỉnh quy hoạch