Bộ Công an yêu cầu Hà Tĩnh cung cấp hồ sơ, tài liệu dự án
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an mới đây có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn BMC Hà Tĩnh.
Ngày 9/10, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo đúng yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Sở Kế hoạch và Đầu tư được ủy quyền trả lời bằng văn bản cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/10.
Dự án BMC Plaza tại thành phố Hà Tĩnh (Ảnh: Dương Nguyên).
Cùng với đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp kịp thời với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực hiện yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp.
3 dự án, 3 số phận
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, hơn 2 thập kỷ qua, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC (gọi tắt Công ty BMC) liên quan đến 3 dự án tại Hà Tĩnh, gồm: Trung tâm thương mại, khách sạn BMC Hà Tĩnh (BMC Plaza), Nhà máy bia Toàn Cầu và Trung tâm thương mại, khách sạn villa BMC - Việt Trung (Villa BMC).
Dự án BMC Plaza có tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng, tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất thành phố Hà Tĩnh ở số 2, phố Phan Đình Phùng, được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2002.
Sau 7 năm xây dựng, đến tháng 11/2009, dự án do Công ty BMC làm chủ đầu tư đã chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động. Công trình có quy mô gồm tòa nhà 16 tầng và 1 tầng hầm, tổng diện tích đất xây dựng 3.000m2, đất khuôn viên 15.000m2. Công trình tổ hợp này đang duy trì hoạt động.
Sau dự án trên, ông Nguyễn Văn Ngọc, Tổng giám đốc Công ty BMC đứng ra thành lập Công ty cổ phần Hợp tác đầu tư Việt Trung (Công ty Việt Trung) nhằm đề xuất thực hiện dự án Nhà máy bia Toàn Cầu.
Tháng 3/2004, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý cho Công ty Việt Trung thuê khu đất rộng gần 3ha trong vòng 50 năm để xây dựng nhà máy bia Toàn Cầu.
Khu đất được giao triển khai dự án có vị trí đắc địa, cạnh quốc lộ 1A, phía bắc cầu Phủ, thuộc phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh.
Theo cam kết của chủ đầu tư, sau 18 tháng kể từ ngày có quyết định thuê đất, nhà máy bia Toàn Cầu sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn phát triển, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho khoảng 250-300 lao động. Hàng năm, nhà máy dự kiến đóng góp cho ngân sách địa phương 150-200 tỷ đồng.
Sau nhiều năm, phần lớn các hạng mục như hạ tầng kỹ thuật, nhà kho xưởng chiết xuất đã gần hoàn thiện, một số máy móc thiết bị đã được nhập khẩu từ Đức về nhưng dự án bất ngờ dừng lại.
Dự án Villa BMC được triển khai tại khu đất đắc địa ở phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh (Ảnh: Dương Nguyên).
Đến năm 2017, Hà Tĩnh đã đồng ý cho Công ty Việt Trung chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất đối với khu đất của nhà máy bia bỏ hoang để thực hiện Dự án Villa BMC với tổng mức đầu tư dự kiến 1.230 tỷ đồng.
Để thực hiện dự án này, tỉnh Hà Tĩnh còn cho chủ đầu tư thuê thêm khu đất rộng hơn 1ha bên cạnh để làm bến thuyền, công viên cây xanh.
Dự án Villa BMC có quy mô đầu tư gồm các hạng mục trung tâm thương mại - khách sạn 5 sao 25 tầng, 2 khu nhà ở liền kề có chiều ngang 5m và 7m, các nhà biệt thự, nhà cộng đồng, sân tennis, bể bơi, bến tàu du lịch... Dự án thực hiện từ tháng 12/2017, đến tháng 5/2020 sẽ hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Mục tiêu của dự án là kinh doanh, bán bất động sản phục vụ nhu cầu của người dân; từng bước thực hiện đồng bộ việc đầu tư, phù hợp với chiến lược phát triển của thành phố Hà Tĩnh; góp phần xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt mục tiêu đô thị loại II vào năm 2018.
Dự án này sau đó bị chậm tiến độ. Đến ngày 4/2/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định điều chỉnh, gia hạn thời gian phải hoàn thiện toàn bộ các hạng mục vào tháng 11/2022.
Dự án Villa BMC chậm tiến độ khiến khu "đất vàng" bỏ hoang (Ảnh: Dương Nguyên).
Đến nay, chủ đầu tư mới hoàn thiện hạng mục công viên cây xanh và bến thuyền du lịch. Nhiều hạng mục lớn như trung tâm thương mại - khách sạn cao 25 tầng, các khu nhà ở liền kề, biệt thự... đang nằm "trên giấy".
Ghi nhận cho thấy khu đất rộng lớn bỏ hoang, cánh cổng mặt tiền vào dự án bị khóa. Phía bên trong, một số vị trí đã đóng cọc nhồi rồi để không, khuôn viên cây cỏ dại mọc um tùm, trở thành nơi chăn thả bò.
Những năm trước, chủ đầu tư còn cho triển khai xây dựng công trình nằm ngoài các hạng mục được phê duyệt là dãy ki ốt để cho thuê kinh doanh. Ngành chức năng từng lập biên bản đình chỉ, xử phạt.
Theo lãnh đạo UBND phường Đại Nài, dự án Villa BMC chậm triển khai đã gây lãng phí tài nguyên. Cử tri, chính quyền địa phương từng nhiều lần kiến nghị cấp trên thúc đẩy chủ đầu tư sớm khởi công, hoàn thiện các hạng mục để bộ mặt đô thị được khang trang, sạch đẹp, song dự án vẫn "bất động".
" alt=""/>3 dự án liên quan đến Công ty BMC triển khai ở Hà Tĩnh giờ ra sao?Xác UAV Gerbera (Ảnh: Tình báo quân sự Ukraine).
Trong nhiều tháng chiến sự với Ukraine, Nga liên tục thực hiện các cuộc tấn công tên lửa và UAV quy mô lớn vào mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng chủ chốt của đối thủ.
Hệ thống phòng không Ukraine gần như hoạt động hết tốc lực để chống đỡ các đợt không kích tần suất dày đặc. Tuy nhiên, theo Forbes, sự xuất hiện của UAV giá rẻ Gerbera đang tạo ra một thách thức khổng lồ mới cho những tổ hợp phòng thủ của Ukraine.
Gerbera là phiên bản rẻ hơn và có uy lực không mạnh bằng UAV Geran (Ukraine và phương Tây nghi là Shahed của Iran). Tuy nhiên, giá của Gerbera rẻ chỉ bằng 1/10 so với Geran vì dùng vật liệu đơn giản như ván ép, đồng thời có thể làm nhiệm vụ trinh sát, và tấn công tự sát bằng thuốc nổ.
Giá cả phải chăng và tính đơn giản của Gerbera khiến nó trở thành mồi nhử hiệu quả trong các cuộc không kích, có nhiệm vụ làm cạn kiệt tên lửa phòng thủ đối phương. Hơn nữa, khi phòng không Ukraine cố gắng làm vô hiệu hóa Gerbera, UAV này có thể cung cấp thông tin về cho Nga liên quan tới các tổ hợp này để Moscow thực hiện các vụ tấn công kế tiếp.
Mùa hè năm ngoái, quân đội Nga đã bắt đầu triển khai Gerbera, có hình dạng tương tự nhưng nhỏ hơn một chút so với Geran. Nga tăng cường sử dụng UAV này với số lượng lớn trong thời gian qua.
Kể từ giữa tháng 7, Nga quyết định sử dụng Gerbera phối hợp với Geran trong các đợt không kích chiến lược vào Ukraine. Vì giá thành Gerbera rất rẻ nên chúng làm tăng đáng kể quy mô tấn công của Nga.
Ukraine đã nỗ lực đáp trả bằng hệ thống phòng thủ phối hợp, triển khai loạt tổ hợp Gepard của Đức, Patriot của Mỹ, kết hợp cùng tác chiến điện tử và bắn hạ trực tiếp bằng súng.
Tuy nhiên, giá trị thực sự của Gerbera nằm ở khả năng tấn công mồi nhử của UAV này. Nó có nhiệm vụ làm quá tải hệ thống phòng không động học của Ukraine bằng cách ồ ạt lao xuống như bầy đàn.
Các tổ hợp phòng thủ của Ukraine chỉ có thể đánh chặn được một số lượng giới hạn mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và có thể phải chấp nhận bắn ra những quả tên lửa đánh chặn đắt đỏ gấp nhiều lần.
Bằng cách tăng số lượng vũ khí tấn công, Nga buộc Ukraine phải tăng tốc xử lý mục tiêu, cũng như phải xem xét kỹ lưỡng để không bị lọt hỏa lực của Moscow.
Thông tin từ hiện trường cho thấy rằng Nga thường bắn Gerbera trong đợt tấn công đầu tiên để tìm kiếm hệ thống phòng không Ukraine, rồi sau đó bắn Geran để tăng hiệu quả đánh trúng mục tiêu.
Khi tổ hợp phòng không Ukraine đánh chặn Gerbera, UAV này sẽ truyền thông tin về vị trí của hệ thống nói trên về lại cho Nga để Moscow có dữ liệu thời gian thực hỗ trợ việc ra quyết định tấn công.
Gerbera tiếp tục gây sức ép lên các nguồn lực phòng không vốn đã hạn chế của Ukraine. Chi phí thấp và tính đơn giản của nó cho phép Nga sản xuất những máy bay không người lái này với số lượng lớn, tiếp tục gây ra áp lực không nhỏ cho Ukraine.
Lợi ích của Gerbera không chỉ giới hạn ở các cuộc không kích chiến lược, mà còn mang lại lợi thế cho lực lượng mặt đất của Nga.
Bằng cách làm cạn kiệt các nguồn lực phòng không của Ukraine, Nga có khả năng triển khai thường xuyên hơn không quân, mang lại lợi thế đáng kể trên chiến trường.
Ngoài ra, công nghệ tác chiến điện tử của Ukraine, được tích hợp rộng rãi vào các hoạt động của họ, thường được sử dụng để gây nhiễu thông tin liên lạc của Nga. Bằng cách thăm dò công nghệ này, quân đội Nga có thể khám phá ra cách duy trì liên lạc bất chấp việc Ukraine gây nhiễu chủ động.
Theo Forbes, UAV Gerbera giúp Nga thực thi chiến lược tấn công tiêu hao nhờ sự đơn giản và số lượng lớn. Bất chấp những hạn chế về công nghệ, UAV này giúp Nga bào mòn tiềm lực của Ukraine.
Theo Forbes" alt=""/>Nga gây cơn ác mộng mới với lá chắn phòng không UkraineCục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 thì việc: "Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư" là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư".
Tuy nhiên, theo Cục này, hiện nay pháp luật về giống vật nuôi không có quy định chó, mèo là gia súc, gia cầm. Do đó, việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định nêu trên.
Tại mỗi nhà chung cư thì các chủ sở hữu, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua để bảo đảm việc sử dụng nhà chung cư an toàn, văn minh.
Nhiều ý kiến trái chiều về việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư (Ảnh Bạch Dương)
Thực tế, có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định "cởi mở" hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình. Tuy nhiên, việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư, được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.
Và điều này được thảo luận, thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư, cũng như được thể hiện rõ ràng tại Nội quy nhà chung cư do Ban quản trị nhà chung cư ban hành.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm e, Điểm d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư; để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng với mỗi hành vi.
Đánh giá về việc này nhiều người yêu cầu phải quản lý chặt. Bởi vì chung cư có nhiều không gian sinh hoạt chung như: Sân chơi, cầu thang, thang máy, hành lang... thế nên nhà làm luật đã đề ra quy định cấm nuôi gia súc, gia cầm để tránh gây mất trật tự cũng như đảm bảo sự an toàn và vệ sinh chung cho người dân. Dù quy định cấm nuôi gia súc ở chung cư còn có sự bất hợp lý và có ý kiến khác nhau nhưng đây là quy định pháp luật hiện hành nên mọi người buộc phải tuân thủ, chấp hành và thực hiện.
" alt=""/>Chó, mèo có được nuôi trong chung cư?