Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT về việc báo cáo nội dung liên quan đến các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức.Theo đó, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến việc thời gian vừa qua, một số cơ quan báo chí (trong đó có Báo VietNamNet) phản ánh về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý viên chức, Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở phản ánh của báo chí, xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ đối với đội ngũ viên chức. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu nêu rõ những loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT báo cáo cụ thể về nội dung tương tự nêu trên đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở công lập các cấp.
Bộ GD-ĐT đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua về vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ đề xuất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3 này.
>>> Xem văn bản Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về các loại chứng chỉ với viên chức TẠI ĐÂY.
Có giảm được 'gánh nặng' chứng chỉ cho giáo viên?
Như VietNamNet phản ảnh, thời gian vừa qua, giáo viên và viên chức nhiều ngành nghề khác nêu lên hàng loạt bất cập trong việc học, thi các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Trong đó, việc yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để giữ hạng hay thăng hạng với giáo viên, nhưng hướng dẫn chưa cụ thể đã gây ra tình trạng ở một số địa phương, giáo viên đang ồ ạt đi học chứng chỉ với tâm lý đối phó, gây tốn kém, lãng phí và bức xúc.
Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng phụ trách (Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT) khẳng định đây là yêu cầu theo quy định của Luật Viên chức. Do đó, muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng mở rộng quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tư Long (Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ) cho rằng, không nên có suy nghĩ “cứ chứng chỉ là không tốt”. Nếu chứng chỉ phục vụ cho đúng yêu cầu của quản lý nhà nước, đáp ứng đúng yêu cầu của đội ngũ viên chức xuất phát từ việc nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của họ thì “chứng chỉ không có tội tình gì cả”, không việc gì phải bỏ đi cả.
Nhưng vấn đề của các loại chứng chỉ bây giờ là đang có sự lẫn lộn, quá nhiều và nội dung trùng lắp, vì vậy mới gây những bức xúc trong đội ngũ giáo viên gần đây. Vì vậy, theo ông Long điều cần thiết bây giờ không phải là bỏ hay không bỏ một loại chứng chỉ nào đó mà cần phải rà soát lại hết tất cả những yêu cầu về điều kiện bắt buộc của từng loại chứng chỉ và đặc biệt là nội dung, chương trình của các loại chứng chỉ xem có xuất phát từ đúng yêu cầu của tiêu chuẩn, vị trí việc làm hay không để tránh lãng phí, tốn kém cho xã hội.
"Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì hơn ai hết Bộ phải rà soát lại và phải có chính kiến về việc bỏ hay không bỏ, có cần hay không cần chứng chỉ này và lý do của việc bỏ hay giữ là gì.
Vấn đề nếu bỏ đi thì cũng phải xác định rất rõ phương thức quản lý sẽ như thế nào?" - ông Long nói.
Thu Hằng - Thanh Hùng
Thứ trưởng Nội vụ chỉ lý do giáo viên khổ với chứng chỉ thăng hạng
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, những phản ánh liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có giáo viên hiện nay có vấn đề là do thiếu quy định chuyển tiếp.
" alt="Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên"/>
Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên
Chiều 23/9, Báo VietNamNet đã thay các nhà hảo tâm trao tặng 1.000 bộ đồ bảo hộ cấp 4 cho Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM và Phân hiệu phía Nam Học viện Quân Y, mỗi đơn vị 500 bộ.Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh, biến thể Delta phức tạp và nguy hiểm, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Sở Y tế TP.HCM giao điều trị cho bệnh nhi mắc Covid-19 tại bệnh viện và tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11.
|
Cán bộ phòng CTXH (phải) đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận 500 bộ đồ bảo hộ và gửi thư cảm ơn của lãnh đạo bệnh viện cho Bạn đọc Báo VietNamNet. |
Làm việc trong môi trường toàn F0, có nhiều bệnh nhân nặng khiến nguy cơ bị phơi nhiễm của nhân viên y tế là khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, những ngày qua, các y, bác sĩ vẫn luôn chiến đấu hết mình, miệt mài cống hiến để giữ từng hơi thở cho những em bé thơ, và cả những thân nhân bị dương tính với SARS-CoV-2.
Cùng với đó, Phân hiệu phía Nam Học viện Quân y cùng lực lượng tăng cường của Học viện Quân y cũng đã tham gia vào các công tác khác nhau ở tuyến đầu. Tất cả đều mang theo tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ quân y, hỗ trợ thành phố trong trấn chiến với “giặc dịch”.
Trong đại dịch, nhân viên y tế là lực lượng phải chịu nhiều áp lực nặng nề, về thời gian, về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, và thậm chí là cả tính mạng. Trong điều kiện nhiều bệnh viện thực hiện điều trị cho bệnh nhân Covid-19 theo hình thức cuốn chiếu, cứ làm, thiếu đến đâu bù đắp đến đó, việc thiếu trang thiết bị cũng khó tránh khỏi.
|
Đại diện Phân hiệu phía Nam Học viện Quân y (trái) nhận 500 bộ đồ bảo hộ cấp 4. |
Với mong muốn kết nối sức mạnh của hậu phương để làm tấm khiên vững chắc cho lực lượng tuyến đầu, Báo VietNamNet đã tổ chức chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, nhằm kêu gọi bạn đọc chung tay ủng hộ trang thiết bị, máy móc cho các bệnh viện, và đặc biệt là đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Con người hữu hình, giặc Covid-19 lại vô hình, vì vậy, chỉ có bảo hộ tốt thì mới có thể bảo toàn lực lượng.
Trong thư cảm ơn của lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 có viết: “Việc hỗ trợ các vật dụng y tế trong thời điểm này là hết sức thiết thực, ý nghĩa”.
Đồng thời, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Phân hiệu phía Nam Học viện Quân Y cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Báo VietNamNet cùng quý nhà hảo tâm đã chung tay góp sức trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.
Khánh Hòa
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. " alt="Trao 1.000 bộ đồ bảo hộ cấp 4 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid"/>
Trao 1.000 bộ đồ bảo hộ cấp 4 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid
Trước đó, Báo VietNamNet nhận được phản ánh của anh L. V. P. đang ở trọ tại tổ 77A, khu phố 7, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM, về việc chưa nhận được tiền hỗ trợ của thành phố để trang trải cuộc sống.Gia đình anh P. có 4 người, vợ chồng và 2 con nhỏ dưới 4 tuổi. Trước đây anh P. làm xây dựng, vợ anh làm thợ may thời vụ, thu nhập cả 2 vợ chồng không ổn định. Kể từ cuối tháng 5, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, vợ anh phải nghỉ việc để trông 2 con nhỏ, anh P. đi làm bữa có bữa không, đến khi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì phải nghỉ hẳn.
|
Người lao động nghèo nhận tiền hỗ trợ qua các đợt của TP.HCM |
Anh P. chia sẻ: "Tiền phòng trọ mỗi tháng đều hơn 2 triệu đồng. Chủ nhà thường dọa không trả thì cúp điện, trong khi tiền ăn uống sinh hoạt chúng tôi còn không có".
Suốt mùa dịch, gia đình anh P. được hỗ trợ 2 đợt lương thực thực phẩm, mỗi đợt 5kg gạo, 10 gói mì tôm, riêng đợt 2 có thêm 2 lốc sữa tươi và ít thịt hộp, cá hộp. Thế nhưng chẳng thể đủ cho 4 người trong thời gian gần 100 ngày nghỉ dịch.
"Chúng tôi cũng rất muốn về quê (ở Đắk Lắk) nhưng không được, mà ở đây thì khốn khổ quá",anh P. giãi bày.
Bên cạnh đó, Báo VietNamNet cũng nhận được phản ánh của người dân về việc, 6 phòng trọ tại A3, đường Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thời Nhất cũng chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lưu Minh Đạt, Chủ tịch UBND phường Tân Thới Nhất cho biết, phường đã tiến hành trao tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ cho hơn 10.000 hộ. Theo danh sách thống kê, cả phường có khoảng 11.000 người dân khó khăn cần được hỗ trợ, nhưng đó chưa phải con số cuối cùng.
"Ban đầu, thành phố quy định hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, sau này mở rộng thêm đối tượng là người dân khó khăn. Thêm vào đó, dịch bệnh kéo dài khiến những hộ trước đó từ chối vì có khả năng tự lo cũng rơi vào khó khăn và đề nghị được giúp đỡ. Vì vậy, danh sách cũ chắc chắn sẽ còn thiếu sót", ông Đạt lý giải.
Hiện tại, phường Tân Thới Nhất vẫn đang tiến hành trao tiền hỗ trợ cho người dân, người lao động ở trọ gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung danh sách những hộ mới.
Khánh Hòa
Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình “Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet”.
Chương trình hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM." alt="Gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng: 'Chắc chắn sẽ bị sót người khó khăn'"/>
Gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng: 'Chắc chắn sẽ bị sót người khó khăn'