|
Trước khi điều trị, dịch cổ trướng của bệnh nhân N.V.T xuất hiện nhiều trong ổ bụng |
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia gan mật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - người đã trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân T cũng cho hay, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ nhận định trường hợp ông T dịch đã xuất hiện nhiều trong ổ bụng, chỉ số tiểu cầu, men gan, Albumin trong máu … ở mức thấp, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
|
Sau 1 tháng điều trị, dịch trong ổ bụng của ông T. đã hết hoàn toàn |
Với kinh nghiệm nhiều năm điều trị các bệnh lý gan mật, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành phân tích rất kĩ tình trạng bệnh của ông T để nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
Chưa vội áp dụng phương pháp chọc hút dịch cổ trướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành kê thuốc đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhằm hạn chế việc hấp thụ lượng nước và nước báng trong bụng để giảm áp lực cho gan và thận, nhằm giảm bớt gánh nặng cho ổ bụng trong khi đói. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, tuần hoàn dịch trong cơ thể.
Sau một tháng điều trị bằng phương pháp hấp thu dịch, PGS. TS Thành cho biết bệnh dịch cổ trướng của ông T đã hết, chỉ số tiểu cầu tăng từ 37 lên 42 đơn vị, chỉ số Albumin trong máu tăng từ 23,8 lên đến 31,6 đơn vị, chỉ số men gan cũng tăng đáng kể,…
“Bây giờ thì tôi ăn ngủ tốt hơn, cơ thể không còn mệt mỏi như trước nữa”, ông T phấn khởi.
|
Ông V.Đ.P (Nghệ An) chỉ sau 4 lần điều trị, dịch cổ trướng đã hết hoàn toàn |
Năm 2015, Bệnh viện Thu Cúc cũng đã tiếp nhận trường hợp của ông V.Đ.P, 65 tuổi - Thành phố Vinh, Nghệ An. Ông P cũng mắc căn bệnh viêm gan B và xơ gan cổ trướng khá nguy hiểm. Ông V.Đ.P đã điều trị ở nhiều nơi nhưng thấy không hiệu quả nên đã bỏ điều trị. Đến khi bệnh nặng ông mới điều trị lại.
Ông V.Đ.P chia sẻ: “Khi đến Bệnh viện Thu Cúc tôi được chẩn đoán dịch trong ổ bụng nhiều, gan đã rất yếu nhưng sau 4 lần điều trị dịch trong ổ bụng đã hết, sức khỏe đã tốt hơn. Đến nay sau gần 1 năm sức khỏe của tôi đã ổn định hơn rất nhiều”
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chia sẻ: “Gan là một trong những bộ phận quan trọng trong bộ máy tiêu hóa và là một cơ quan không thể thiếu trong cơ thể con người. Gan đảm nhiệm khoảng 500 vai trò khác nhau trong toàn bộ hệ thống tạo nên sự sống. Chính vì thế, đây cũng là một bộ phận cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ đặc biệt để có cuộc sống khỏe mạnh.
Viêm gan B và xơ gan cổ trướng là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Để phòng tránh căn bệnh này tốt nhất nên đi khám tầm soát các bệnh lý gan mật 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần”.
Minh Tuấn
" alt=""/>Điều trị xơ gan cổ trướng bằng phương pháp hấp thu dịch
- Lần đầu tiên ở Việt Nam, bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã thực hiện thành công ghép thận đổi chéo thành công 2 trường hợp từ người cho thận sống nhưng có kháng thể chống lại người cho.Nữ bệnh nhân thứ nhất là chị Lê Thị Ánh Hồng (31 tuổi, ngụ Kiên Giang) bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo định kỳ từ tháng 4/2015.
Cách đây gần 1 năm, người cha dượng Trương Ngọc Xuân (51 tuổi) đã tình nguyện hiến thận để ghép cho Ánh Hồng.
Tuy nhiên, khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ khoa Tiết Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) nhận thấy ở nữ bệnh nhân này có kháng thể A24 chống lại kháng nguyên của người cha dượng.
|
Chị Huề (áo đỏ) và chị Hồng sau khi được ghép thận chéo thành công |
Nữ bệnh nhân thứ 2 là chị Vũ Thị Huề (32 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông) cũng bị suy thận mạn giai đoạn cuối, đang phải chạy thận nhân tạo định kỳ từ tháng 6/2014.
Gần đây, người mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Huê (58 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) đồng ý hiến thận để ghép cho con.
Tương tự trường hợp của chị Hồng, với chị Huề, khi làm xét nghiệm có kháng thể DR4 chống lại kháng nguyên của người mẹ.
Theo PGS TS Thái Minh Sâm – Trưởng khoa Tiết Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, cả 2 trường hợp này, nếu vẫn quyết định ghép thận, nguy cơ thải ghép sau mổ rất cao, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng bởi trên người nhận đều có kháng thể chống lại người cho.
Sau hơn nửa năm đắn đo suy nghĩ và hỏi ý kiến các chuyên gia ghép thận hàng đầu thế giới, các bác sĩ đã quyết định thực hiện phương pháp hoán đổi người cho thận - lấy thận của người cho cặp 1 ghép cho người nhận cặp 2 và ngược lại.
"Đây là phương pháp được nhiều trung tâm ghép thận trên thế giới lựa chọn, tuy nhiên, tại Việt Nam thì chưa từng thực hiện" – BS Sâm nói.
Bản thân các bệnh nhân và người nhà khi được bác sĩ giải thích đã đồng ý thực hiện phương pháp này.
"Ngày 11/1, hai ca phẫu thuật mổ lấy thận và ghép thận kéo dài 6 giờ đồng hồ đã kết thúc tốt đẹp. Các cặp ghép thận đều ổn định, chức năng thận diễn ra bình thường" – BS Sâm thông tin.
|
BS Sâm chúc mừng 2 nữ bệnh nhân |
Không giấu được sự sung sướng, chị Vũ Thị Huề chia sẻ: “Hiện sức khỏe của tôi đã tốt lên nhiều, cảm giác có thêm sức sống mới. Cảm ơn các bác sĩ rất nhiều, đã giúp chúng tôi như được sinh ra lần nữa”.
Chị Huề làm nghề buôn bán ở Đắk Nông, đã lập gia đình và có 2 con nhỏ (5 và 7 tuổi). Chị phát hiện mình có vấn đề về thận khi mang bầu người con thứ 2.
Khi ấy, các bác sĩ buộc phải mổ bắt con khi bé chưa được 8 tháng. Về sau, khi bệnh thận nặng dần và buộc phải chạy thận nhân tạo, chị Huề phải để 2 con lại cho chồng chăm sóc để lên TP.HCM chữa trị.
Văn Đức
" alt=""/>Tin nóng :Lần đầu tiên tại VN, hai gia đình hoán đổi thận để cứu con