Nhà phân tích Ming Chi Kuo của hãng nghiên cứu TFI Asset Management cho biết năm 2022 sẽ là một năm quan trọng đối với mảng kinh doanh thiết bị đeo của “táo khuyết”. Cùng với việc ra mắt tai nghe AirPods Pro mới vào mùa thu, Apple được trông đợi sẽ công bố sản phẩm headset AR được đồn đại từ lâu.
Theo báo cáo của ông Kuo, trong quý cuối năm 2021, Apple bán được tổng cộng 90 triệu cặp AirPods, trong đó có 27 triệu cặp thế hệ mới nhất. Doanh số này đóng góp vào mức tăng trưởng 20% của mảng kinh doanh thiết bị đeo so với năm 2020.
Trong khi iPhone vẫn là sản phẩm quan trọng nhất và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty, Apple đã tập trung xây dựng hệ sinh thái phụ kiện xoay quanh chiếc điện thoại của mình.
Các sản phẩm thiết bị đeo không đột phá về doanh thu, nhưng đã chiếm phần lớn đáng kể trong dòng “Sản phẩm khác”, bao gồm các phụ kiện khác như ốp lưng iPhone và dây sạc. Trong quý IV/2020, mảng “Sản phẩm khác” đạt gần 13 tỷ USD doanh thu.
Apple đã ra mắt phiên bản mới của AirPods cuối năm ngoái, có nhiều tính năng tương tự trên bản Pro, ngoại trừ tính năng khử tiếng ồn. Hiện người mua có thể lựa chọn 4 mẫu AirPods khác nhau, giá từ 129 USD tới 549 USD.
Chuyên gia Kuo cũng cho biết, AirPods thế hệ tiếp theo sẽ mang thiết kế mới và có thể phát ra tiếng “bíp” báo hiệu khi người dùng làm rơi tai nghe, cùng với phần cứng âm thanh phục vụ phát nhạc tốt hơn. Ông Kuo dự báo doanh số AirPods Pro mới có thể đạt 20 triệu đơn vị trong năm nay.
Theo Bloomberg, headset AR của Apple có thể được giới thiệu sớm nhất vào mùa xuân 2021 và chính thức lên kệ vào cuối năm. Trong khi đó, Meta, công ty mẹ của Facebook đã lên kế hoạch phát hành sản phẩm headset thực tế ảo cao cấp hơn trong năm nay. Ngoài ra, Bloomberg cũng đưa tin Apple sẽ ra mắt Apple Watch phiên bản mới trong năm 2022, trong đó có một phiên bản “nồi đồng cối đá”.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Vốn hóa của Apple vừa đạt mốc 3.000 tỷ USD trong ngày đầu giao dịch đầu năm 2022 vào hôm qua (3/1) khi cổ phiếu hãng sản xuất iPhone chạm mốc 182,86 USD.
" alt=""/>Mảng thiết bị đeo của Apple hứa hẹn bùng nổ trong năm 2022Mẹ của một bé gái 10 tuổi đã chia sẻ trên Twitter câu chuyện rùng mình suýt chút nữa có một cái kết tàn khốc khi trợ lý ảo Alexa của Amazon đưa ra “thử thách” cho cô bé cắm đầu dây sạc điện thoại vào ổ điện và dùng đồng xu chạm vào phần ngạnh lộ ra.
Alexa đưa ra lời khuyên suýt lấy mạng bé gái
Người mẹ, Kristin Livdahl (tài khoản @klivdahl) đã đăng trên Twitter tình huống liên quan tới Alexa, trợ lý ảo thường được trẻ em yêu cầu đưa ra các trò chơi hay thử thách đơn giản để giải trí. Ứng dụng này cũng không phải trợ lý ảo duy nhất có thể khiến người dùng tử vong nếu nghe theo lời khuyên. Hồi tháng 10, một người dùng đã chia sẻ trên Twitter rằng nếu bạn hỏi Google cách xử lý khi bị động kinh thì câu trả lời lại là những điều ngược lại không nên làm.
Khi đó, The Verge đã xác thực tình huống dù bây giờ các thông tin nguy hiểm và sai lệch không còn hiện ra khi bạn hỏi Google câu tương tự.
Cụ thể, 3 tháng trước, nếu bạn hỏi Google Search cách thức xử lý sau khi gặp một cơn động kinh, câu trả lời là: “Giữ nạn nhân nằm xuống và không cho họ cử động. Đặt vật chắn vào miệng nạn nhân (có thể gây tổn thương răng hay xương hàm). Tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc các cách thức hỗ trợ thở đường miệng khi lên cơn co giật. Cho nạn nhân ăn hoặc uống nước đến khi tỉnh táo trở lại”.
So sánh câu trả lời này với thông tin thực tế từ trang web, thì tất cả các hành động trên đều là những việc không nên làm đối với nạn nhân động kinh.
Các sơ suất về y tế trên Google có thể dẫn tới tử vong
Việc khuyến nghị người động kinh làm những việc họ không nên làm có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Đôi khi, vấn đề không phải là Google làm sai câu trả lời, mà nó đã hiểu sai chứng bệnh ngay từ đầu. Trong một tình huống, Google đã đưa ra kết quả liên quan chứng hạ huyết áp thế đứng trong khi người dùng tìm kiếm về tăng huyết áp thế đứng.
Trong trường hợp này, hạ huyết áp chỉ áp lực máu thấp khi nạn nhân đang ngồi hoặc nằm mà đứng dậy đột ngột, còn tăng huyết áp là hiện tượng trái ngược hoàn toàn khi áp lực trong máu tăng lên trong vòng 3 phút khi nạn nhân đứng lên.
Một ví dụ khác, một người dùng Twitter đã chia sẻ việc nếu tìm kiếm bộ phát Bluetooth trên Amazon, bạn sẽ được trả kết quả là các bộ thu Bluetooth bán chạy nhất.
Amazon ngay lập tức đã sửa lỗi trên Alexa, khẳng định “Alexa được thiết kế để cung cấp các thông tin chính xác, phù hợp, cũng như hữu ích cho người dùng”, người phát ngôn của công ty phản hồi về vụ việc. “Ngay sau khi phát hiện lỗi này, chúng tôi đã nhanh chóng sửa lỗi và tiến hành các bước ngăn chặn điều tương tự xảy ra trong tương lai”.
Nếu trẻ em có quyền truy cập vào một công cụ tìm kiếm, các phụ huynh cần phải giải thích đầy đủ cho con em việc không được tin mọi thứ xuất hiện trên Internet. Hãy tưởng tượng tới hậu quả nếu cô bé 10 tuổi kia làm theo thách thức “quái đản” đưa ra bởi Alexa. Các bậc cha mẹ cũng nên quan sát cẩn thận những gì con cái đang làm trên Internet. Chỉ cần một thông tin sai lệch từ trợ lý kỹ thuật số cũng có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Vinh Ngô (Theo PhoneArena)
Nghiên cứu tại Việt Nam và một số nước khác cho thấy trẻ vị thành niên có khả năng tiếp xúc với các thử thách độc hại trên mạng, phụ huynh cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ từ vấn nạn này?
" alt=""/>Bé gái 10 tuổi suýt chết vì nghe theo loa thông minhNhấn mạnh bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nói riêng đang là mối quan tâm chung của xã hội, ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội và mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đồng hành tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” đều coi việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em là mối ưu tiên hàng đầu.
Đại diện TikTok Việt Nam đánh giá cao sáng kiến Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cùng sự bảo trợ của 3 Bộ: TT&TT, GD&ĐT, LĐTB&XH trong việc tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”.
“Đây không chỉ là cuộc thi để cho các em học sinh, mà còn là hoạt động để các em cùng với gia đình, bố mẹ, thầy cô có được kiến thức để bảo vệ con em mình trên môi trường mạng. Chúng tôi tin rằng với cuộc thi được tổ chức rất quy mô, được sự hỗ trợ lan tỏa bởi các cơ quan truyền thông thì sau 3 tháng, 6 tháng nữa các phụ huynh, học sinh Việt Nam sẽ có nhiều kiến thức hơn để có thể tự bảo vệ mình”, ông Nguyễn Lâm Thanh chia sẻ.
Đại diện Bộ LĐTB&XH, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho hay, có rất nhiều lợi ích khi trẻ em tham gia môi trường mạng. Nhưng bên cạnh đó, các em gặp rất nhiều rủi ro cũng như nguy cơ xâm hại trên môi trường mạng.
Theo thống kê của Tổng đài 111 trực thuộc Cục Trẻ em, trong năm 2020 có 229 cuộc gọi đến Tổng đài liên quan đến tư vấn cũng như hỗ trợ can thiệp các ca xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Đến năm 2021, con số này tăng lên gấp đôi: 458 cuộc gọi kể cả tư vấn về trẻ em trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ can thiệp các ca trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.
“Do vậy, việc trang bị “vắc xin số” để các em có những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên mạng là rất cần thiết, cần sự vào cuộc của các bên”, bà Nguyễn Thị Nga nói.
![]() |
Cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" 2022 sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các em học sinh, phụ huynh và nhà trường. |
Ở góc độ của cơ quan chủ trì Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, tại Việt Nam, 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1 - 3 tiếng.
Môi trường Internet mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho trẻ em như cung cấp kiến thức, thông tin; tương tác, chia sẻ, kết nối; vui chơi, giải trí hấp dẫn, đa dạng. Tuy vậy, Internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với nhóm đối tượng là trẻ em - vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, mọi hoạt động làm việc, học tập hầu hết diễn ra trực tuyến, kéo theo gia tăng những nguy cơ, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng như: Tiếp cận với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm, thông tin tiêu cực, vi phạm pháp luật…) làm lệch lạch suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; Phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ; Bắt nạt trực tuyến; Sử dụng quá mức và nghiện Internet; Bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, mại dâm, bị xâm hại tình dục,…
“Với vấn đề nêu trên, cách tốt nhất là trang bị cho trẻ các kiến thức, kỹ năng, công cụ cần thiết, những thứ có thể coi như là “vắc xin số” để trẻ em có thể tự bảo vệ, tự phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng”, ông Nguyễn Thành Phúc cho hay.
Năm 2022 là lần đầu tiên Việt Nam có một cuộc thi về an toàn thông tin mạng dành riêng cho đối tượng là trẻ em, các công dân số tương lai của đất nước. Theo kế hoạch, hệ thống thi thử sẽ được mở tại địa chỉ thihsattt.vn từ ngày 16/2/2022. Các thí sinh được thử thi không hạn chế số lần. Thời gian thi chính thức dự kiến kéo dài từ 3/3 đến 24/3/2022. Đề thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút. Các câu hỏi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng." alt=""/>TikTok Việt Nam: Ngay cả bố mẹ, thầy cô cũng thiếu kỹ năng để an toàn trên mạng