|
Trong giai đoạn thí điểm từ năm 2009, Dự án đã được thực hiện tại 99 điểm truy nhập Internet công cộng là các điểm BĐVHX và các Thư viện tại Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh. Tiếp đó, Dự án mở rộng đã được triển khai rộng khắp tại 40 tỉnh, trong đó có hải đảo như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Phú Quý (Bình Thuận).
Sau 5 năm triển khai Dự án, 11.870 hệ thống máy tính với thiết bị phụ trợ đã được lắp đặt tại 1.900 điểm tiếp nhận Dự án, đưa tỉ lệ máy tính đầu tư tại điểm tăng 96,7%, tỉ lệ máy kết nối Internet tăng 95,6%; 12 triệu lượt người dân nông thôn đã được tiếp cận với máy tính và Internet với gần 15,5 triệu giờ truy nhập hữu ích. Để phát huy hiệu quả thiết thực của cơ sở hạ tầng thông tin, Dự án xây dựng 3 Trung tâm đào tạo vùng, 28 trung tâm đào tạo tỉnh; Đào tạo được 14.718 lượt cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Hoạt động của Dự án đã được phản ánh qua gần 2.000 tin /bài /phóng sự báo trên báo chí, truyền hình và gần 50.000 lượt tuyên truyền trên các hệ thống truyền thanh địa phương. 5.811 sự kiện truyền thông được tổ chức, thu hút hơn 300 ngàn người đến tham dự. Những thành công có thật trong đời sống nhờ Inernet đã được chia sẻ trong 03 kỳ của Cuộc thi “Máy tính cho cộng đồng thay đổi cuộc sống”, mang lại những Giải thưởng đầy ý nghĩa.
|
|
Dự án cũng đẩy mạnh triển khai hợp phần nội dung, gồm: Xây dựng Cổng thông tin điện tử Dự án www.bmgf-mic.vn; Xây dựng các bộ sưu tập số về giáo dục, văn hóa giải trí, y tế sức khỏe, nông nghiệp, văn bản chính sách, phát triển kinh tế, tổng hợp các video về phát triển nông nghiệp; Cung cấp dịch vụ Trường học trực tuyến (miễn phí) cho học sinh tiểu học; Đầu tư bổ sung trang thiết bị tại cổng thông tin của Dự án và các thư viện tỉnh như; Hỗ trợ các thư viện tỉnh trở thành trung tâm vệ tinh cung cấp thông tin cho người dân địa phương.
Từ năm 2015, Dự án có một bước đi mới là ký kết hợp tác với các cơ quan, tổ chức như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội Người khuyết tật, Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO)… để tăng cường vận động, khuyến khích các đối tượng cư dân tiếp cận và thụ hưởng những lợi ích của Internet, ứng dụng vào đời sống. Thành quả thiết thực nhất mà sự hợp tác mang lại - Đó là xây dựng thành công các mô hình ứng dụng máy tính và Internet trong đời sống của người dân nông thôn, để lan tỏa và nhân rộng. Lần đầu tiên ở Việt Nam, dự án BMGF-VN đã cùng với Thư viện tỉnh Đồng Tháp, thư viện huyện Sa Đéc xây dựng được phòng máy để phục vụ riêng cho người khiếm thính, khiếm thị đi vào hoạt động rất hiệu quả và đầy tính nhân văn. Mô hình đã được đại diện Nhà tài trợ đánh giá “Là một trong những mô hình sáng tạo độc đáo giàu tính nhân văn của riêng Việt Nam”.
Mô hình Internet góp phần Xây dựng nông thôn mới đã được Dự án phối hợp với Hội Nông dân, Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc thực hiện thành công. Lớp học “Thoát nghèo, vươn lên làm giàu” tại Điểm Truy nhập công cộng như ở xã Bình Tú (Huyện Thăng Bình) đã được nhân lên tại 9 điểm khác ở Quảng Nam cũng như trở thành mô hình cho tất cả các địa phương. Từ những lớp học thiết thực này, bằng ý chí, sáng tạo nhiều người dân nông thôn đã thực sự làm giàu, thậm chí có người đã trở thành triệu phú. Mặc dù mới ở giai đoạn ban đầu xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin nhưng việc triển khai Dự án BMGF-VN đến tận tuyến xã, kể cả những xã vùng cao khó khăn hay biên giới, hải đảo đã gợi mở triển vọng về việc hình thành Chính phủ điện tử ở nông thôn. Chia sẻ tầm nhìn về vai trò của tri thức trong việc thay đổi cuộc sống cộng đồng một cách tích cực, hình thành xã hội học tập, khuyến khích “Học tập suốt đời”, Dự án đã tạo cơ hội để người dân nông thôn sử dụng máy tính phục vụ nhu cầu thông tin văn hóa, giải trí; Ứng dụng trao đổi trực tuyến; Các nội dung giáo dục, việc làm cũng như các lĩnh vực y tế, chính phủ điện tử và phát triển kinh tế…
Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban chỉ đạo Dự án, Việt Nam tin tưởng vào việc duy trì hiệu quả Dự án một cách bền vững trong thời gian tới vì đã chủ động xây dựng và thực thi hệ thống giải pháp đồng bộ: Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm, máy tính; Bảo đảm chất lượng đường truyền, đường điện ổn định; Tiếp tục đào tạo cán bộ trực điểm để cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới; Bảo đảm nguồn kinh phí duy trì hoạt động bằng việc thể chế hóa bằng văn bản quy định chính sách đầu tư, tài chính cho các điểm tiếp nhận Dự án; Thể chế hóa việc duy trì bền vững cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin…
" alt=""/>5 năm triển khai Dự án BMGF