Linh Chi
Đạp gió 2023: Chi Pu lọt top 8, được khen ngoại hình sáng nhưng hát yếuMang đến ca khúc 'Đóa hoa hồng' trong tập 1 của Đạp gió 2023, dù ngoại hình sáng sân khấu, Chi Pu gây tranh cãi vì giọng yếu, thều thào.Hà Hồ bay bổng, Hà Tăng đẹp lôi cuốn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Estoril, 22h30 ngày 18/1: Chủ nhà đang sung -
Loại pin duy nhất mà chúng ta đang sử dụng hiện nay là pin điện hóa, một thiết bị tạo ra năng lượng điện từ các phản ứng hóa học. Dung lượng của loại pin này về cơ bản là rất thấp, ngay cả khi nó chỉ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho một chiếc iPhone hay chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Về cấu tạo, loại pin này thường được làm bằng một cặp điện cực: một đầu là kim loại (chẳng hạn như lithium), và một đầu là phi kim loại (ví dụ như carbon).
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Wayne State University ở Detroit đã tìm cách nghiên cứu công nghệ sản xuất pin theo một hướng khác biệt, đó là biến các loại tảo độc hại với môi trường thành các cặp điện cực với chi phí thấp, dung lượng cao, có thể được sử dụng trong pin natri-ion.
Tảo có trong tự nhiên (theo Janelle Lugge/Shutterstock)
Đôi lúc, tảo phát triển ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng có thể nhận được nguồn cung quá mức các chất dinh dưỡng từ tự nhiên hoặc từ các hóa chất công nghiệp và nông nghiệp bị rò rỉ vào ao, sông, hồ. Khi số lượng tảo lớn, chúng thường giải phóng các chất độc hại với nồng độ cao vào môi trường nước và giết chết cá, động vật có vú hay cả chim chóc. Sự phát triển quá mức này của tảo màu màu xanh pha giữa xanh nước biển và xanh lá (tên khoa học là cyanobacteria) được giới khoa học đánh giá là sự bùng nổ của tảo độc (tên viết tắt trong tiếng anh là HAB).
Hồ Erie, một trong hồ lớn nhất tại Bắc Mỹ đã phải gánh chịu nhiều đợt xâm lấn của HAB vào tháng tám năm ngoái. Hệ thống nước độc hại đến mức nửa triệu người dân ở gần Toledo, Ohio phải rời đi vì không có nước sử dụng trong một khoảng thời gian. Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến những thiệt hại về môi trường khi HAB tấn công thì một nhóm các nhà khoa học - dẫn đầu bởi Tiến sĩ kỹ sư môi trường Da Deng - có cách tiếp cận hoàn toàn khác.
Chế tạo điện cực trong pin từ tảo
Trong một chuỗi các thí nghiệm mà nhóm của ông thực hiện, nhóm đã tiến hành nướng tảo trong khí argon ở nhiệt độ lên tới 1.000o C. Việc làm này đã chuyển đổi các cyanobacteria thành một vật liệu được gọi là "carbon cứng", có dung lượng lớn và có thể sử dụng để thay thế cho than chì vốn được sử dụng trong hầu hết các loại pin hiện nay.
Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại về mặt lý thuyết, nó vẫn chưa được thử nghiệm trên một quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra một số lợi ích đặc biệt của công nghệ này: carbon cứng có nguồn gốc từ tảo có thể được chế tạo một cách nhanh chóng mà không cần có đất là một lợi thế rất lớn so với quá trình chế tạo điện cực carbon từ xăng dầu vốn mất nhiều thời gian và không gian. Ngoài ra, công nghệ này còn làm giảm số lượng tảo HAB, giúp giảm nhẹ thiệt hại về môi trường gây ra bởi loại tảo này. Quy trình xử lý bằng nhiệt đơn giản đối với các mẫu HAB cho thấy nguồn cung phong phú về vật liệu điện cực cho các loại pin natri-ion, giúp cải thiện rõ rệt khả năng cấp điện cho các thiết bị.
Pin lithium-ion hiện vẫn là công nghệ nổi trội được sử dụng ngày nay, nhưng trên thế giới, các nguồn lithium đang bị cạn kiệt nhanh chóng, và natri là nguyên liệu thay thế sẽ được sử dụng phổ biến hơn, cũng như ít độc hại hơn. Nhưng với Pin natri, bạn phải mất nhiều thời gian để sạc hơn.
Mặc dù, công nghệ mới này cung cấp nhiều thành phần dồi dào cho việc chế tạo pin dung lượng cao, có thể sẽ phải mất một thời gian trước khi bạn nhìn những miếng tảo đã qua xử lí trong chiếc điện thoại thông minh của mình.
"> Biến tảo độc thành pin dung lượng lớn Bí mật ít biết về điện thoại iPhone của AppleThiết bị đầu tiên trên thế giới có tên gọi iPhone là một mẫu điện thoại để bàn, do công ty InfoGear sản xuất. Ảnh: CNET
Trong thực tế, điện thoại iPhone đã tồn tại từ rất lâu trước khi Apple giới thiệu sản phẩm mang tên iPhone đầu tiên của hãng vào năm 2007. Mọi người cũng đã sử dụng các mẫu điện thoại iPhone không do Apple sản xuất để gọi điện và truy cập Internet.
Theo các chuyên gia, thiết bị đầu tiên trên thế giới có tên gọi iPhone được công ty InfoGear, có trụ sở ở California, Mỹ tung ra thị trường vào năm 1998. Sản phẩm này được quảng cáo là một mẫu "điện thoại cảm ứng Internet". Hiển nhiên, đây không phải là smartphone, nhưng ít nhất nó cũng được trang bị một số tính năng của smartphone ngày nay.
InfoGear iPhone là điện thoại để bàn, sở hữu một màn hình cảm ứng trắng - đen có độ phân giải 640 x 480 pixel kèm một bút cảm ứng, một bàn phím trượt QWERTY, khả năng truy cập mạng và email cũng như 2MB Ram, đủ cho "ít nhất 200 địa chỉ email".
Thiết bị từng được bán với giá gần 500 USD. Và khách hàng còn phải trả khoản phí riêng rẽ để truy cập Internet, khởi điểm là 9,95 USD/tháng hoặc trọn gói 19,95 USD nếu họ muốn "lướt web không giới hạn".
Một mẫu thiết kế iPhone khác của InfoGear. Ảnh: CNET Song, InfoGear iPhone dường như đi trước thời đại. Sau khi một mẫu tái thiết kế trình làng vào năm 1999, công ty InfoGear đã ngưng sản xuất iPhone. Đến đầu những năm 2000, công ty mạng lớn nhất thế giới Cisco Systems đã mua lại InfoGear, nên cái tên iPhone và hãng sản xuất cũng đổi chủ. Từ năm 2006, Cisco đã sử dụng tên Linksys iPhone cho một mẫu điện thoại VoIP của hãng.
Đến đầu năm 2007, Steve Jobs xuất hiện trên sân khấu của hội nghị Macworld năm đó để tuyên bố về chiếc iPhone đầu tiên của Apple. Cisco nhanh chóng khởi kiện Táo khuyết vi phạm nhãn hiệu thương mại. Tuy nhiên, tranh chấp đã được giải quyết ổn thỏa trước khi smartphone iPhone của Apple tung ra thị trường vào tháng 6/2007.
Mặc dù không tiết lộ chuyện tiền bạc trong thỏa thuận, nhưng Apple và Cisco đã nhất trí rằng, cả hai đều có quyền sử dụng tên iPhone. Dẫu vậy, người ta không hề thấy bất kỳ Cisco iPhone nào kể từ đó. Và hiện nay, bất kỳ khi nào nhắc tới tên iPhone, người ta đều nghĩ ngay đến Apple.
Tuấn Anh (Theo CNET)
"> Phần mềm giúp điều khiển smartphone bằng mắtNhóm nghiên cứu đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT), đại học Georgia và Viện Thông tin Max Planck (Đức) này hiện đã có thể "huấn luyện" cho phần mềm nhận diện chính xác xem người dùng đang nhìn vào đâu trên màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.
Độ chính xác của phần mềm ngày càng được cải thiện theo thời gian khi hệ thống thu thập dữ liệu nhiều hơn. Để đạt được khả năng này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra ứng dụng có tên GazeCapture, giúp thu thập dữ liệu về cách thức người dùng nhìn chiếc điện thoại trong các môi trường khác nhau.
GazeCapture sử dụng camera trước của điện thoại để ghi lại các chuyển động mắt. Dữ liệu sau đó sẽ được dùng để "huấn luyện" phần mềm iTracker (hiện đã chạy trên iPhone). Camera điện thoại sẽ ghi lại khuôn mặt người dùng, trong khi phần mềm sẽ phân tích các thông tin như vị trí, hướng đầu và mắt để xem người dùng đang tập trung vào điểm nào trên màn hình.
Theo nhóm nghiên cứu, tới nay đã có khoảng 1.500 người sử dụng ứng dụng GazeCapture. Khi số lượng người dùng tăng lên 10.000, độ chính xác về nhận dạng của iTracker sẽ được nâng lên cấp độ mới.
">